Vitamin và khoáng chất trong đồ uống
Trà
Trà là đồ uống đại chúng, có 3 loại: trà xanh, trà đen và trà hồng (lipton). Trà xanh rất phổ cập ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc; các nước phương Tây quen dùng hồng trà.
* Công dụng:
Trà là đồ uống chứa nhiều vitamin K, và còn chứa cả vitamin C, có tác dụng chống đông máu, thúc đẩy hòa tan cellulose, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, có lợi cho việc phòng chữa bệnh máu tim.
Trong trà có chứa chất flo, uống trà sẽ làm chắc răng, chống sâu răng.
Hàm lượng vitamin A, E trong trà rất phong phú và chứa nhiều nguyên tố vi lượng chống ung thư, chống suy lão. Trà là đồ uống thiên nhiên làm đẹp da, giúp cho da trắng mịn, giảm nếp nhăn, chống oxy hóa, phòng bức xạ, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống ung thư.
Trà còn có tác dụng làm cho người tỉnh táo, hưng phấn, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm mệt mỏi.
Hồng trà làm cho ấm người chống lạnh, trà đen có tác dụng giảm béo rất mạnh.
* Những người dùng thích hợp: Trừ phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ ra, người bình thường đều uống được.
* Lượng dùng: Mỗi lần uống khoảng 3 - 8g.
* Chú ý: Thời gian hãm trà không nên quá lâu, không nên dùng bình giữ nóng để hãm trà.
Không nên uống trà quá đặc.
Trà để qua đêm không nên uống.
Những người bị sốt, thận yếu, bệnh máu tim, táo bón, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh và mất ngủ kiêng uống trà.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên uống trà.
Không nên dùng nước trà để uống thuốc. Trước và sau khi uống thuốc 1 tiếng đồng hồ không nên uống trà.
Cà phê
Cà phê là một trong những đồ uống chính của người phương Tây, nó có vị đắng nhưng lại có một mùi thơm đặc biệt, có tác dụng làm cho người tỉnh táo, vì vậy cà phê được rất nhiều người ưa chuộng. Những người phải làm thêm giờ, thức đêm thường uống cà phê cho tỉnh táo. Có thể nói cà phê cũng là một trong những đồ uống chủ yếu của nước ta.
* Công dụng:
Trong cuộc sống, mọi người không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc với các loại bức xạ, như sóng điện từ, sóng quang, lâu dần có thể cũng sẽ bị tổn hại ở những mức độ khác nhau. Uống cà phê hợp lý có thể giảm bớt được những tổn hại này.
Trường Đại học Y khoa của Nhật Bản đã nghiên cứu và phát hiện ra: mỗi ngày uống một cốc cà phê sẽ có tác dụng hạn chế ung thư gan.
Trong cà phê có chứa caffeine có thể kích thích thần kinh trung ương, phân giải glycogen, nâng cao đường huyết. Uống cà phê hợp lý sẽ làm cho người dồi dào tinh lực tạm thời, tư duy nhanh nhạy. Sau khi vận động uống cà phê sẽ làm giảm mệt mỏi, khôi phục sức khỏe, phấn chấn tinh thần.
* Những người dùng thích hợp: Người khỏe mạnh bình thường đều có thể uống được.
* Lượng dùng: Mỗi ngày 1 - 2 cốc là vừa không nên uống quá 5 cốc.
* Chú ý:
Khi nếm thử cà phê phải uống một cốc nước trắng. Trước khi nếm cà phê hãy uống 1 ngụm nước trắng để làm hết mùi lạ trong miệng, sau đó mới thử cà phê thì mới cảm thấy hết vị thơm ngon. Do cà phê có công năng lợi tiểu, uống nhiều nước trắng có thể nâng cao lượng tiểu thải ra, thúc đẩy công năng thận, không sợ bị "bốc hỏa".
Cà phê không nên uống quá nhiều.
Những người uống cà phê thường xuyên phải chú ý: bổ sung canxi.
