Vitamin và khoáng chất trong Dưa vàng - Dâu tằm - Hồng - Táo nhỏ

Vitamin và khoáng chất trong Dưa vàng - Dâu tằm - Hồng - Táo nhỏ

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng  β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.

Dưa vàng 

Dưa vàng chứa khoảng 15% đường, mùi vị ngon đặc biệt, hơi có mùi vị của bơ, có mùi thơm của chanh nhưng lại ngọt như mật, rất hấp dẫn. Dưa vàng không những ngon mà dinh dưỡng rất phong phú, giá trị thuốc cao. 

* Công dụng: 

Dưa vàng có tác dụng thanh nhiệt giải khát, là thức ăn giải nhiệt trong mùa hè.

Ăn dưa vàng sẽ có tác dụng thúc đẩy công dụng tạo máu, có thể dùng làm thức ăn chữa thiếu máu. Đông y cho rằng dưa vàng tính hàn, có tác dụng chống đói, nhuận tràng, ích khí, thanh nhiệt, bổ phổi chữa ho, thích hợp cho bệnh nhân bệnh thận, dạ dày, ho dòm, thiếu máu và táo bón. 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày khoảng 90g. 

* Chú ý: 

- Dưa vàng phải nâng đỡ nhẹ nhàng, không được làm va đập xây xát vỏ. Dưa bị va đập rất dễ bị hỏng, không nên tích trữ. 

- Dưa tính hàn lạnh, không nên ăn quá nhiều để tránh đau bụng ỉa chảy. Những người bị phù, da vàng, đầy bụng, phân lỏng, ho và sau khi sinh con không nên ăn nhiều. 

- Dưa vàng chứa tương đối nhiều đường, bệnh nhân tiểu đường phải thận trọng khi ăn.

Dâu tằm 

Cách đây hơn 2000 năm, dâu đã là một loại thuốc bổ của các hoàng đế Trung Hoa. Do dâu sinh trưởng trong môi trường đặc thù cho nên nó có đặc điểm là sinh trưởng tự nhiên, không bị ô nhiễm. Dâu chứa nhiều protein hoạt tính, vitamin, axit amin, carotene, chất khoáng. Dinh dưỡng trong dâu hơn táo 5 - 6 lần, hơn nho 4 lần, và có nhiều công dụng được giới y học ca ngợi là "thuốc bổ tốt nhất của thế kỷ 21". Ăn dâu thường xuyên sẽ nâng cao được khả năng miễn dịch của cơ thể, có công dụng chống suy lão, làm đẹp da. 

* Công dụng: 

Dâu có tác dụng cải thiện việc cung cấp máu cho da tóc, nuôi dưỡng da tóc cho da trắng tóc đen, giảm lão hóa. Dâu là loại quả và thuốc rất tốt cho người già và trung niên chổng suy lão. 

Ăn dâu thường xuyên có thể làm sáng mắt, làm giảm triệu chứng mỏi mắt, khô mắt... 

Dâu có tác dụng thúc đẩy miễn dịch, tăng cường phản ứng tan trong máu, phòng tránh xơ cứng động mạch, thoái hóa xương khớp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa.

Dâu có thể thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào hồng cầu, phòng tránh bạch cầu giảm, có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh tiểu đường, thiếu máu, huyết áp cao, bệnh vành tim, suy nhược thần kinh... 

Ăn dâu thích hợp sẽ có lợi cho tiêu hóa, thúc đẩy tiết ra dịch vị, kích thích ruột nhu động và giải nhiệt giảm sốt. 

Đông y cho rằng: dâu tính hàn, vị ngọt, có tác dụng bổ gan dưỡng thận, nhuận tràng, sáng mắt, đen tóc... 

* Những người dùng thích hợp: 

Người lớn bình thường đều ăn được. Thích hợp hơn với phụ nữ, người già, trung niên và những người làm việc nhiều bằng mắt.

 * Lượng dùng: Mỗi ngày 20 - 30 quả (khoảng 30 - 50g). 

* Chú ý: 

- Dâu tằm có hai loại: đen và trắng, ăn tươi thì nên ăn loại có màu đen tím, đấy là thuốc bổ. 

- Dâu chưa chín không nên ăn. Khi làm mứt dâu không nên dùng đồ sắt. 

- Trong dâu có chứa chất có hoạt tính hòa tan trong máu và axit trong ruột, ăn quá liều lượng sẽ bị viêm ruột. Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều dâu, vì trong dâu có tanin có thể hạn chế men trypsin, ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt, canxi, kẽm của cơ thể.

- Những người tụy yếu phân nát, không nên ăn dâu. 

- Dâu chứa đường cao, bệnh nhân tiểu đường kiêng ăn.

