Vitamin và khoáng chất trong Cam - Quýt - Bưởi - Dưa hấu

Vitamin và khoáng chất trong Cam - Quýt - Bưởi - Dưa hấu

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể điều tiết sự chuyển hóa trong cơ thể, đề phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Trong hoa quả chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C rất phong phú, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh cảm cúm, bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương bên ngoài mau lành, duy trì công năng bình thường của xương, cơ và mạch máu tăng cường tính co giãn và khả năng chống đỡ của màng huyết quản. Ăn hoa quả thường xuyên sẽ rất tốt cho việc phòng chữa bệnh vành tim, huyết áp cao. Đặc biệt là hoa quả có thể ăn sống cho nên vitamin c không bị phá huỷ. Hàm lượng  β-Carotene trong các trái cây màu vàng, xanh tương đối nhiều; với tác dụng của các loại enzim (men) trong cơ thể chúng có thể sinh thành vitamin A, có thể tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chữa bệnh quáng gà, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, giữ cho các tổ chức tế bào trên da khỏe mạnh. Hàm lượng và chủng loại chất khoáng trong hoa quả cũng rất phong phú, cho nên ăn trái cây thường xuyên có thể duy trì cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ cho bệnh huyết áp cao và viêm thận.

Cam 

 

Cam có hình dáng đẹp, màu sắc rực rỡ, là loại hoa quả được mọi người ưa thích, cam cũng là một trong những loại trái cây để biếu tặng; thăm hỏi người thân, người ốm. Cam có nhiều loại. Cam được gọi là trái cây chữa bệnh, nó chứa nhiều vitamin c, canxi, phốt pho, kali, beta - carotene, axit citric và nhiều chất aldehydes, vinyl, và alcohols.

* Công dụng: 

Theo nghiên cứu khoa học của các cơ quan nghiên cứu của Mỹ, mỗi ngày uống 3 cốc nước cam có thể tăng hàm lượng HDL (lipoprotein mật độ cao) trong cơ thể, từ đó giảm khả năng mắc bệnh tim. Trong nước cam có một thành phần hóa học đặc biệt là flavones và chất citric, có thể thúc đẩy tăng thêm HDL và thải LDL (lipoprotein mật độ thấp) ra ngoài cơ thể. 

Gần đây đã có một công trình nghiên cứu tiến hành đối với 13.130 người (cả nam và nữ) thì thấy nữ hấp thu không đủ vitamin C dễ bị mắc bệnh về mật. Tuy nhiên, chưa xác định rõ về cơ chế sinh lý, nhưng ăn cam thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc đề phòng bệnh về mật. 

Một số nhà khoa học của úc nghiên cứu về mùi thơm của cam đã chỉ ra: mùi cam tỏa ra sẽ làm giảm áp lực tâm lý cho mọi người, nhưng chỉ giúp cho phụ nữ khắc phục căng thẳng thần kinh, còn tác dụng với nam giới thì không lớn. 

Trong thời gian uống thuốc, ăn hoặc uống một chút cam sẽ làm cho lượng thuốc hấp thụ của cơ thể tăng lên, từ đó làm cho hiệu quả của thuốc tăng lên rõ rệt. 

* Những người dùng thích hợp: 

Mỗi ngày một quả là vừa, nhiều nhất cũng không nên quá 3 quả.

* Chú ý: Không nên ăn trước bữa ăn hoặc khi đói, nếu không thì axit hữu cơ trong cam sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, có hại cho dạ dày. 

Trước và sau khi ăn cam một tiếng đồng hồ không nên uống sữa bò, vì protein trong sữa bò sẽ gặp axit và cô cứng lại, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa hấp thu. 

Cam ngon nhưng không nên ăn quá nhiều. Ăn xong cam phải đánh răng súc miệng ngay để tránh hại răng. 

Không nên ngâm vỏ cam làm nước uống vì ngoài vỏ cam có thuốc bảo quản giữ tươi, rất khó rửa sạch được bằng nước. 

Ăn quá nhiều cam quýt sẽ bị ngộ độc, vàng da, người bị nặng có thể nôn, ngất... dân gian gọi là "bệnh cam", về mặt y học thì gọi là "chứng huyết carotene". Thường không cần phải chữa, chỉ ngừng ăn loại hoa quả này là sẽ khỏi.