Người bị bệnh máu tim nên uống ít cà phê.
Người già và phụ nữ nếu uống cà phê thường xuyên sẽ gây ra loãng xương, dễ bị gãy xương.
Những người bị bệnh dạ dày và thiếu vitamin B1 cố gắng không uống cà phê.
Phụ nữ mang thai nếu uống cà phê quá nhiều có thể dẫn đến thai bị dị tật hoặc sảy thai.
Uống cà phê quá nhiều sẽ có nguy cơ gây ung thư cho người bình thường, còn đối với những người đã bị ung thư thì tốt nhất không nên uống.
Rượu nếp
Rượu nếp là một trong những đặc sản của nước ta. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, công nghệ chế biến đơn giản, vị ngon ngọt, thơm phức, hàm lượng cồn ít. Được mọi người ưa chuộng. Rượu nếp hay được dùng trong Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch).
* Công dụng:
Rượu nếp thơm ngon, vị ngọt, có thể kích thích tiết ra dịch tiêu hóa, tăng sự thèm ăn và giúp tiêu hóa thức ăn. Dùng rượu nếp hầm thịt sẽ làm cho thịt mềm hơn, dễ tiêu hóa.
Gạo nếp qua quá trình ủ men thành phần dinh dưỡng dễ được cơ thể hấp thu, là thức ăn bổ khí huyết cho người già trung niên, phụ nữ mang thai và những người ốm yếu. Nước ta nhiều vùng đã dùng rượu nếp cho những sản phụ ở cữ và những người mới khỏi ốm ăn, để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Rượu nếp còn làm cho người tỉnh táo, giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu làm cho đẹp da.
* Những người dùng thích hợp: Phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là với người già trung niên, phụ nữ mang thai, sản phụ và những người ốm yếu thì càng thích hợp hơn.
* Lượng dùng: Mỗi lần 1 bát (khoảng 200g).
* Chú ý: Đập thêm quả trứng vào rượu nếp, đun với 1 ít bánh trôi hoặc cho thêm ít đường đồ vào sẽ có hiệu quả bổ dưỡng rất tốt.
Rượu nếp không nên để lâu, mùa đông có thể giữ ấm trong bình giữ ấm 3 - 4 ngày sau là ăn được. Mùa hè cho thêm ít nước vào rượu đun sôi thì có thể để được lâu ngày hơn.
Bia
Bia chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng bổ tỳ khai vị, có người dùng bia làm đồ uống hằng ngày, thậm chí còn gọi bia là "bánh mì nước". Có một số người còn uống bia trong các bữa ăn, dùng bia thay cho đồ uống và canh.
* Công dụng:
Bia được chế biến từ ngũ cốc lên men, do nó chứa nhiều vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng khác cho nên nó có nhiệt lượng nhất định.
Bia đặc biệt là bia đen có thể làm giảm 50% tỷ lệ phát bệnh xơ cứng động mạch và đục thủy tinh thể, có tác dụng chống đỡ bệnh tim.
Những người đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi thích uống bia có thể giảm tỷ lệ mắc chứng loãng xương do tuổi già. Mật độ chất xương có liên quan chặt chẽ tới lượng hấp thu silic, mà trong bia lại chứa nhiều silice, cho nên uống bia thường xuyên sẽ làm cho xương chắc khỏe.
Sau khi uống một lượng bia nhất định, người trông sẽ đẹp và hấp dẫn hơn, người con trai sẽ phát hiện thấy trước mắt mình là những cô gái đẹp, còn người phụ nữ sẽ thấy trước mắt mình là người đàn ông tuấn tú. Đó là hiện tượng "say bia”.
* Những người dùng thích hợp: Người khỏe mạnh bình thường đều có thể uống được.
* Lượng dùng: Mỗi ngày khoảng 300ml, nhiều nhất không quá 2 lít.