Hồng 

Hồng là loại trái cây được mọi người ưa thích, hồng ngon ngọt, dinh dưỡng phong phú. Nhiều người còn thích ăn hồng ngâm, hồng khô. Giá trị dinh dưỡng của hồng rất cao, vitamin và đường trong hồng cao hơn hoa quả khác 2 - 3 lần. Nếu một người mỗi ngày ăn 1 quả hồng thì vitamin C hấp thu được về cơ bản là đáp ứng được nhu cầu trong một ngày. Cho nên ăn hồng rất bổ cho sức khỏe. 

* Công dụng: 

Giá trị dinh dưỡng của hồng rất phong phú, so với táo, hàm lượng kẽm và đồng trong táo là cao hơn hồng, còn các thành phần khác thì hồng chiếm ưu thế hơn. ở nước ngoài có câu: "Ăn táo hằng ngày thì bác sĩ phải xa bạn". Nhưng về việc đề phòng xơ cứng động mạch tim thì công năng của hồng còn vượt xa táo, cho nên ăn táo hằng ngày cũng không bằng ăn hồng hằng ngày. 

Hồng còn có một đặc điểm nữa là chứa iốt, cho nên những người bị bướu cổ do thiếu iốt có thể ăn hồng để bổ xung iốt. Người bình thường ăn hồng thường xuyên sẽ đề phòng được thiếu iốt. 

Hồng bổ phổi và dạ dày, có thể giải rượu, chữa ho, nhuận tràng, thanh nhiệt, cầm máu và lại chống đói. 

Hồng khô có tác dụng nhuận tràng, bổ phổi, cầm máu. 

* Những người dùng thích hợp: 

Dùng thích hợp với những người có công năng tỳ vị tiêu hóa bình thường. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày ăn một quả (khoảng l00g). 

* Chú ý: 

- Không nên ăn lúc đói, chỉ nên ăn sau khi bữa ăn cơm. Khi ăn hồng cố gắng ít ăn vỏ. 

- Lốp bột trắng bên ngoài hồng khô là tinh hoa của hồng không nên vứt bỏ. Ăn hồng khi đói dễ gây sỏi ở dạ dày. 

- Hồng chứa tanin dễ kết hỢp với sắt, từ đó gây cản trở cho việc hấp thu sắt của các thức ăn, cho nên những người thiếu máu nên ăn ít hồng.
Hồng và cua đều là thức ăn hàn lạnh cho nên không ăn cùng với nhau. 

Những người viêm dạ dày mãn tính, tiêu hóa kém, mổ cắt dạ dày... không nên ăn hồng. Hồng chứa nhiều đường, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.

Táo nhỏ 

Táo có đặc điểm nổi bật là hàm lượng vitamin cao. Có công trình nghiên cứu đã chỉ rõ: bệnh nhân ăn táo liên tục thì việc hồi phục sức khỏe sẽ nhanh hơn 3 lần so. với người chỉ uống thuốc không. Táo là vitamin thiên nhiên. 

* Công dụng: 

Táo có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và hạn chế tế bào ung thư. Nghiên cứu dược lý thì thấy táo có thể thúc đẩy sự hình thành tế bào trắng (bạch cầu), giảm cholesterol trong máu, bảo vệ gan. Trong táo còn chứa chất hạn chế tế bào ung thư chuyển hóa thành tế bào bình thường. 

Những người ăn táo thường xuyên rất ít bị sỏi mật, đó là do trong táo chứa nhiều vitamin c làm cho cholesterol dư thừa trong cơ thể chuyển biến thành dịch mật. Cholesterol đã ít đi thì tỉ lệ hình thành sỏi cũng giảm theo. 

Táo chứa nhiều canxi và sắt, chúng có tác dụng quan trọng trong việc chống loãng xương và thiếu máu. Người già và trung niên hay loãng xương, thanh thiếu niên và thiếu nữ đang trong thời kỳ phát triển nhanh dễ bị thiếu máu thì táo là thuốc chữa bệnh rất tốt đối với họ, hiệu quả của táo còn tốt hơn cả thuốc. Táo cũng có tác dụng bồi dưỡng rất tốt cho những người yếu sau khi ốm. 

Táo chứa chất làm mềm mạch máu, từ đó làm cho huyết áp giảm, có tác dụng phòng chữa bệnh huyết áp cao. 

Táo còn có thể chống dị ứng, khử mùi tanh, an thần, bổ não, gây hứng thú ăn uống. 

* Những người dùng thích hợp

- Là thuốc bổ thiên nhiên cho người già, trung niên, thanh thiếu niên và phụ nữ. 

- Là thuốc bổ điều dưỡng cho người ốm. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày 5 quả.

* Chú ý:

- Khi ăn táo tươi, vỏ táo dễ đọng lại trong ruột khó thải ra vì vậy không ăn. 

- Trong vỏ táo có nhiều chất dinh dưỡng nên khi đun sắc, nên để cả vỏ. 

- Ăn táo quá nhiều dễ sinh ra dịch vị nhiều và đầy bụng. Táo bị dập nát không nên ăn vì có vi sinh vật, nếu không sẽ bị ngộ độc.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...