Quýt 

 

Quýt thường được gọi chung với cam là cam quýt, màu sắc tươi, chua ngọt vừa phải, ngon miệng. 

So với lê thì hàm lượng protein gấp 10 lần, canxi gấp 6 lần, phốt pho gấp 5,5 lần, vitamin Bl gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3lần, niacin gấp 1,5 lần, vitamin C gấp 10 lần, có thể nói dinh dưỡng trong quýt rất phong phú. 

* Công dụng: 

Các nhà khoa học Nhật Bản sau khi tiến hành điều tra hơn 6000 người đã phát hiện ra những người hay ăn quýt thì tỷ lệ mắc bệnh vành tim, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh gút rất thấp. 

Quýt chứa nhiều vitamin c và axit citric, có tác dụng làm đẹp da, giảm mệt mỏi. Nếu ăn cả vỏ mỏng bên trong của quả quýt thì ngoài vitamin C ra còn có cả cellulose - pectin, có tác dụng nhuận tràng, giảm cholesterol. 

Chất ở vỏ quýt có thể tăng cường tính chịu đựng của mao mạch, giảm huyết áp, giãn động mạch tim, vì vậy có thể nói quýt là thức ăn đề phòng bệnh tim và xơ cứng động mạch. 

Trường đại học Florida Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh: ăn quýt có thể giảm lắng đọng cholesterol trong động mạch, làm cho động mạch xơ cứng được cải thiện. 

Trong nước quýt tươi có một chất có hoạt tính chống ung thư rất mạnh, có thể phân giải chất hóa học gây ung thư, hạn chế và ngăn chặn sự sinh trưởng của tế bào ung thư, nâng cao hoạt tính loại bỏ men độc, ngăn chặn tế bào ung thư làm tổn hại đến nhân tế bào, bảo vệ sự hoàn chỉnh của gen. 

* Những người dùng thích hợp: 

Tất cả mọi người đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày 1 - 3 quả. 

* Chú ý: Không nên ăn vào lúc đói và trước bữa ăn. Trong vòng một tiếng đồng hồ trước và sau khi ăn quýt không nên uống sữa bò, bởi vì protein trong sữa gặp axit sẽ đông lại, ảnh hưởng đến tiêu hóa hấp thu. 

Quýt không nên ăn nhiều, ăn xong phải đánh răng và súc miệng ngay để tránh hại răng. 

Những người đường ruột kém không nên ăn quá nhiều quýt vì dễ bị bón sỏi trong dạ dày. 

Quýt chứa tương đối nhiều nhiệt lượng, nếu ăn quá nhiều trong 1 lần thì sẽ "bốc hỏa", từ đó dẫn đến viêm miệng, viêm lợi... Ăn quá nhiều cam quýt dễ bị "bệnh cam", làm cho da bị vàng.

Bưởi 

 

Bưỏi là một loại trái cây được mọi người ưa chuộng. Bưởi có các loại chua, ngọt khác nhau, hơi có vị đắng, chứa nhiều vitamin c và các loại dinh dưỡng khác, về mặt y học, bưởi là loại thuốc chữa bệnh rất tốt. 

* Công dụng: 

Những người bị bệnh huyết áp cao thường dùng thuốc để loại bỏ natri thừa trong cơ thể. Trong bưởi có chất khoáng thiên nhiên cần thiết cho những bệnh nhân này, đó là kali, và gần như không có natri, vì vậy bưởi là loại trái cây chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân bệnh huyết quản não, tim và bệnh thận. 

Bưởi chứa nhiều vitamin c, có thể giảm được cholesterol trong máu, là thức ăn lý tưởng cho những người muốn khỏe mạnh hiện nay. 

Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ thì những người ăn hoặc uống nước bưởi hằng ngày sẽ ít bị bệnh đường hô hấp, nhất là khi bị cảm hoặc đau họng ăn một múi bưởi tươi sẽ làm cho người dễ chịu hẳn. 

Vitamin p thiên nhiên trong bưởi có thể tăng cường công năng mao mạch dưới da, thúc đẩy vết thương ở da hồi phục nhanh. Phụ nữ ăn bưởi thường xuyên sẽ làm cho da đẹp tự nhiên. 