* Chú ý: Bia cuối cùng vẫn là rượu, uống nhiều vào dạ dày đường ruột, hấp thu vào máu sẽ hại cho sức khỏe, vì vậy không nên uống quá nhiều bia.
Uống bia vừa phải sẽ ngon miệng và có lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng. Không nên uống, mỗi ngày nhiều nhất không quá 2 lít, uống bia vào buổi chiều là tốt nhất. Bia có nồng độ khoảng 5° - 10° là thích hợp, cao nhất không quá 20°, thấp nhất là 5°, không nên uống cùng với rượu mạnh, để tránh hấp thu quá nhiều rượu cồn.
Uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì (béo bụng) và ảnh hưởng tới gan, sinh đẻ... thậm chí còn dẫn đến bị ung thư.
Những người bị viêm dạ dày, bệnh gan, gút, tiểu đường, bệnh tim, sỏi đường tiết niệu và bệnh viêm loét không nên uống bia.
Trong thời gian uống thuốc không nên uống bia, không nên dùng bia để uống thuốc, vì bia sẽ ảnh hưởng đến phân giải và hấp thu thuốc.
Rượu nho (rượu vang)
Rượu nho được chế biến từ nho ủ lên men, là loại rượu có nồng độ cồn là 8% - 20%, vị ngọt, dinh dưỡng phong phú, là đổ uống cao cấp có thể phòng chữa được nhiều bệnh, lưu hành nhất là ở Pháp, và cũng lưu hành ở các nước u Mỹ và các nước trên thế giới Những năm gần đây, nó cũng trở thành rượu uống khai vị trong những ngày lễ tết, tiệc vui của nhân dân ta.
* Công dụng:
Rượu nho là một loại đồ uống có tính kiềm duy nhất, có thể trung hòa được những thức ăn có tính axit như thịt, cá, gạo mì, mà mọi người hiện nay đang ăn giảm cholesterol không tốt trong máu, thúc đẩy tiêu hóa.
Trong rượu nho còn chứa các thành phần chống oxy hóa và nhiều hợp chất loại phenol có thể đề phòng được xơ cứng động mạch và máu đông kết bảo vệ và duy trì cơ năng sinh lý bình thường của hệ thống huyết quản tim và não có tác dụng bảo vệ tim, để phòng xuất huyết não.
Trong rượu nho có chứa nhiều axit tanin có thể đề phòng sâu răng và tránh khỏi tổn thương do bức xạ.
Uống rượu nho sẽ tốt cho việc giữ gìn sắc đẹp của phụ nữ, có thể dưỡng khí hoạt huyết, làm cho da có tính đàn hồi.
Trong rượu nho chứa tương đối nhiều chất chống oxy hóa có thể loại bỏ hoặc chống lại các nhóm hóa học tự do, cho nên có tác dụng phòng bệnh chống già, uống thường xuyên sẽ để phòng được chứng đờ đẫn chậm chạp do tuổi già.
Trong rượu nho còn chứa một chất chống ung thư. Thành phần này có thể phòng tránh tế bào bình thường bị ung thư và hạn chế lây lan của tế bào ung thư.
Rượu nho đỏ được chế biến từ nho, cho nên nó là thức ăn đề phòng ung thư rất tốt.
* Những người dùng thích hợp: Người lớn khỏe mạnh bình thường đều có thể uống được. Rất phù hợp với phụ nữ.
* Lượng dùng: Mỗi lần 50 - 100ml, mỗi ngày không nên uống quá 200ml.
* Chú ý:
Không nên đổ lẫn rượu nho với các loại đồ uống có axit cacbonic như cocacola. Làm như vậy vừa mất mùi thơm nguyên chất của nó, vừa ảnh hưởng đến dinh dưỡng và công dụng vốn có của nó do tăng thêm thành phần đường và khí ga. Cũng không nên cho thêm đá vào đồ uống, vì đá sẽ làm cho rượu nho loãng ra. Rượu nho không phù hợp với những người bị dịch vị quá nhiều hoặc bị bệnh viêm loét.
