Vitamin và khoáng chất trong Đu đủ - Tỳ bà - Quả chay - Dương mai

Vitamin và khoáng chất trong Đu đủ - Tỳ bà - Quả chay - Dương mai

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng  β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.

Đu đủ

 

Đu đủ có vỏ nhẫn bóng đẹp, cùi dày chắc mịn thơm, nước đu đủ tương đối nhiều, ngọt, ngon thơm miệng, dinh dưỡng phong phú, được gọi là "quả vạn thọ". Đu đủ chứa 17 loại axit amin và canxi, sắt. Hàm lượng vitamin C trong đu đủ hơn táo 48 lần, chỉ cần quả đu đủ loại vừa là có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin C trong cả ngày. Ở Trung Quốc người ta gọi đu đủ là "quả vạn thọ" có nghĩa là ăn nhiều có thể kéo dài tuổi thọ.

* Công dụng:

Ðu đủ có tác dụng bổ tỳ tiêu hóa thức ăn. Trong đu đủ có một loại men albumoza có thể phân giải lipit thành axit béo. Trong đu đủ còn có một loại chất men có thể tiêu hóa protein, có lợi cho cơ thể tiêu hóa và hấp thu thức ăn, vì vậy có tác dụng bổ tỳ, tiêu hóa thức ăn. Ăn quá nhiều thịt thì chất béo dễ bị tích đọng lại ở thân dưới, chất men trong đu đủ có thể giúp phân giải thức ăn thịt, giảm bớt gánh nặng cho đường ruột, làm cho đùi, bụng nhỏ dần lại.

Trong đu đủ có chất chống ung thư và ngăn chặn sự hợp thành chất gây ung thư trong cơ thể như là nitrosamine, có hoạt tính chống ung thư rất mạnh đối với tế bào bệnh máu trắng. Trong đu đủ còn chứa một loại hợp chất hóa học có thể bảo vệ gan giảm men gan, chống viêm chống khuẩn, giảm mỡ máu làm mềm huyết quản.

Men trong đu đủ có tác dụng thúc đẩy tuyến vú phát triển và thúc đẩy tiết sữa. Những bà mẹ ít sữa thường ăn đu đủ để có nhiều sữa cho con bú, nên dùng đu đủ xanh thì hiệu quả tốt hơn.

Ðu đủ không lạnh không nóng, dinh dưỡng trong đu đủ dễ được da hấp thu trực tiếp, đặc biệt là phát huy được công năng bổ phổi. Khi phổi tốt thì hành khí hoạt huyết tốt hơn làm cho cơ thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng, từ đó làm cho da tươi bóng, mịn, giảm nếp nhăn, da dẻ hồng hào.

* Những người dùng thích hợp:

Thích hợp với tất cả mọi người. Những người suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém, béo phì hoặc thiếu sữa sau khi sinh con nên ăn thường xuyên.

* Lượng dùng: Mỗi lần quả.

* Chú ý: Chữa bệnh thì nên dùng đu đủ để chế biến, không nên ăn tươi đu đủ vùng lạnh. Đu đủ ở vùng lạnh nhiệt đới thì có thể ăn sống được, cũng có thể dùng làm món rau hoặc nấu cùng với thịt.

Trong đu đủ cũng có chứa bazơ (kiềm), cũng có hại một chút cho cơ thể cho nên không ăn nhiều, những người bị dị ứng khi ăn phải cẩn thận.

Khi mang thai không nên ăn đu đủ vì nó có thể khiến tử cung co bóp làm đau bụng, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tỳ bà

 

Do có hình dạng giống đàn tỳ bà cho nên có tên là quả tỳ bà. Quả tỳ bà thơm tươi mát, hơi có vị chua, thường trồng ở An Huy (Trung Quốc). Tỳ bà được xếp chung loại với anh đào, mơ.

* Công dụng:

Trong tỳ bà có chứa axit hữu cơ, có thể kích thích để tiết dịch tiêu hóa, tăng sự thèm ăn, giúp cho tiêu hóa hấp thu, có tác dụng giải khát chống nóng.

Tỳ bà có thể chữa ho nhuận phổi, khử đờm, chữa các loại ho.

Quả và lá tỳ bà có thể hạn chế vi rút cảm cúm, ăn thường xuyên sẽ đề phòng được bệnh cảm cúm quanh năm.

