Vitamin và chất khoáng trong sơn dược - ngó sen - mã thầy - khoai sọ

Vitamin và chất khoáng trong sơn dược - ngó sen - mã thầy - khoai sọ

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten.

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

Sơn dược (củ mài) 

Sơn dược có hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú, xưa nay được coi là thức ăn vừa rẻ vừa ngon. Sơn dược vừa được dùng làm thức ăn chính, vừa dùng làm món ăn nhẹ như bánh ngọt…

* Công dụng:

Sơn dược chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng hơn nữa hàm lượng lại phong phú, có tác dụng bồi bổ là thức ăn bổ để hồi phục sức khỏe sau khi ốm. 

Sơn dược có thể thúc đẩy tế bào lympho T trong cơ thể sinh trưởng, tăng cường công năng miễn dịch, giảm suy lão cho tế bào. Chính vì vậy mà người ta đã nói rằng: "uống sơn dược để tăng tuổi thọ". 

Chất polysaccharide trong sơn dược được kết hợp với chất khoáng để hình thành nên chất xương, làm cho xương sụn có tính co giãn nhất định. 

Sơn dược chứa nhiều vitamin và chất khoáng nhưng nhiệt lượng lại tương đối thấp, cho nên có công dụng giảm béo rất tốt. 

*Những người cần dùng: 

Già trẻ đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: 

Mỗi bữa 85g (dài khoảng 15cm). 

* Chú ý: 

- Khi ăn nên bỏ vỏ để tránh bị lông châm vào miệng khó chịu. 

- Sơn dược có tác dụng co lại, cho nên những người bị phân khô, táo bón không nên ăn.

Ngó sen 

Ngó sen giòn, hơi ngọt rất mát, có thể ăn sông cũng có thể làm thành món rau. Giá trị dùng làm thuốc tương đối cao, là thức ăn thuốc bổ cho nhiều bệnh. 

* Công dụng: 

Ngó sen chứa hàm lượng sắt tương đối cao, cho nên là món ăn ngon thích hợp cho những người thiếu máu do sắt. 

Lượng đường trong ngó sen không cao lắm, nhưng lại chứa nhiều vitamin c và cellulose, rất bổ ích cho những người cơ thể yếu như bệnh gan, táo bón, tiểu đường... 

Trong ngó sen còn chứa nhiều vitamin K, có tác dụng co mạch máu và cầm máu. Là món ăn thích hợp cho những người bị tụ máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu và phụ sản. 

* Những người cần dùng: 

Những người bình thường đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: 

Mỗi bữa 200g. 

* Chú ý: 

- Khi nấu ngó sen chú ý không được dùng nồi sắt để tránh thức ăn bị thâm đen. 

- Do ngó sen có tmh lạnh cho nên sản phụ không nên ăn quá sớm. Thường sau khi sinh con 1 - 2 tuần sau mối ăn ngó sen.

Mã thầy (củ năng)

Củ mã thầy có hình móng ngựa, lại giống hạt dẻ. Thành phần, mùi vị, công dụng của mã thầy cũng tường tự như hạt dẻ. Vỏ mã thầy có màu tím đen, ruột trắng tinh, vị ngọt, nhiều nước. Mã thầy vừa được dùng ăn như hoa quả, lại vừa dùng làm thức ăn, là món ăn được nhiều người ưa chuộng. 

Công dụng: 

Phốt pho trong mã thầy có hàm lượng cao nhất trong các loại rau củ, có thể thúc đẩy cơ thể sinh trưởng phát triển và duy trì công năng sinh lý, rất có lợi cho sự phát triển của xương răng. 

Đồng thời có thể thúc đẩy quá trình chuyển hoá 3 chất đường, mỡ, đạm trong cơ thể, điều tiết cân bằng axit - bazơ. Vì vậy mã thầy thích hợp cho trẻ nhỏ. 

Một công trình nghiên cứu của nước Anh đã phát hiện ra một chất có tác dụng nhất định trong việc hạn chế tụ cầu khuẩn màu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn sinh khí và trực khuẩn gây mủ xanh, chứa huyết áp. Chất này còn có tác dụng phòng chữa ung thư. 

Mã thầy là thức ăn tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ dinh dưỡng. Thích hợp nhất cho những người sốt cao. Mã thầy có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, khử đờm, chữa đầy bụng... 

* Những người cần dùng: 

Mã thầy là thức ăn của mọi người, nhưng thích hợp nhất là đối với trẻ nhỏ và người bệnh sốt cao. 

* Lượng dùng: 

Mỗi ngày khoảng 10 củ.

* Chú ý: 

- Mã thầy không nên ăn sống. Vì mã thầy sinh trưởng trong bùn cho nên trong và ngoài vỏ đều có nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, cho nên nhất định phải rửa sạch nấu chín rồi mối ăn. Khi nấu chín mã thầy càng ngọt hơn. 

- Mã thầy có tính hàn cho nên không thích hợp lắm đối với những người tỳ vị suy yếu và bị ứ huyết.

Khoai sọ 

Khoai sọ có vị ngọt mùi thơm, mịn dẻo, giá trị dinh dưỡng gần giống khoai tây, dễ tiêu hoá và khó gây ngộ độc, là một loại thức ăn mang tính bazơ rất tốt. Khoai sọ vừa dùng làm thức ăn chính, vừa dùng làm món rau, món điểm tâm. Vì vậy nó là món ăn được mọi người ưa chuộng.

* Công dụng:

Trong khoáng chất của khoai sọ thì flo có hàm lượng tương đối cao, có tác dụng phòng chống sâu răng và bảo vệ răng. 

Khoai sọ có nhiều loại nguyên tố vi lượng, có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể dùng làm thuốc phòng chữa ung thư, có tác dụng hỗ trợ chữa trị trong quá trình phẫu thuật, trị liệu hoá học và hồi phục ung thư. 

Đông y cho rằng khoai sọ bổ vị nhuận tràng, giải độc, bổ gan thận, ích khí tiêu đờm... 

* Những người cần dùng: 

Là thức ăn của tất cả mọi người, thích hợp nhất với những người ốm yếu. 

* Lượng dùng: 

Mỗi lần 2 củ (khoảng 80g). 

* Chú ý: 

- Khoai sọ khi nấu nhất định phải nấu chín, nếu không chất dính nhớt trong khoai sọ sẽ kích thích vào họng. Trong chất dính nhớt của khoai sọ có một hợp chất phức tạp, gặp nhiệt sẽ bị phân giải. Chất này có tác dụng chữa bệnh nhưng lại kích thích niêm mạc da rất mạnh. Vì vậy khi cạo vỏ khoai sọ, da tay có thể bị ngứa, hơ tay lên lửa 1 lúc là khỏi. Cho nên khi gọt rửa khoai sọ tốt nhất là đeo găng tay. 

- Khoai sọ chứa nhiều tinh bột, không nên ăn quá nhiều trong một lần để tránh đầy bụng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...