Bưởi còn có công năng tăng cường thể chất, giúp cơ thể hấp thu canxi và sắt dễ hơn. Đồng thời axit folic thiên nhiên trong bưởi rất có ích trong việc đề phòng thiếu máu, thúc đẩy thai nhi phát triển đối với phụ nữ uống thuốc tránh thai hoặc đang mang thai. Trong bưởi tươi còn có thành phần tương tự như insulin, đó là crom, có thể hạ đường huyết. 

* Người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được. Đặc biệt thích hợp với những người bị bệnh thận, não, tim và hệ thống hô hấp. 

Phụ nữ mang thai dùng cũng rất thích hợp. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày một múi to (khoảng 50g). 

* Chú ý: 

- Bưởi đắng quá (he quá) không nên ăn. 

- Bệnh nhân huyết áp cao không nên ăn bưởi, hỏi vì nó có thể kết hợp với thuốc uống hằng ngày của bệnh nhân huyết áp cao, làm tăng nồng độ thuốc trong máu, làm cho huyết áp giảm mạnh xuống, nguy hiểm cho sức khỏe. 

- Cũng giống như vậy, người bình thường trong thời gian uống thuốc cũng không nên ăn bưởi để tránh thuốc quá liều lượng. Bưởi tính hàn nên người cơ thể hàn lạnh không nên ăn nhiều. 

Dưa hấu 

 

Dưa hấu ngọt, nhiều nước, mát, giải khát. Là loại hoa quả rất ngon trong mùa hè. Dưa hấu ngoài việc không chứa lipit và cholesterol ra còn chứa loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, là một loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, thuần khiết nhất, an toàn nhất. 

* Công dụng: 

Dưa hấu có thể thanh nhiệt giải khát. Dưa hấu chứa nhiều nước. Khi sốt cao cấp tính, miệng khát, ra nhiều mồ hôi, ăn một miếng dưa hấu vừa ngọt vừa mát sẽ làm cho các triệu chứng trên được cải thiện ngay. 

Dưa hấu có thể chữa viêm thận và giảm huyết áp cao. Đường và muối trong dưa hấu có thể lợi tiểu và chữa viêm thận. Albumoza có thể chuyển hóa protein không hòa tan thành protein hòa tan được, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm thận, nó còn chứa chất có thể hạ huyết áp. 

Sau khi ăn dưa hấu lượng nước tiểu sẽ tăng lên rõ rệt và có thể làm cho dễ đại tiện, có tác dụng nhất định trong việc chữa vàng da. 

Nước dưa hấu tươi và vỏ dưa hấu tươi non có thể tăng thêm tính đàn hồi (co giãn) cho da, giảm nếp nhăn, tăng độ bóng. Vì vậy dưa hấu không chỉ có giá trị thức ăn mà còn là mĩ viện có hiệu quả kinh tế cao của các quý cô quý bà muốn có làn da đẹp thì đừng bỏ qua dưa hấu. 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được. Đặc biệt thích hợp với người viêm thận, sốt cao và những người thích đẹp da. 

* Lương dùng: Mỗi ngày 200g. 

* Chú ý: 

- Dưa hấu là trái cây mùa hè, mùa đông không nên ăn nhiều. Không nên ăn ngay dưa hấu vừa lấy tủ lạnh ra. 

- Dưa hấu chứa nhiều đường, bệnh nhân tiểu đường ăn phải thận trọng. 

- Dưa hấu tính hàn lạnh, hàn lạnh quá sẽ kích thích làm giảm sự nhu động bình thường của đường ruột ảnh hưởng đến công năng dạ dày. Vì vậy những người tỳ vị hàn, tiêu hóa kém và bị bệnh đường ruột không nên ăn quá nhiều trong một lần, nếu không sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, làm cho khả năng đề kháng của đường ruột bị giảm.

Những người bị suy tim và bệnh thận không nên ăn nhiều dưa hấu để tránh làm tổn thương thêm cho tim và thận, làm cho bệnh nặng hơn. 

Trước hạ chí và sau lập thu, những người ốm yếu không nên ăn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...