Vitamin và khoáng chất trong Hành - Gừng - Tỏi - Ớt
Gia vị thực vật thiên nhiên như quế, ớt, hồi đều có mùi thơm cay, nồng, có thể làm tăng thêm mùi thơm vị tươi cho thức ăn, khử mùi tanh hôi, tăng cường khẩu vị.
Trong cuộc sống, tuy gia vị chỉ được dùng với số lượng không nhiều nhưng lại chứa một lượng nhất định về nguyên tố khoáng chất và vitamin, có thể bổ sung thêm cho các thức ăn chính như thịt và rau, có tác dụng cân bằng dinh dưỡng. Dầu mỡ là một loại rất quan trọng trong đồ gia vị, nó không chỉ có thể điều hòa các loại mùi vị, mà còn làm cho thức ăn tránh bị xào cháy quá sớm, là thứ không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày. Trong dầu mỡ còn chứa các chất dinh dưỡng như vitamin E và axit béo, là nguồn thức ăn quan trọng để đề phòng bệnh về mạch máu tim, não. Đồ gia vị loại đã chế biến có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, tăng thêm vị tươi, khử mùi tanh hôi, thay đổi khẩu vị, tăng thêm màu sắc và cân bằng axit - bazơ.
Hành (hành củ, hành lá)
Hành là thức ăn luôn có hằng ngày trong bếp. Có loại hành củ to, có loại hành lá (gọi là hành hoa). Chúng không chỉ là đổ gia vị mà còn có thể phòng chữa được bệnh tật, là vị thuốc rất tốt. Hành củ thường dùng để xào nấu, hành hoa dùng để ăn sống hoặc trộn nộm.
* Công dụng:
Hành chứa nhiều vitamin C, có tác dụng giãn mao mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu. Những người ăn hành thường xuyên có thể làm tăng cân nhưng cholesterol lại không tăng và làm cho cơ thể khỏe mạnh.
Hành chứa nguyên tố vi lượng selen và có thể làm giảm hàm lượng Nitrites trong dịch vị, có tác dụng nhất định trong việc đề phòng ung thư dạ dày và các bệnh ung thư khác.
Hành chứa dầu bay hơi và chất cay có tính kích thích, có thể khử mùi tanh hôi và mùi lạ trong thức ăn dầu mỡ. Hành có tác dụng diệt khuẩn tương đối mạnh, có thể kích thích tiết ra dịch tiêu hóa, tăng sự thèm ăn.
Hành còn có tác dụng làm toát mồ hôi, khử đờm, lợi tiểu, là một vị thuốc đông y chữa cảm.
* Những người dùng thích hợp:
Những người bình thường đều có thể ăn được. Những người lao động trí óc nên ăn nhiều hơn.
* Lượng dùng: Mỗi lần 10g.
* Chú ý:
- Lá hành chứa nhiều carotene không nên vứt đi.
- Hành có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi rất mạnh, những người hôi nách mùa hè thận trọng khi ăn, người nhiều mồ hôi không nên ăn.
- Ăn quá nhiều hành sẽ hại mắt.
- Những người bị bệnh đường ruột, dạ dày nhất là những bệnh viêm loét không nên ăn nhiều.
Gừng
Gừng là một loại gia vị rất quan trọng, đồng thời cũng có thể dùng làm rau ăn, và nó còn là một vị thuốc đông y rất quan trọng. Vị cay và mùi thơm đặc biệt của gừng có thể thấm vào trong thức ăn làm cho nó tươi ngon, thơm mát.
* Công dụng
Khi ăn cơm không thấy thơm hoặc ăn cơm ít có thể ăn thêm mấy lát gừng hoặc cho thêm một ít gừng non vào trong thức ăn sẽ làm tăng sự thèm ăn.
Gừng là thuốc đông y dùng để chữa nôn, cảm. Gừng sống còn có tác dụng giải độc diệt khuẩn. Ngày thường, khi chúng ta ăn trứng muối hoặc ăn đồ thủy sản tôm, cá, cua, thường rắc lên ít gừng hoặc nước gừng.
Gừng có tác dụng lưu thông khí huyết, chữa cảm lạnh. Khi bị cảm, bị lạnh có thể uống một chút nước gừng sẽ làm cho người dễ chịu, đề phòng được cảm cúm.
Khi cơ thể tiến hành công năng chuyển hóa bình thường sẽ sinh ra một chất có hại - đó là nhóm oxy tự do, có thể gây ra ung thư và lão hóa. Chất cay trong gừng sống sau khi vào cơ thể sẽ sinh ra một loại men chống oxy hóa, nó có thể chống lại các nhóm oxy tự do, và còn mạnh hơn rất nhiều so với vitamin E, cho nên ăn gừng tươi sẽ chống suy lão, người già ăn gừng thường xuyên sẽ chữa được "vết nám do tuổi già".
* Những người dùng thích hợp: Tất cả mọi người đều ăn được.
* Lượng dùng: Mỗi lần khoảng 10g.
* Chú ý:
- Không nên ăn quá nhiều gừng trong một lần, để tránh hấp thu quá nhiều chất cay sẽ kích thích thận trong quá trình lọc thải qua thận và sinh ra các triệu chứng bốc hỏa như khô miệng, đau họng, táo bón.
- Gừng thối hỏng, đông cứng không nên ăn vì gừng đã biến chất sẽ gây ra chất ung thư.
- Gừng nóng cho nên chỉ dùng làm thuốc trong trường hợp bị lạnh, những người bị nóng trong khi ăn phải thận trọng.