Lá tỳ bà có thể phơi khô chế biến thành lá trà, có tác dụng giải nhiệt, chống nôn...

* Những người dùng thích hợp: Phù hợp với tất cả mọi người.

* Lượng dùng: Mỗi ngày 1 - 2 quả.

* Chú ý: Hạt tỳ bà độc nên không ăn.

Ăn nhiều tỳ bà sẽ sinh đờm, cho nên không ăn quá nhiều, những người tỳ vị yếu hay bị ỉa chảy kiêng ăn.

Hàm lượng đường trong tỳ bà cao nên bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.

Quả chay

 

Quả chay còn gọi là quả không hoa vì nó không có hoa. Do cây chay lá dày, to, sum suê, hoa lại rất nhỏ thường bị lá che lấp không nhìn thấy. Khi quả ló ra thì đã không nhìn thấy hoa nữa cho nên gọi như vậy.

Quả chay khi chín mềm, ăn ngọt như hồng và không thấy hạt cứng, dinh dưỡng phong phú và toàn diện. Ngoài những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại axit amin, vitamin, chất khoáng, quả chay còn chứa axit citric, axit ambrein, axit kinin, men béo, albumoza... có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

* Công dụng:

Quả chay chứa axit malic, axit citric, lipit enzym, albumoza, men phân giải... có thể giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, kích thích ăn uống, do nó chứa nhiều loại chất béo cho nên có tác dụng nhuận tràng.

Men béo, men phân giải trong quả chay có tác dụng giảm mỡ máu, và phân giải mỡ máu, giảm cholesterol tích đọng trong máu, từ đó giảm huyết áp, đề phòng bệnh vành tim.

Quả chay có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, chữa sưng họng.

Nước sữa trong quả chưa chín có chất béo bổ xương, còn nước trong quả chín thì chứa benzaldehyde có mùi thơm, có thể đề phòng được bệnh ung thư, hạn chế sự phát triển của ung thư vú và ung thư hạch, thúc đẩy nó tiêu hóa đi và không gây độc hại cho tế bào bình thường.

* Những người dùng hợp lý: Thích hợp với tất cả mọi người. 

* Lượng dùng:

Quả tươi mỗi lần một quả (khoảng 50g).

Quả khô mỗi lần 3 quả (khoảng 30g).

* Chú ý: Quả chay giống như đu đủ, có thể ăn tươi như hoa quả, nhưng cũng có thể dùng để chế biến nấu nướng.

- Những người bị xuất huyết não, gan mỡ, liệt không nên ăn.

- Những người bị phân loãng không nên ăn.

Dương mai

 

Dương mai có quả giống hạt bồ liễu, mùi vị giống mai, mơ cho nên có tên là dương mai. Dương mai là một loại quả đặc sản của Trung Quốc. Dương mai có màu sắc tươi rói, nước nhiều, chua ngọt vừa phải ngon miệng, giá trị dinh dưỡng cao.

* Công dụng:

Dương mai chứa nhiều axit hữu cơ, hàm lượng vitamin C cũng rất phong phú, không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa và oxy hóa đường trong cơ thể, mà còn tăng cường tính thẩm thấu của mao mạch, còn có tác dụng giảm mỡ máu, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

Axit tactric trong dương mai có tác dụng khai vị, giải khát, hạn chế đường chuyển hóa thành lipit, giúp cho giảm béo.

Dương mai có tác dụng hạn chế vi khuẩn như trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn bệnh lỵ, có thể chữa đau bụng do lỵ, có thể chữa lỵ.

Vitamin C, B trong dương mai có tác dụng tích cực trong việc phòng chống ung thư. Các loại cyanamide và dầu mỡ trong nhân hạt quả dương mai cũng có tác dụng chống ung thư.

* Những người dùng thích hợp:

Thích hợp với tất cả những người khỏe mạnh bình thường.

* Lượng dùng: Mỗi lần khoảng 40g (5 quả). 

* Chú ý:

Sau khi ăn dương mai phải súc miệng đánh răng ngay để tránh hại răng.

Khi ăn chấm ít muối sẽ ngon hơn.

Dương mai có tác dụng kích thích nhất định đối với niêm mạc dạ dày, những người bị viêm loét dạ dày khi ăn phải thận trọng.

Những người đau răng, hay ợ chua, máu nóng, nên ăn nhiều.

Bệnh nhân tiểu đường kiêng ăn để tránh đường huyết quá cao.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...