Vitamin và chất khoáng trong Đậu ván và đậu Hà Lan - Đậu Cove - Cà tím - Ớt xanh

Vitamin và chất khoáng trong Đậu ván và đậu Hà Lan - Đậu Cove - Cà tím - Ớt xanh

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten.

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

Đậu ván và đậu Hà Lan 

Đậu ván có thể xào ăn, hạt sau khi chín già có thể xay thành bột đậu. Đậu ván do hạt đậu căng tròn, bóng, xanh nhạt rất đẹp mắt cho nên thường được dùng phối hợp với các món rau khác để tăng thêm màu sắc, gây sự thèm ăn.

Đậu Hà Lan cũng là một loại đậu quả, xào ăn có màu xanh biếc, giòn mát. Giá trị dinh dưỡng phong phú. 

* Công dụng: 

Đậu ván và đậu Hà Lan chứa nhiều vitamin C và men, có tác dụng phòng chống ung thư. 

Đậu ván khác với các loại rau bình thường khác nó chứa một số chất có thể chống viêm, tăng cường khả năng chuyển hoá. 

Đậu Hà Lan chứa nhiều cellulose, có thể để phòng táo bón, rửa ruột. 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được, bách bệnh không phải kiêng. 

* Lượng dùng: 

Mỗi lần 50g. 

* Chú ý: 

- Ăn nhiều hạt đậu sẽ bị đầy bụng. 

- Đậu ván thích hợp nấu cùng với những thức ăn chứa nhiều axit amin, có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng của đậu. 

- Rất nhiều loại bột được chế tạo từ bột đậu trong đó có cả đậu ván, khi gia công thường cho thêm phèn, ăn nhiều sẽ tăng lượng nhôm trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Đậu Cove (đậu đũa) 

Đậu cove là một trong những món rau hay gặp trên bàn ăn. Bất kể là xào không hay xào với thịt thì cũng đều phù hợp với khẩu vị của mọi người. 

* Công dụng: 

Đậu cove có nhiều vitamin và chất khoáng, ăn thường xuyên sẽ bổ tỳ vị, tăng sự thèm ăn. 

Mùa hè ăn nhiều một chút sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc. 

Đông y cho rằng đậu cove điều hoà lục phủ ngũ tạng, an dưỡng tinh thần, ích khí bổ tỳ, thanh nhiệt giải khát, lợi tiểu, tiêu phù.

*Những người ăn thích hợp: 

Mọi người bình thường đều có thể ăn được. Phụ nữ bị ra nhiều khí hư, những người da mẩn ngứa và viêm gan cấp tính càng nên ăn đậu cove. 

* Lượng dùng: 

Mỗi lần 50 - 70g. 

* Chú ý: 

- Trước khi ăn phải tước bỏ xơ nếu không sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, khó tiêu hoá. 

- Thời gian luộc nên lâu một chút để đảm bảo cho đỗ chín nhừ không bị ngái. 

- Đỗ non phải luộc kĩ nếu không sẽ bị ngộ độc vì trong đỗ non có chứa saponin, phải chữa kịp thời, đa số bệnh nhân chỉ trong vòng 2 - 4 tiếng đồng hồ lại trở lại khoẻ mạnh bình thường. Để đề phòng ngộ độc phải xử lý trước khi ăn, có thể dùng nước sôi luộc kỹ hoặc xào mõ nóng, thậm chí khi đậu biến màu chín kỹ thì mới an toàn khi ăn.

Cà tím 

Cà tím là một trong những món rau màu tím ít có trên bàn ăn và cũng là món ăn được mọi người ưa chuộng. Trong vỏ cà tím chứa nhiều vitamin E và vitamin P, đây là điểm vượt trội của cà so với các loại rau khác. 

* Công dụng: 

Cà tím có chứa nhiều vitamin p cho nên có thể làm mềm các mao mạch, tránh cho các mao mạch, tĩnh mạch bị xuất huyết, có ích cho những bệnh nhân huyết áp cao, xơ cứng động mạch, ho ra máu, tím bầm (xuất huyết dưới da, tụ máu) và bệnh nhân bệnh hoại huyết. 

Cà chứa nhiều vitamin c và saponin, có tác dụng giảm cholesterol. Chính vì vậy mà đã có một nhà khoa học đưa ra "12 phương pháp giảm cholesterol" thì cà là 1 trong 12 cách đó. 

Ngoài ra vitamin nhóm B trong cà có tác dụng hỗ trợ nhất định trong việc chữa đau bụng hành kinh, viêm da dạ dày mãn tính và phù nề do viêm thận. 

* Những người dùng thích hợp:

Tất cả mọi người đều ăn được.

* Lượng dùng: 

Mỗi lần khoảng 85g (nửa quả). 

*Chú ý: 

- Cà tím có tính hàn, những người cơ thể yếu không nên ăn nhiều cà già nhất là cà sau mùa thu có nhiều kiềm có hại cho cơ thể không nên ăn nhiều. 

- Cà rán dầu sẽ làm mất đi nhiều vitamin p, nếu tẩm ít bột trước khi rán sẽ giảm bớt tổn thất này. 

- Chỗ tiếp giáp giữa quả và đài quả có màu tím nhạt, khoang nay càng rộng càng rõ thì chứng tỏ cà đang phát triển nhanh chóng chưa bị già. 

- Nếu khoảng này không rõ thì chứng tỏ khi thu hoạch cà đã ngừng phát triển rồi, cà lúc này đã già, không ngon nữa.

Ớt xanh (ớt không cay) 

Ớt xanh có nhiều tên gọi khác nhau. Nó có đặc điểm là quả to, cay ít hoặc không cay, dùng để làm rau chứ không phải dùng làm gia vị. Ớt có màu xanh biếc, tươi bóng. Hiện nay còn có loại ớt màu vàng, đỏ, tím rất ngon và đẹp mắt. Ớt xanh không chỉ trỏ thành món ăn riêng mà còn có thể phối hợp với các thức ăn khác. 

* Công dụng: 

Ớt xanh chứa nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng chống oxi hoá, có thể tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi do áp lực của cuộc sống và công việc gây ra. 

Ớt xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin K. Có thể đề phòng bệnh hoại huyết, có tác dụng hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng, thiếu máu, mạch máu giòn dễ vỡ. 

Mùi vị đặc biệt của ớt sẽ kích thích tiết ra nước bọt và dịch vị, có thể tăng sự thèm ăn, giúp cho tiêu hóa, thúc đẩy đường ruột nhu động, phòng tránh táo bón. Người bình thường cũng có thể cảm nhận được sau khi ăn ớt xanh hơi có vị cay thì tim sẽ đập nhanh hơn, mạch máu giãn ra. 

* Những người dùng thích hợp: 

Mọi người đều ăn được. 

* Lượng dùng: Mỗi lần 2 quả (60g). 

* Chú ý: Không nên ăn quá nhiều trong 1 lần. Ớt xanh có vị cay nặng dễ gây ra các chứng viêm như trĩ. Cho nên ớt xanh cay nên ăn ít.

Những người bị viêm loét thực quản dạ dày, hen suyễn, sưng họng, trĩ nên chú ý ăn ít ớt xanh.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...