Vitamin và khoáng chất trong Dứa - Sơn tra - Dừa - Chanh
Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.
Dứa
Dứa là loại trái cây nổi tiếng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Dứa có hình dáng đẹp, vị chua ngọt, nước nhiều, có mùi thơm đặc biệt, là loại trái cây được nhiều người ưa thích. Nếu trong phòng ở có một quả đứa thì cả phòng thơm nức mùi dứa.
* Công dụng:
Dứa có một chất hóa học có thể phân giải protein sau khi ăn thịt hoặc thức ăn dầu mỡ, ăn thêm một ít dứa sẽ rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, đứa xào thịt bò hoặc dứa hầm thịt vẫn là những món ăn có thể yên tâm ăn.
Dứa có tác dụng hòa tan cellulose và những chất đóng cục bị tắc trong các cơ quan tổ chức, có thể cải thiện được tuần hoàn máu bộ phận, chữa viêm nhiễm và phù nề. Nếu bạn bị viêm nhiễm, phù hoặc tắc nghẽn mạch máu, thì đồng thời với việc tích cực điều trị bạn có thể ăn thêm một chút dứa thì nhất định sẽ tốt hơn.
Dứa chứa đường, muối và men có tác dụng lợi tiểu, ăn hợp lý sẽ rất tốt cho bệnh nhân viêm thận, huyết áp cao.
Đông y cho rằng dứa có thể bổ tỳ vị, chữa ỉa chảy, giải khát.
* Những người dùng thích hợp:
Trừ những người bị bệnh viêm loét, bệnh thận, rối loạn chức năng máu ra còn những người khác đều ăn được.
* Lượng dùng: Mỗi lần 100g (khoảng 1/6 quả).
* Chú ý: Khi ăn dứa trước hết phải gọt mỏng vỏ, cắt thành miếng, sau đó cho vào trong nước muối nhạt ngâm 30 phút, sau đó dùng nước sôi để nguội ngâm rửa cho bớt mặn rồi mới ăn.
Trong nhà mới làm hoặc sửa chữa xong, nhiều người dùng dứa để hút hết mùi lạ, dứa này không nên ăn.
Có người bị dị ứng dứa, sau khi ăn xong khoảng 15 - 16 phút thường bị đau bụng, nôn, đau đầu, ỉa chảy, da tấy đỏ, ngứa khắp người, chân tay mỏi rời và mồm miệng tê dại, người bị nặng có thể còn khó thở thậm chí bị ngất. Khi bị các triệu chứng như vậy phải đến bệnh viện ngay để chữa trị. Trước khi ăn dứa phải ngâm vào nước muối để tránh xảy ra các triệu chứng trên.
Những người bị bệnh viêm loét, bệnh thận, rối loạn công năng đông máu phải kiêng ăn dứa.
Những người bị sốt, mụn nhọt, mẫn ngứa cũng không nên ăn.
Sơn tra
Sơn tra có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất cao. Người già thường ăn sơn tra để kích thích ăn uống, dễ ngủ, giữ ổn định canxi trong máu và xương, đề phòng xơ cứng động mạch, giúp kéo dài tuổi thọ, cho nên sơn tra được gọi là "thức ăn trường thọ".
* Công dụng:
Sơn tra có thể phòng chữa bệnh về máu, tim, có tác dụng giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, cải thiện sự hoạt động của tim, hưng phấn hệ thống thần kinh trung ương, giảm huyết áp và cholesterol, làm mềm mạch máu và lợi tiểu. Sơn tra có tác dụng an thần, tăng cường cho tim, rất tốt cho bệnh tim do tuổi già.
Sơn tra có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa thức ăn. Rất nhiều loại thuốc tiêu hóa có dùng sơn tra. Nhiều người lớn hiện nay lúc nhỏ có lẽ đều dùng vài viên thuốc sơn tra.
Sơn tra có tác dụng hoạt huyết, giúp làm tan huyết ứ ở bộ phận, có thể hỗ trợ điều trị các vết thương do bị ngã. Ngoài ra, sơn tra có tác dụng co bóp tử cung, có tác dụng thúc đẻ khi phụ nữ mang thai sắp sinh và thúc đẩy co tử cung sau khi sinh.
Sơn tra chứa flavones và vitamin C, carotene, có thể ngăn chặn và giảm sự hợp thành các nhóm tự do, có thể tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống lão hóa, chống ung thư.
Trong sơn tra có thành phần hạn chế vi khuẩn chữa đau bụng ỉa chảy.
* Những người dùng thích hợp: Người bình thường đều có thể ăn được, những người sợ ăn chua ghê răng có thể ăn mứt sơn tra.
* Lượng dùng: Mỗi lần 3 - 4 quả.
* Chú ý: Sơn tra chua, sau khi đun nóng sẽ chua hơn.
Sơn tra bán trên thị trường chứa nhiều đường nên ăn ít, cố gắng ăn quả tươi.
Sơn tra không phù hợp cho phụ nữ mang thai ăn vì nó có thể kích thích co bóp tử cung, có nguy cơ dọa sảy thai.
