Vitamin và chất khoáng trong Súp lơ - Cà chua - Hoa hiên - Dưa chuột 

Vitamin và chất khoáng trong Súp lơ - Cà chua - Hoa hiên - Dưa chuột 

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten. 

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

Súp lơ (súp lơ Hà Lan) 

Súp lơ có hai loại màu trắng và màu xanh. Súp lơ xanh còn gọi là súp lơ Hà Lan. Súp lơ bắt nguồn từ ven bờ Địa Trung Hải (Châu  u). Súp lơ là một trong những loại thức ăn bổ dưỡng sức khoẻ. Súp lơ trắng và xanh về cơ bản là chất dinh dưỡng và tác dụng như nhau; loại xanh có hàm lượng caroten cao hơn một chút. 

* Công dụng: 

Súp lơ chứa nguyên tố vi lượng chống oxy hóa phòng ung thư. Ăn súp lơ trong thời gian dài có thể giảm được tỷ lệ ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày. Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kì thì trong nhiều loại rau xanh và trái cây, súp lơ và cải thảo (bắp cải) là có hiệu quả chống ung thư tốt nhất. 

Súp lơ là một trong những thức ăn chứa flavones nhiều nhất. Flavones ngoài việc có thể phòng lây nhiễm ra, còn là thuốc rửa huyết quản, có thể cản trở cholesterol bị oxy hóa, phòng tránh nghẽn mạch máu, vì thế giảm bớt nguy cơ bệnh tim và xuất huyết não. 

Có một số người hễ bị va chạm vào đâu là da bị tím bầm, đó là vì cơ thể thiếu vitamin K. 

Cách bổ sung tốt nhất là ăn nhiều súp lơ. Ăn nhiều súp lơ còn tăng cường cho mạch máu khó bị vỡ. 

Hàm lượng vitamin c phong phú đã làm cho súp lơ có thể tăng cường khả năng giải độc của gan, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể, đề phòng cảm cúm và bệnh hoại huyết. 

* Những người dùng thích hợp: 

Phù hợp với tất cả mọi người không phải kiêng đặc biệt. 

* Lượng dùng: Mỗi bữa 70g. 

* Chú ý: 

- Súp lơ tuy dinh dưỡng phong phú nhưng hay bị dính thuốc sâu và dễ bị sâu ăn, cho nên trước khi ăn phải ngâm nước muối mấy phút, sâu sẽ bò ra và loại trừ thuốc sâu. 

- Khi ăn nên nhai kỹ như vậy mỏi hấp thu được hết dinh dưỡng. Không nên nấu quá nhừ.

 

Cà chua 

Cà chua có nguồn gốc sớm nhất ở Nam Mỹ. Cà chua chứa nhiều carotenoid, vitamin B và c đặc biệt là hàm lượng vitamin P đứng đầu các loại rau. 

* Công dụng: 

Cà chua chứa vitamin và nguyên tố vi lượng có tác dụng bảo vệ mạch máu tim, có thể giảm tỷ lệ bệnh tim. 

Cà chua chứa chất có khả năng chống oxy hóa đặc biệt, có thể loại bỏ cả nhóm tự do, bảo vệ tế bào, làm cho deoxyribose bị phá hoại, cản trở tiến trình ung thư. Cà chua ngoài việc đề phòng ung thư tiền liệt tuyến ra, còn giảm nguy cơ phát bệnh ung thư khác như: tuy, trực tràng, vòm họng miệng, phổi, vú... 

Cà chua chứa vitamin C, có thể thanh nhiệt, giải độc, giảm huyết áp, có tác dụng điều trị huyết áp cao, bệnh thận.

Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống suy lão, làm cho da trắng mịn. 

Axit nicotinic duy trì cho dịch vị tiết ra bình thường, thúc đẩy sự bình hành hồng cầu, có lợi cho việc giữ gìn tính co giãn của thành huyết quản và bảo vệ da. Cho nên ăn cà chua sẽ giúp cho việc đề phòng xơ cứng động mạch, huyết áp cao và bệnh vành tim. Cà chua nhiều nước có thể lợi tiểu, người viêm thận nên ăn nhiều. 

