Vitamin và chất khoáng trong Giá đỗ tương - Ngồng tỏi - Rau mùi - Măng tre

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người.
Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten.
Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau.
Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường.
Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.
1/ Giá đỗ tương

Giá đỗ tương là một trong những loại thức ăn thiên nhiên tăng cường sức khoẻ trên thế giới hiện nay. Đỗ tương trong quá trình nảy mầm thì chất dinh dưỡng sẽ phong phú hơn, có lợi hơn cho cơ thể hấp thu.
* Công dụng:
Mùa xuân là mùa phát nhiều bệnh thiếu vitamin B2, nên ăn nhiều giá đỗ tương một chút sẽ có tác dụng phòng chữa chứng bệnh thiếu vitamin B2.
Vitamin E trong giá đỗ tương có thể bảo vệ da và mao mạch, phòng chống xơ cứng động mạch nhỏ và phòng chữa huyết áp cao do tuổi già.
Giá đỗ tương chứa nhiều vitamin c, là thức ăn làm đẹp da. Ăn giá đỗ tương thường xuyên có thể làm cho tóc đen bóng, chữa các vết tàn nhang.
Ăn giá đỗ tương sẽ có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của thanh thiếu niên, đề phòng thiếu máu.
* Những người dùng thích hợp:
Người bình thường đều có thể ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi lần 50g.
* Chú ý:
Khi giá đỗ nảy mầm chú ý không được để quá dài, khi xào nấu giá đỗ tương phải nhớ không được cho muối, phải cho một chút giấm, như vậy mới giữ cho vitamin B2 không bị giảm đi. Quá trình nấu nướng phải nhanh hoặc dùng dầu xào nhanh hoặc dùng nước sôi chần nhanh rồi vớt ra ngay, sau đó mới cho gia vị.
Có loại giá đỗ trong mập, non nhưng nếu ngửi thấy mùi phân hoá học thậm chí có thuốc kích thích thì nhất định không được ăn.
2/ Ngồng tỏi (tỏi tây xanh)

Ngồng tỏi là mầm ra hoa của tỏi. Vị cay của ngồng tỏi nhẹ hơn tỏi củ, nó lại có mùi thơm của tỏi cho nên được dùng làm món ăn.
Tỏi tây (tỏi xanh) là cây tỏi khi ngồng tỏi phát triển đến một thời kỳ nhất định. Nó có mùi thơm cay của tỏi, nhưng không có tính kích thích của tỏi, thường được dùng để xào nấu. Tỏi xanh và ngồng tỏi không thể thiếu được khi xào món thịt.
* Công dụng:
Ngồng tỏi chứa nhiều vitamin C và có tác dụng hạ mỡ máu, đề phòng bệnh vành tim, bệnh xơ cứng động mạch và có thể phòng tránh tắc nghẽn mạch máu.
Ngồng tỏi có thể bảo vệ gan, kích thích hoạt tính của tế bào gan khỏi các chất gây ung thư, từ đó đề phòng được ung thư.
Ngồng tỏi chứa chất diệt khuẩn, khả năng diệt khuẩn của chất này bằng 1/10 penecilin. Có thể đề phòng được cảm cúm, đề phòng viêm nhiễm vết thương và diệt giun sán.
* Những người cần dùng:
Tất cả mọi người bình thường đều ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi lần 60g.
* Chú ý:
- Không nên xào nấu quá nhừ để tránh vị cay bị phá hoại, giảm tác dụng diệt khuẩn.
- Những người tiêu hoá kém không nên ăn nhiều. Ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị lực.
- Người bệnh gan ăn quá lượng sẽ gây ra giảm năng gan.
3/ Rau mùi (rau thơm)

Rau mùi còn gọi là rau thơm, cả thân và lá đều có mùi thơm đặc biệt, thường được dùng điểm lên các món rau, là một trong những loại rau được mọi người ưa thích.
* Công dụng:
Trong rau mùi có rất nhiều dầu thơm, mùi thơm đặc biệt của nó có thể bốc hơi lan toả. Nó có thể khử được các mùi tanh, hôi ở thịt vì thế một số món thịt xào có pha trộn rau mùi trong đó, vừa khử được mùi hôi vừa có mùi thơm đặc biệt.
Trong cuộc sống thực tế rau mùi có tác dụng bổ vị, khử gió giải độc, chữa cảm, nhuận tràng, lợi tiểu, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu.
* Những người cần dùng:
Già trẻ đều có thể dùng được. Thích hợp nhất với những người bị cảm và không muốn ăn, trẻ nhỏ bị lên sởi.
* Lượng dùng:
Mỗi lần 3 - l0g.
* Chú ý:
Rau mùi đã bị úa vàng, dập nát không nên ăn nữa vì không còn mùi thơm, về căn bản là không còn tác dụng trên nữa mà lại có thể sinh ra độc tố.
Khi uống thuốc bổ và thuốc Đông y như bạch truật, đan bì thì không nên ăn rau mùi để tránh làm giảm công dụng của thuốc bổ.
Những người bị hôi miệng, sâu răng nặng và viêm loét dạ dày... nên ăn ít rau mùi.
4/ Măng tre

Măng tre có quanh năm, nhưng chỉ có măng vào mùa xuân và mùa đông là ngon nhất. Măng có thể xào, nấu, muối chua đều được. Măng là một trong những món ăn được mọi người ưa thích.
* Công dụng:
Măng tre chứa nhiều vitamin nhóm B và niacin có đặc điểm là chất béo thấp, đường thấp, chất xơ nhiều, bản thân măng có thể hút nhiều dầu mỡ làm cho nó tăng thêm mùi vị. Vì thế người béo nên ăn măng thường xuyên thì dầu mỡ trong các bữa ăn sẽ bị măng hút vào, làm giảm sự hấp thu và tích đọng mỡ của niêm mạc ruột, từ đó đạt được mục đích giảm béo và giảm được các bệnh có liên quan đến mỡ cao.
Do măng chứa niacin, cellulose cho nên có thể thúc đẩy đường ruột dạ dày nhu động, giúp tiêu hoá tốt, chống táo bón, cho nên có hiệu quả nhất định trong việc đề phòng ung thư đường tiêu hoá.
Về góc độ Đông y thì măng tính hàn, vị ngọt, có công dụng bổ âm mát máu thanh nhiệt, tiêu dòm, giải khát, lợi tiểu nhuận tràng, dưỡng gan sáng mắt.
* Những người cần dùng:
Tất cả mọi người đều ăn được, thích hợp nhất với những người béo và táo bón.
* Lượng dùng:
Mỗi bữa 25g.
* Chú ý:
Trước khi ăn phải luộc sôi, để loại bỏ axit oxalic. Phần gần đầu búp măng nên thái thuận chiều, như vậy khi nấu không những dễ chín nhừ mà còn dễ ăn.
Khi cất giữ măng tươi không nên bóc vỏ lá ngoài nếu không sẽ mất đi mùi vị tươi ngon.
Do trong măng chứa tương đối nhiều axit ôxalic sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi của cơ thể, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao không nên ăn nhiều. Những người bị sỏi đường tiết niệu không nên ăn nhiều.
Có một số người bị dị ứng măng.