Vitamin và chất khoáng trong Nấm sò - Nấm kim chi - Nấm lưới - Nấm thông

Vitamin và chất khoáng trong Nấm sò - Nấm kim chi - Nấm lưới - Nấm thông

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten. 

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

Nấm sò (tím, trắng) 

 

Nấm sò là loại nấm hay dùng nhất. Nấm sò ăn chay hay ăn mặn đều rất hấp dẫn, thêm vào đó giá lại rẻ, nên nó trở thành món ăn ngon trên bàn ăn của mọi người dân. 

* Công dụng: 

Nấm sò chứa chất chống tế bào ung thư như selen, polysaccharide, có thể cải thiện được quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể, có tác dụng tăng cường thể chất, điều tiết thần kinh thực vật, cho nên trở thành thức ăn bổ dưỡng cho những người bệnh ốm yếu, có tác dụng điều trị cho các bệnh viêm gan, viêm thận mạn tính, viêm loét dạ dày và tá tràng, bệnh mềm xương, huyết áp cao... Nấm sò cũng có hiệu quả nhất định trong việc giảm cholesterol trong máu và phòng chữa sỏi đường tiết niệu, và cũng có tác dụng điều chỉnh các triệu chứng tổng hợp thời kỳ tiền mãn kinh. 

* Những người cần dùng: 

Người bình thường đều có thể ăn được. Đặc biệt thích hợp với những người bị bệnh về hệ thống tiêu hoá, bệnh huyết quản tim và bệnh ung thư. 

Những người ốm yếu và phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh dùng cũng rất thích hợp. 

* Lượng dùng: Mỗi lần l00g.

Nấm kim chi (kim châm) 

 

Nấm kim chi có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, hình giống kim vàng cho nên có tên là nấm kim chi. Còn có một loại màu trắng bóng gọi là nấm ngân chi. Nấm, kim chi không chỉ mùi vị thơm ngon mà dinh dưỡng rất phong phú, là một trong những nguyên liệu để làm thức ăn khi ăn lẩu hoặc trộn vối các loại rau khác. 

* Công dụng: 

Hàm lượng kẽm trong nấm kim chi tương đối cao, có tác dụng bổ não và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Rất nhiều nước như Nhật Bản đã ca ngợi nấm kim chi là "nấm tăng cường trí tuệ". Nấm kim chi có thể tăng cường hoạt tính sinh vật của cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có lợi cho việc hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn, giúp ích cho quá trình sinh trưởng phát triển. 

Ăn nấm kim chi thường xuyên không chỉ để phòng và chữa được bệnh gan, dạ dày, viêm loét ruột mà còn thích hợp với người bệnh huyết áp cao, người béo, người già và trung niên, đó là vì nấm kim chi là loại thức ăn có hàm lượng kali cao, natri thấp. 

Nấm kim chi có thể kìm hãm không cho mỡ máu tăng cao, giảm cholesterol, phòng chữa bệnh nghẽn mạch máu tim, não. 

Nấm kim chi có tác dụng chống mệt mỏi, chống viêm nhiễm khuẩn, rửa sạch cái muối kim loại nặng, chống ung thư.

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được. Rất thích hợp với người thiếu máu, người già suy dinh dưỡng và trẻ nhỏ. 

* Lượng dùng: Mỗi lần 20 - 30g. 

* Chú ý: 

- Nấm kim chi đã bị biến chất rồi thì không nên ăn. 

- Nấm kim chi nên ăn chín, không nên ăn sống. Những người tỳ vị hàn lạnh không nên ăn quá nhiều.

Nấm lưới 

 

Nấm lưới trông giống hình cô gái che mặt là loại thức ăn để được tương đối lâu, giữ cho mùi vị thức ăn thơm ngon không bị biến mùi.

* Công dụng: 

- Nấm lưới có thể bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, chống bệnh tật cho thể. 

- Nấm lưới có thể bảo vệ gan, giảm tích mỡ ở bụng, từ đó có tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ máu và giảm béo. 

- Những người dân tộc ăn nhiều nấm lưới và nếp hương nên tỷ lệ mắc bệnh ung thư thấp.

 - Y học hiện nay đã chứng minh trong nấm lưới có chứa thành phần kìm hãm ung thư. 

* Những người cần dùng: 

Là thức ăn thích hợp với tất cả mọi người. Những người muốn giảm béo có thể ăn thường xuyên. 

* Lượng dùng: Nấm lưới khô mỗi lần l0g. 

* Chú ý: Trước khi chế biến phải ngâm bằng những muối nhạt và cắt bỏ đầu, nếu không sẽ có mùi lạ. 

Nấm lưới tính hàn lạnh cho nên những người tỳ vị suy yếu không nên ăn quá nhiều.

Nấm thông

 

Nấm thông có mùi thơm hấp dẫn, dinh dưỡng phong phú. Có người còn ca ngợi nó là "vua của các loại nấm ăn", được mọi người ở Châu  u, Châu Mỹ rất coi trọng. 

* Công dụng: 

Trong nấm thông có chứa crom có thể chữa được bệnh tiểu đường. Các chất khoáng chống oxy hóa trong nấm thông còn chống được ung thư. Vì vậy, nấm thông có thể phòng bệnh, chống ung thư, chữa tiểu đường và chống suy lão quá sớm. 

Nấm thông có tác dụng chống bức xạ hạt nhân rất tốt. Theo nghiên cứu của Nga thì nấm thông có thể sinh trưởng rất tốt ở những vùng bị nhiễm hạt nhân, còn những loại thực vật khác thì không được như vậy. 

Trong nấm thông có chứa vitamin E tương đối cao, ăn thường xuyên sẽ làm cho da bóng mịn.

* Những người dùng thích hợp: Tất cả mọi người đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi lần 30g.

* Chú ý: Nấm khô sau khi ngâm nước mùi vị sẽ kém hơn, không ngon bằng nấm tươi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...