Sơn tra giúp cho tiêu hóa tốt thì chỉ là kích thích tiết ra dịch tiêu hóa chứ không phải là thông qua công năng của tỳ vị để tiêu hóa thức ăn, vì vậy những người tỳ vị yếu không nên ăn sơn tra.
Trẻ nhỏ đang thời kỳ thay răng thì không nên ăn sơn tra, mứt sơn tra. Tất cả những người thích ăn sơn tra cũng không nên ăn nhiều, ăn xong phải súc miệng ngay để tránh hại cho răng.
Sơn tra có tác dụng giảm mỡ máu, những người mỡ máu quá thấp nếu ăn nhiều sơn tra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dừa
Dừa là loại trái cây điển hình ở vùng nhiệt đới. Quả dừa càng già thì càng chứa nhiều protein và lipit. Nước dừa và cùi dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nước dừa trong ngọt, uống vào rất ngon. Cùi dừa thơm giòn, bùi, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác như: cùi dừa rang thịt, mứt dừa...
* Công dụng:
Lượng dầu trong cùi dừa là 35%. Trong dầu cùi dừa chủ yếu chứa các thành phần như: axit caprylic, axit panmitic, oleic, laurie, axit béo, và nhiều loại cholesterol. Những chất này có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, làm đẹp da, phòng chữa bệnh về da.
Trong những ngày hè nóng nực, nước dừa có tác dụng thanh nhiệt giải khát.
Nước dừa còn có công dụng bổ tim, lợi tiêu, tẩy giun, chống nôn, chữa ỉa chảy.
Đông y cho rằng: cùi dừa bổ tỳ vị, diệt giun sán, nước dừa lợi tiểu.
* Những người dùng thích hợp:
Tất cả mọi người đều có thể ăn uống được.
* Lượng dùng:
- Nước dừa mỗi lần một cốc (khoảng 150m).
- Cùi dừa mỗi lần 30g.
* Chú ý: Cùi dừa hầm canh thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Nước dừa đã rót ra khỏi quả dừa thì mùi vị có thể bị thay đổi, buổi sáng nước dừa rót ra tương đối ngọt nhưng đến chiều thì bị nhạt đi.
Những người hay bị nóng trong cơ thể thì không nên ăn dừa thường xuyên. Nếu bạn khó ngủ lâu ngày thích ăn thức ăn rán, nướng, dễ nổi nóng hoặc mồm miệng khô nóng thì phải nhớ không nên ăn nhiều dừa.
Chanh
Chanh có vị rất chua cho nên phụ nữ có thai rất thích ăn. Chanh chứa nhiều axit citric. Quả chanh nhiều nước, có mùi thơm đặc biệt. Chanh dùng để pha chế để uống, là đổ mỹ phẩm và còn làm thuốc.
* Công dụng:
Chanh chứa nhiều niacin và axit hữu cơ, vị rất chua. Nước chanh có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, rất tốt cho vệ sinh thực phẩm. Thực nghiệm cho thấy: nước chanh có độ chua mạnh, chỉ trong 15 phút có thể tiêu diệt được hết vi khuẩn trong vỏ sò hến ở biển.
Chanh có nhiều mùi thơm, có thể khử được mùi tanh, hôi của thịt và thủy sản, và có thể làm cho thịt mềm hơn. Chanh có thể thúc đẩy tiết ra men phân giải protein trong dạ dày, tăng độ nhu động của dạ dày đường ruột. Vì vậy, trong cuộc sống thường ngày của người phương tây, chanh được dùng thường xuyên để chế biến các món ăn nguội và nộm.
Trong nước chanh chứa nhiều muối citric, có thể hạn chế muối canxi kết tỉnh, từ đó ngăn chặn sỏi thận, thậm chí còn có thể làm tan sỏi trong thận. Cho nên ăn chanh có thể phòng chữa sỏi thận, làm giảm sỏi, tan sỏi ở những người bị sỏi thận mãn tính.
Ăn chanh còn có thể phòng tránh được bệnh về máu, tim, có thể đề phòng và chữa huyết áp cao, tắc nghẽn cơ tim. Axit citric có tác dụng co nhỏ, làm chắc các mao mạch, giảm tính thẩm thấu, nâng cao công năng đông máu và số lượng hồng cầu, có thể rút ngắn thời gian đông máu và thời gian xuất huyết là khoảng 31% - 71%, có tác dụng cầm máu.
Hàm lượng vitamin trong chanh tươi rất phong phú. Là thức ăn thiên nhiên dùng làm mỹ phẩm, có thể phòng tránh và chữa sắc tố da bị rám, có thể làm trắng da. Ngoài ra, ăn chanh còn có tác dụng an thai chống nôn. Vì vậy, chanh là trái cây phù hợp với phụ nữ.
* Những người dùng thích hợp: Phù hợp với tất cả mọi người.
* Lượng dùng: Mỗi lần 1/6 quả.
* Chú ý: Tuy chanh có tác dụng bổ tỳ giúp tiêu hóa tốt, nhưng những người bị viêm loét và dịch vị quá nhiều thì không nên ăn.
Những người bị sâu răng và bệnh nhân tiểu đường phải kiêng ăn chanh.