Vitamin và chất khoáng trong Rau cải bẹ - Rau sống - Rau cần tây - Rau muống
Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người.
Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten.
Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau.
Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường.
Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.
1/ Rau cải bẹ (cải thìa; cải dầu)
Rau Cải bẹ vừa có giá trị dinh dưỡng vừa chữa được bệnh. Cải bẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin c gấp đôi cải thảo.
* Công dụng:
Cải bẹ (cải dầu) chứa nhiều canxi, sắt và vitamin c. Caroten cũng rất phong phú, là nguồn dinh dưỡng quan trọng để duy trì sự sinh trưởng cho niêm mạc và các tổ chức da của cơ thể. Có tác dụng bổ dưỡng chống cho da khỏi bị sừng hóa quá mức.
Phụ nữ ăn nhiều cải dầu một chút nhất định sẽ đẹp da.
Cải dầu còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tan máu tụ, tiêu sưng. Phụ nữ sau khi sinh con bị đau bụng ứ huyết, những người nhọt sưng có mủ ăn cải dầu sẽ giảm.
Cải dầu còn chứa một hợp chất có thể làm sáng mắt. Viện Nghiên cứu Ung thư quốc gia Hoa Kỳ còn phát hiện ra rau cải dầu còn giảm nguy cơ phát bệnh ung thư tuỵ.
* Những người cần dùng:
Những người bình thường đều có thể ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi bữa 150g.
* Chú ý:
Khi ăn cải dầu thì nào mối thái và lửa to xào nhanh, như vậy mới giữ được tươi, giòn, và không làm mất đi các thành phần dinh dưỡng.
Rau cải dầu ăn còn thừa lại nếu để qua đêm thì không nên ăn nữa để tránh tích đọng muối nitrites dễ gây bệnh ung thư.
Phụ nữ mới mang thai, trẻ nhỏ sau khi khỏi bệnh sởi, những người bị mụn nhọt nên ăn ít.
2/ Rau sống (rau diếp, xà lách)
Rau sống là loại rau dùng để ăn sống nên có tên như vậy. Ngày nay khi lượng thịt ăn tăng nên rõ rệt thì món rau sống sẽ đem lại cho con người ta cảm giác ngon miệng, mát mẻ. Rau sống hiện nay có 2 loại: rau diếp và rau xà lách.
Trên thị trường hiện nay còn xuất hiện một loại rau diếp lá xoăn, gần giống với rau sống mà chúng ta quen thuộc. Giá trị dinh dưỡng về cơ bản là giống nhau, cao hơn rau sống một chút.
* Công dụng:
- Rau diếp bổ gan mật và dạ dày.
- Vitamin c và cellulose của rau sống cao hơn cải thảo, có tác dụng loại bỏ mỡ dư thừa, cho nên rau sống có tác dụng giảm béo.
- Phần thân cuống có vị hơi đắng, có tác dụng giảm đau, dễ ngủ, giảm cholesterol, chữa suy nhược thần kinh.
- Trong rau sống có chứa thành phần mannose alcohol, có tác dụng lợi tiểu và thúc đẩy tuần hoàn máu và thanh nhiệt.
Những người cần dùng:
Tất cả mọi người già trẻ đều ăn được.
* Lượng dùng
: Mỗi bữa 80g.
* Chú ý:
Do có thể bị dính thuốc sâu cho nên trước khi ăn sống phải rửa thật sạch.
Rau sống rất nhạy cảm với ethylene cho nên khi cất giữ phải để cách xa táo, lê, chuối để tránh bị các vết đốm nâu.
Những người cơ thể chất hàn lành, đi tiểu nhiều lần, lạnh bụng nên ăn ít.
3/ Rau cần tây
Rau cần tây là một loại rau hay dùng, có thể xào nóng cũng có thể trộn sống để ăn. Gần đây người ta đã nghiên cứu thấy cần tây còn là một loại thuốc rất tốt.
* Công dụng:
Cần tây chứa hàm lượng sắt tương đối cao, là loại thức ăn rất tốt cho những người thiếu máu do thiếu sắt.
Rau cần tây có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, suy nhược thần kinh...
Lả và thân cần tây đều có mùi thơm đặc biệt có thể tăng thêm sự thèm ăn.
Nước cần tây có tác dụng giảm đường huyết. Ăn rau cần tây thường xuyên có thể trung hòa được axit uric và các chất axit trong cơ thể, có hiệu quả trong việc đề phòng đau đầu.
Rau cần tây còn chứa nguyên tố kẽm là thức ăn có công năng tình dục, thúc đẩy hưng phấn tình dục, là loại rau cấm không cho các sư tăng ăn thời cổ Hy Lạp.
* Những người cần dùng:
Rau cần tây thích hợp với tất cả mọi người.
* Lượng dùng:
Mỗi bữa 50g.
* Chú ý:
- Hàm lượng caroten và vitamin c trong lá cần tây nhiều hơn trong thân, vì vậy khi ăn không nên vứt bỏ những lá non có thể ăn được.
- Rau cần có tác dụng giảm huyết áp cho nên những người huyết áp thấp khi ăn phải thận trọng.
4/ Rau muống
Rau muống là loại rau xanh chủ yếu trong mùa hè. Hàm lượng canxi trong rau muống cao hơn cà chua 12 lần và chứa nhiều caroten.
* Công dụng:
Rau muống là loại thức ăn kiềm tính, chứa nguyên tố điều tiết cân bằng nước như kali và clo, sau khi ăn có thể giảm được độ axit trong đường ruột, đề phòng mất cân đối nhóm khuẩn trong đường ruột, đề phòng mất cân đối nhóm khuẩn trong đường ruột, có ích trong việc chống ung thư.
Niacin và vitamin c trong rau muống có thể giảm cholesterol và triglyceride, có tác dụng giảm béo.
Chất diệp lục trong rau muống có thể làm trắng răng, chống sâu răng chữa hôi miệng, làm đẹp da.
Hàm lượng cellulose trong rau muống tương đối cao có tác dụng thúc đẩy ruột nhu động, nhuận tràng, giải độc.
Nước rau muống có thể hạn chế được tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn, có thể phòng chống lây nhiễm. Vì vậy, mùa hè nếu ăn rau muống thường xuyên có thể phòng chống nóng, giải nhiệt, thải độc và phòng chữa bệnh lỵ.
* Những người cần dùng:
Người bình thường đều có thể ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi bữa 50g.
* Chú ý:
- Rau muông nên để lửa to, xào nhanh, tránh mất chất dinh dưỡng.
- Rau muống tính hàn, cho nên những người cơ thể yếu, tỳ vị hàn, phân nhão không nên ăn nhiều.