* Những người cần dùng: 

Tất cả mọi người đều ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi ngày ăn 2 - 3 quả, tuỳ thích để đáp ứng nhu cầu hằng ngày. 

* Chú ý: 

- Khi nấu không nên đun lâu. 

- Khi xào nấu cho thêm chút giấm để phá bỏ những chất có hại. 

- Không nên ăn cà chua xanh chưa chín. 

- Những người viêm ruột cấp, vi khuẩn và viêm loét không nên ăn.

Hoa hiên 

Hoa hiên là một loại rau cổ truyền được mọi người ưa thích. Cánh hoa dày, màu vàng óng, mùi thơm phức. Àn thơm ngon bùi giống như mộc nhĩ, nấm rơm. Giá trị dinh dưỡng cao, là loại thức ăn quý hiếm. 

* Công dụng: 

Rau hoa hiên chứa nhiều phốt pho và có thành phần chống suy lão như vitamin E, là thức ăn bổ não, rất bổ ích cho mọi người hiện nay phải làm việc thần kinh quá mệt mỏi. 

Hoa hiên chứa niacin, có tác dụng giảm cholesterol trong máu, để phòng các bệnh ở tuổi trung niên và tuổi già, chống suy lão. 

Hoa hiên còn chứa vitamin cầm máu, có thể cầm máu tiêu viêm, lợi tiểu an thần, bổ dạ dày. 

* Những người dùng thích hợp: 

Già trẻ đều ăn được. Thích hợp nhất với phụ nữ mang thai, người già và trung niên, người làm việc mệt mỏi. 

* Lượng dùng: Mỗi bữa 15g.

* Chú ý: 

- Dùng nước lạnh để pha chế. 

- Ăn trộn phải chần chín. Không nên xào riêng, nên xào lẫn với các thứ khác. Những người da mẩn ngứa không nên ăn. Ăn hoa hiên tươi có thể bị ngộ độc.

Dưa chuột 

Hàm lượng nước trong dưa chuột là 96% - 98%, nó không chỉ giòn, bùi, thơm mát mà dinh dưỡng lại rất phong phú. 

* Công dụng: 

Dưa chuột nhiều nước, có chứa một lượng vitamin nhất định, là một loại rau quả làm mỹ phẩm. Ăn dưa chuột thường xuyên hoặc dán trên da sẽ chống lão hoá cho da, giảm vết nhăn và phòng chữa viêm môi, viêm mép.

Dưa chuột là thức ăn giảm béo rất tốt, những người muốn giảm béo nên ăn nhiều dưa chuột, nhưng phải nhố là ăn dưa tươi, không nên ăn dưa muối vì dưa muối đã ngâm muối sẽ phản tác dụng gây ra béo thêm. 

Dưa chuột có chứa nguyên tố vi lượng crom có tác dụng hạ đường huyết, đối với bệnh nhân tiểu đường, dưa chuột là thức ăn tốt nhất. 

Vị đắng trong dưa chuột có tác dụng chống ung thư, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, tiêu phù. 

* Những người cần dùng: 

Tất cả mọi người đều ăn được, là một trong những thức ăn của bệnh nhân tiểu đường. 

* Lượng dùng: 

Mỗi ngày 1 quả (l00g). 

*Chú ý: 

- Dưa chuột ăn quả sống không nên ăn nhiều. 

- Vitamin trong dưa chuột tương đối ít, vì thế khi ăn dưa chuột phải ăn thêm một số rau quả khác. Đuôi quả dưa chuột chứa tương đối nhiều chất đắng, không nên vứt đi toàn bộ phần đuôi. 

- Những người bệnh gan, tim, bệnh dạ dày, đường ruột và huyết áp cao không nên ăn dưa chuột muối. 

- Những người tỳ vị yếu, đau bụng ỉa chảy, yếu phổi ho thì nên ăn ít dưa chuột.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...