Vitamin và chất khoáng trong Lá hẹ - Rau bắp cải - Củ niễng - Giá đỗ xanh

Vitamin và chất khoáng trong Lá hẹ - Rau bắp cải - Củ niễng - Giá đỗ xanh

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten. 

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

Lá hẹ 

Lá hẹ màu xanh biếc, mùi thơm nồng, rất dậy mùi trong các món ăn chay hay món mặn. 

Lá hẹ mềm, nếu không có ánh nắng mặt trời thì sẽ có màu vàng nhạt, đó là loại hẹ vàng. 

Giá trị dinh dưỡng của hẹ vàng kém hẹ xanh.

* Công dụng: 

Lá hẹ chứa tinh dầu bốc hơi và hợp chất sulfur, có tác dụng tăng sự thèm ăn và giảm mỡ máu, có hiệu quả chữa trị nhất định cho bệnh huyết áp cao, bệnh vành tim, bệnh mỡ máu cao. Hợp chất sulfur có tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm. 

Lá hẹ là loại thuốc bổ dương, chứa một lượng kẽm nhất định, có thể bổ gan thận. Ngoài ra, lá hẹ còn bổ khí, tán huyết giải độc, bổ vị... 

Lá hẹ chứa tương đối nhiều cellulose (chất xơ) có thể thúc đẩy đường ruột nhu động, đề phòng táo bón và ung thư ruột. Chất xơ này còn đẩy tóc, cát, vảy kim loại trong đường tiêu hoá theo phân ra ngoài cơ thể. Là loại rau cỏ rửa ruột. 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: 

Mỗi lần 50g. 

* Chú ý: 

Ăn vào mùa xuân sẽ có lợi cho gan. 

Đầu mùa xuân là mùa của lá hẹ, chất lượng tốt nhất, sau đó là đến cuối thu. Còn mùa hè thì chất lượng kém. 

Lá hẹ nấu để cách đêm không nên ăn nữa. Vì vậy những người âm hư hỏa vượng, bị bệnh mắt và đường ruột thì không nên ăn nhiều.

Rau bắp cải 

Rau bắp cải có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải (Châu âu), nó là một trong những loại rau quan trọng nhất ở Châu âu. Rau bắp cải ở nước ta có sản lượng cao, thời gian bảo quản được lâu, là loại rau có trong 4 mùa. Người Đức cho rằng rau bắp cải mới là vua của các loại rau, nó có thể trị bách bệnh. Người phương Tây hay dùng rau bắp cải để chữa bệnh giống như người Trung Quốc dùng củ cải. Trên thị trường hiện nay còn bày bán bắp cải tím, công năng dinh dưỡng về cơ bản là giống bắp cải trắng. 

* Công dụng: 

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng: bắp cải có chứa chất dinh dưỡng chống oxy hóa, chống suy lão, có hiệu quả cao hơn măng tây và súp lơ.

Giá trị dinh dưỡng của bắp cải tương tự như cải thảo, nhưng hàm lượng vitamin C cao hơn gấp 1,5 lần. Ngoài ra bắp cải còn chứa axit folic, đây chính là một ưu điểm của loại rau su hào bắp cải. Cho nên phụ nữ mang thai, những người thiếu máu phải ăn nhiều bắp cải. Bắp cải còn là thức ăn làm đẹp da cho phụ nữ. 

Bắp cải nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể chống cảm cúm, bảo vệ các chỉ tiêu sinh hoạt của người bị ung thư. Bắp cải đứng ở vị trí thứ 5 trong các loại rau chống ung thư. 

Bắp cải chứa một loại vitamin có thể chữa viêm loét, chữa vết thương mau lành, là thức ăn thuốc của bệnh nhân viêm loét dạ dày. Ăn nhiều bắp cải sẽ tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón. 

* Những người dùng thích hợp: 

Tất cả mọi người đều có thể ăn được. Thích hợp nhất là với phụ nữ mang thai và bệnh viêm loét đường tiêu hóa. 

* Lượng dùng: 

Mỗi bữa 70g.

Củ niễng 

Củ niễng tươi bùi, có vị ngọt sắc, có thể xào thành món ăn mặn. 

* Công dụng: 

Củ niễng chứa nitơ hữu cơ ở dạng axit amin có thể cung cấp nguyên tố lưu huỳnh, giá trị dinh dưỡng tương đối cao, dễ được cơ thể hấp thu. 

Đông y cho rằng củ niễng khử nhiệt, giải khát, lợi tiểu, mùa hè dùng rất thích hợp. 

Củ niễng có thể chữa da vàng, thông sữa rất có ích cho những người viêm gan vàng da và ít sữa sau khi sinh con. 

Củ niễng chứa nhiều vitamin có tác dụng giải rượu. 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi lần 1 củ (khoảng 50g). 

* Chú ý: 

Mùa xuân và mùa hè củ niễng có chất lượng tốt nhất, củ niễng có chất dinh dưỡng phong phú.

Do củ niễng chứa nhiều axit oxalic, chất canxi khó được cơ thể hấp thu cho nên những người bị bệnh thận, sỏi đường tiết niệu không nên ăn nhiều.

Giá đỗ xanh 

Giá đỗ xanh là một loại thức ăn thịnh hành ngày nay. Giá đỗ xanh giá rẻ, dinh dưỡng phong phú. Trong quá trình đỗ xanh nảy mầm, vitamin C tăng lên rất nhiều, có thể nhiều gấp 8 lần so với hàm lượng trong hạt đỗ, cho nên giá trị dinh dưỡng của giá đỗ nhiều hơn đỗ xanh. 

* Công dụng:

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, hải quân Mỹ vô tình ăn đỗ xanh bị ẩm lên mầm nên đã chữa được bệnh hoại huyết đã hoành hành lâu ngày trong toàn quân, đó là vì trong giá đỗ chứa nhiều vitamin C, nó còn có thể loại trừ cholesterol và lipit tích đọng trong thành huyết quản, tránh bệnh mạch máu tim. 

Trong giá đỗ còn chứa vitamin B2, rất thích hợp với người bị viêm loét miệng. 

Giá đỗ còn chứa nhiều chất xơ, có công dụng chống táo bón, đề phòng ung thư đường tiêu hoá (ung thư thực quản, dạ dày, trực tràng...). 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều ăn được. 

* Lượng dùng: 

Mỗi lần 30g. 

* Chú ý: 

- Giá đỗ tính hàn nên khi xào nấu phải cho thêm một ít gừng thái chỉ, để trung hoà tính hàn của giá đỗ, rất thích hợp ăn trong mùa hè. 

- Khi xào nấu không nên cho quá nhiều dầu, muối cố gắng giữ mùi vị thanh đạm của giá. Khi cho giá vào xào phải xào nhanh, cho thêm một chút Giấm để giữ được nước và vitamin C. 

- Giá đỗ chất xơ to khó tiêu hoá, tính hàn cho nên những người tỳ vị suy yếu không nên ăn lâu dài.


 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...