Rượu nho đỏ có thể uống được trong nhiệt độ bình thường trong phòng, không cần phải làm lạnh, tốt nhất là sau khi mở nắp 1 tiếng đồng hồ để rượu hút đủ không khí rồi mới uống. Rượu nho trắng thì phải để lạnh rồi hãy uống thì tốt hơn.
Những người bị tiểu đường và bệnh viêm loét không nên uống rượu nho.
Đồ uống, nước hoa quả
Đô uống là thức ăn không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mọi người. Trong mùa hè oi bức nóng nhiệt, mọi người thường dùng để giải nhiệt chống khát, nó cũng là thức ăn có sẵn trên bàn ăn.
Do ngon ngọt nên nó rất được nhiều người ưa chuộng.
Đồ uống cũng có ưu khuyết điểm của nó, chúng ta cần phải chú ý trong đồ uống và nước hoa quả đều có chứa đường, thuốc bảo quản, phẩm màu, hương liệu. Trong đồ uống cacbonic còn chứa thành phần hóa học như axit cacbonic, axit phosphoric. Trong nước hoa quả thì có nhiều loại vitamin và khoáng chất.
* Công dụng:
Thành phần chính của đồ uống là nước, sau khi uống có thể bổ sung nước, đường và chất khoáng đã bị tiêu hao do vận động và tiến hành các hoạt động sống. Đồ uống có tác dụng nhất định trong việc giữ cân bằng chất điện giải trong cơ thể.
Nước hoa quả chứa nhiều chất dinh dưỡng thiên nhiên, có thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm bệnh tật, chống suy lão. Đặc biệt là nước hoa quả tươi sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng và công dụng của loại hoa quả đó. Uống nước hoa quả có thể giảm tỷ lệ phát bệnh đường tiêu hóa, hệ thống tiết niệu, đường hô hấp, đồng thời có thể phòng tránh xơ cứng động mạch, huyết áp cao, bệnh vành tim.
* Những người dùng thích hợp: Trừ người bị tiểu đường ra, tất cả mọi người đều uống được.
* Lượng dùng: Mỗi ngày 1 cốc (khoảng 200ml).
* Chú ý: Trước sau bữa ăn, trong bữa ăn đều không nên uống đồ uống và nước hoa quả.
Đồ uống loại axit cacbonic thường chứa thành phần phosphoric, sau khi chúng vào cơ thể sẽ xảy ra phản ứng với canxi, ảnh hưởng lớn tới răng và xương. Cho nên không nên uống nhiều, cũng không nên uống hàng ngày. Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, trẻ nhỏ và người già cũng không nên uống nhiều.
Thành phần hóa chất trong cocacola có hại cho công năng sinh dục của mọi người, uống quá nhiều có thể dẫn đến vô sinh, không sinh nở được và có thể làm cho số lượng tinh trùng ở đàn ông bị giảm.
Trong nước hoa quả (trừ nước ép tươi) tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại thiếu cellulose cần thiết cho cơ thể. Nhiều người cho rằng uống nước hoa quả thay cho việc ăn hoa quả là không đúng.
Hàm lượng đường trong nước hoa quả và đồ uống cao, uống trước khi đi ngủ dễ làm cho độ đặc dính của máu tăng lên, sẽ gây nguy hiểm bị bệnh máu tim, não, và bất lợi cho việc hạn chế đường huyết.
Uống quá nhiều loại nước này sẽ làm cho tìm thận phải làm việc nhiều làm cho người mệt mỏi khó chịu, đi tiểu nhiều. Đồng thời làm cho dịch tiêu hóa, khả năng sát khuẩn bị giảm, dễ gây bệnh dạ dày.
Không nên uống đồ uống và nước hoa quả cùng với rượu, để tránh cho cơ thể phải hấp thụ nhanh cồn rượu, có hại cho dạ dày, gan, thận.