Tỏi
Tỏi là một thứ gia vị không thể thiếu được khi nấu nướng chế biến thức ăn. Phần lớn các món ăn xào nấu đều dùng tỏi. Trong lịch sử, người nghiện ăn tỏi sớm nhất là quốc vương Babylon cổ cách đây 4500 năm. Theo ghi chép thì vị vua này hạ lệnh cho thần dân phải cống tỏi cho cung vua để thỏa mãn thú vui ăn uống của ông. Người Việt Nam thường dùng tỏi để xào các món ăn hoặc pha nước chấm. Tỏi không những là gia vị mà còn là một vị thuốc phòng bệnh. Người ta thường gọi tỏi là "thuốc kháng sinh trong thiên nhiên".
* Công dụng:
Trong tôi có một chất cay là propylene sulñde có khả năng diệt khuẩn bằng 1/10 penicillin, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng, có thể để phòng cảm cúm, chứng viêm nhiễm vết thương, chữa các bệnh lây nhiễm và tẩy giun.
Tỏi có tác dụng giảm mỡ máu, đề phòng bệnh vành tim và xơ cứng động mạch, có thể đề phòng tắc nghẽn mạch máu.
Tỏi có hoạt tính bảo vệ gan, làm cho tế bào gan thoát khỏi các men độc, có thể ngăn chặn sự hợp thành của các chất gây ung thư như nitrosamine, từ đó đề phòng được bệnh ung thư.
Những năm gần đây, do kết cấu bữa ăn của mọi người không hợp lý, cho nên cơ thể hấp thu selen bị giảm, làm cho việc hợp thành Insulin giảm.
Tỏi chứa tương đối nhiều selen, cho nên ăn tỏi sẽ có tác dụng nhất định cho việc hợp thành insulin của cơ thể. Chính vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều tôi sẽ giảm bệnh.
Ăn tỏi thường xuyên sẽ kéo dài tuổi thọ, chống suy lão. Hoạt tính chống oxy hóa của tỏi hơn hẳn nhân sâm.
Những người thường xuyên tiếp xúc với chì hoặc có nguy cơ bị ngộ độc chì, ăn nhiều tối sẽ đề phòng được ngộ độc chì.
* Những người dùng thích hợp: Những người không bị bệnh đường tiêu hóa đều ăn được.
* Lượng dùng: Mỗi lần 1 - 4 nhánh.
* Chú ý:
- Tỏi đã lên mầm thì hiệu quả chữa bệnh kém.
- Tỏi ngâm không nên để quá lâu để tránh phá hoại thành phần có ích.
- Tôi sợ nhiệt, khi gặp nóng sẽ phân giải rất nhanh, tác dụng diệt khuẩn của nó sẽ bị giảm. Vì vậy, muốn đề phòng và chữa bệnh lây nhiễm, cảm cúm phải ăn sống.
- Tỏi có thể làm cho dịch vị tiết ra nhiều hơn, chất cay có tác dụng kích thích, những người bị bệnh đường ruột, nhất là viêm loét dạ dày và tá tràng thì không nên ăn tỏi.
- Ăn tỏi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị lực.
- Bệnh nhân bệnh gan ăn quá nhiều tỏi có thể sinh ra giảm công năng gan.
Ớt
Ớt xanh dùng làm rau, ớt đỏ khô dùng làm gia vị. Người Ấn Độ gọi ớt là "bít tết đỏ", người Mêhicô coi ớt là thức ăn của quốc gia. Người Trung Quốc rất coi trọng ớt, thậm chí còn nghĩ nếu không có ớt thì không thể làm cơm được.
* Công dụng:
Ớt chứa nhiều vitamin C, có thể hạn chế bệnh tim, xơ cứng động mạch vành, giảm cholesterol, chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể đề phòng được bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác, có thể làm thông đường hô hấp, chữa ho, cảm cúm.
Khi ăn không thấy ngon hoặc ăn kém thì có thể cho thêm một chút ớt lên thức ăn để kích thích ăn uống, làm cho ăn được nhiều hơn.
Ớt có tác dụng làm thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể làm giảm các triệu chứng: sợ lạnh, đau đầu, lạnh cứng...
Ớt có chứa một chất đặc biệt có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đạt được hiệu quả đốt cháy chất béo trong cơ thể, từ đó có tác dụng giảm béo. Chất này còn có thể thúc đẩy tiết ra hormon có tác dụng bảo vệ và dưỡng da, là đồ "mỹ phẩm" của phụ nữ.
* Những người dùng thích hợp:
Tất cả những người dùng khỏe mạnh bình thường đều có thể ăn được.
* Lượng dùng:
- Ớt tươi mỗi lần 100g.
- Ớt khô mỗi lần 10g.
* Chú ý:
Khi chế biến ớt xanh phải nắm chắc độ lửa. Do vitamin C không chịu được nhiệt dễ bị phá hủy, tránh dùng đồ nấu bằng đồng.
Khi ăn ớt quá nhiều sẽ hại cho sức khỏe, vì chất cay quá nhiều sẽ kích thích mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột làm cho đau dạ dày, ỉa chảy và làm cho hậu môn bị đau rát, dẫn đến bệnh đau dạ dày và làm cho bị trĩ chảy máu. Vì vậy những người bị viêm thực quản, viêm ruột, viêm loét dạ dày và trĩ thì nên ăn ít hoặc kiêng ăn.
Ớt là thức ăn nóng nhiệt, những người nóng nhiệt âm suy hỏa vượng, huyết áp cao, lao phổi khi ăn phải thận trọng.