Vitamin và chất khoáng trong Rau dền - Cải làn - Măng tây - Rau mồng tơi

Vitamin và chất khoáng trong Rau dền - Cải làn - Măng tây - Rau mồng tơi

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten. 

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

Rau dền

Rau dền trước đây vốn là một loại rau dại, những năm gần đây mới được người ta chú ý. Có nơi coi rau dền là "rau trường thọ". 

* Công dụng: 

Rau dền chứa nhiều chất canxi được cơ thể hấp thu, có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của răng và xương, có thể duy trì hoạt động cơ tim bình thường, tránh co giật. 

Rau dền chứa nhiều sắt, canxi và vitamin K, có tác dụng làm tăng hàm lượng hồng cầu và nâng cao khả năng mang oxy, thúc đẩy công năng tạo máu. 

Rau dền còn giữ vai trò giảm béo, thúc đẩy thải độc, tránh táo bón.

* Những người cần dùng: 

Người bình thường có thể ăn được. Thích hợp nhất là đối với người già, trẻ nhỏ và phụ nữ.

 * Lượng dùng: Mỗi bữa 80 - l00g. 

* Chú ý: 

Thòi gian nấu không nên quá lâu. Những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều.

Cải làn

Phần ăn được của cải làn là phần ngồng do cải làn chứa nhiều tinh bột cho nên ăn không mềm như ruột rau nhưng lại rất giòn, có mùi vị đặc biệt, do cải làn có màu xanh sẫm cho nên đã trở thành một màu sắc được yêu thích trên bàn ăn.

* Công dụng: 

Cải làn có một chất vị hơi đắng, có thể kích thích thần kinh vị giác, tăng sự thèm ăn, và thúc đẩy đường ruột dạ dày nhu động, giúp cho tiêu hoá. Trong cải làn còn có một thành phần vị đắng khác nữa có thể hạn chế trung ương thần kinh nhiệt độ hưng phấn quá mức, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. 

Cải làn còn chứa nhiều cellulose, có thể chống táo bón. 

Đông y cho rằng: rau cải làn còn thanh nhiệt giải độc, làm sáng mắt. 

* Những người dùng thích hợp: 

Tất cả mọi người đều dùng được. 

* Lượng dùng: Mỗi bữa l00g. 

* Chú ý: 

Cải làn có vị ngọt đắng, khi xào cho thêm ít đường và rượu sẽ đỡ đắng. Đồng thòi khi cho nước canh phải nhiều hơn rau 1 chút, thời gian xào cũng lâu hơn 1 chút vì cải làn cứng khó chín.

Măng tây

Măng tây có mùi thơm ngon, chất xơ mềm, có thể tăng sự thèm ăn, giúp tiêu hoá tốt. ở phương Tây, măng tây là một loại rau quý, đắt. Các nhà dinh dưỡng học và những người ăn chay trên thế giới đều cho rằng: măng tây là loại thức ăn bổ và là thức ăn chống ung thư toàn diện. 

* Công dụng: 

Các loại vitamin và chất lượng nguyên tố vi lượng trong măng tây hơn hẳn các loại rau bình thường khác. Ăn thường xuyên có thể đề phòng được bệnh tim, huyết áp cao, tim đập nhanh, mệt mỏi, tê phù, viêm bàng quang, tiểu tiện khó... 

Măng tây chứa nhiều axit folic. Cứ khoảng 5 chiếc măng tây thì chứa hơn l00µg axit folic, đã hơn 1/4 lượng nhu cầu hằng ngày. Chính vì vậy mà ăn nhiều măng tây sẽ bổ sung được axit folic, là nguồn thức ăn quan trọng bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai. 

Măng tây có thể làm cho tế bào sinh trưởng bình thường, có tác dụng chống tế bào ung thư lan rộng ra. Hiệp hội Ung thư Quốc tế đã nghiên cứu và cho rằng măng tây rất có ích trong việc chữa ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư da và sỏi thận.

Ăn măng tây thường xuyên sẽ có lợi cho phòng chữa các bệnh tim, xơ cứng động mạch, viêm thận, sỏi mật, yếu gan và béo phì. 

* Những người dùng thích hợp: Tất cả mọi người đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi bữa 50g. 

* Chú ý: 

Măng tây tuy tốt nhưng không nên ăn nhiều, cũng không nên để 1 tuần sau mới ăn, và phải để cất ở nơi nhiệt độ thấp, tránh nắng. 

Axit folic trong măng tây rất dễ bị phân huỷ cho nên nếu dùng để bổ sung axit folic thì phải tránh đun nấu ở nhiệt độ quá cao. Phương pháp tốt nhất là dùng lò vi sóng công suất nhỏ để đun nóng. 

Bệnh nhân bệnh gút và tiểu đường không nên ăn nhiều. 

Dùng măng tây chữa khối u thì phải ăn hằng ngày mới có hiệu quả.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi lá gần giống hình tròn, dày và nhớt, cảm giác giống mộc nhĩ cho nên người ta còn gọi là rau mộc nhĩ. Rau mồng tơi khi nấu lá non sẽ có mùi thơm mát, trơn dễ nuốt. Mùa hè chúng ta rất thích ăn loại rau này. 

* Công dụng: 

Hàm lượng chất dinh dưỡng của rau mồng tơi rất phong phú, nhất là hàm lượng nguyên tố canxi, sắt rất cao, ngoài hàm lượng protein là ít hơn rau dền một chút, còn các chất dinh dưỡng khác đều xấp xỉ với rau dền. Khi dùng làm thuốc thì có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, mát máu. Có thể chữa các bệnh táo bón, kiết lị, mụn nhọt, viêm da. 

Do chứa nhiều vitamin A,B,C và protein mà nhiệt lượng lại thấp, lipit ít cho nên ăn thường xuyên sẽ có tác dụng giảm huyết áp, bổ gan, thanh nhiệt mát máu, lợi tiểu, phòng chống táo bón, thích hợp nhất cho người già. 

Hàm lượng canxi của rau mồng tơi cao gấp 2 - 3 lần rau chân vịt, hàm lượng axit oxalic lại thấp. Là rau bổ canxi giá rẻ chất lượng tốt.

* Những người dùng thích hợp: 

Tất cả mọi người đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: 

Mỗi bữa 50 - 70g. 

* Chú ý: Rau mồng tơi thích hợp để xào chay, phải lửa to xào nhanh, thời gian xào lâu dễ ra chất nhốt và không nên cho xì dầu vào.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...