Vitamin và chất khoáng trong Bí đao - Bí ngô - Mướp đắng - Mướp

Vitamin và chất khoáng trong Bí đao - Bí ngô - Mướp đắng - Mướp

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người. 

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten. 

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau. 

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường. 

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

1/ Bí đao 

Bí đao còn gọi là bí xanh, được thu hoạch vào mùa hè. 

* Công dụng:

Bí đao chứa nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, có thể điều tiết cân bằng chuyển hoá chất trong cơ thể. Bí đao tính hàn, có thể dưỡng vị, thanh nhiệt, làm cho lượng ăn giảm, thúc đẩy tinh bột, đường chuyển hóa thành nhiệt lượng mà không biến thành chất béo. Vì vậy bí đao là loại rau giảm béo. 

Bí đao có tác dụng chống suy lão, ăn lâu dài có thể làm cho da trắng mịn, nhẵn bóng và giữ cho cơ thể thon đẹp. Trước kia, hoàng hậu của Nhật Bản đã dùng bí đao để dưỡng da.

Bí đao có tác dụng thanh nhiệt giải nóng rất rốt. Mùa hè ăn nhiều bí đao một chút không những sẽ giải khát lợi tiểu mà còn tránh được mụn nhọt. Vì nó lợi tiểu, chứa rất ít natri cho nên là thức ăn rất tốt cho những người bị phù do viêm thận mãn tính, phù do suy dinh dưỡng và phù do mang thai. 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn, thích hợp nhất với người bệnh thận, tiểu đường, bệnh vành tim. 

*Lượng dùng:

Mỗi ngày 60g. 

* Chú ý:

Bí đao là một loại thức ăn hằng ngày có tác dụng giải nhiệt lợi tiểu tương đối tốt, để nguyên cả vỏ để nấu canh thì hiệu quả sẽ tốt hơn. 

Do bí đao tính hàn cho nên những người bị ốm lâu ngày và người âm suy hỏa vượng thì kiêng ăn.

2/ Bí ngô (bí đỏ) 

Bí ngô còn gọi là bí đỏ, vừa dùng làm rau, vừa dùng làm lương thực. Bí ngô không chỉ chống đói mà còn có giá trị chữa bệnh nhất định. 

* Công dụng: 

Bí ngô chứa nhiều nguyên tố vi lượng coban và pectin. Hàm lượng coban tương đối cao, các loại rau khác không thể sánh được, nó là nguyên tố vi lượng cần thiết cho tế bào insulin hợp thành insulin. Án bí ngô thường xuyên sẽ có tác dụng phòng chữa bệnh tiểu đường. Pectin có thể hạn chế đường ruột hấp thu đường và chất béo. 

Nghe nói Nhật Bản hiện nay đang có cơn sốt bí ngô. Không những nó thích hợp cho thanh niên, trung niên không muốn béo mà còn được đông đảo chị em gọi đó là "thức ăn mỹ phẩm tốt nhất". Nguyên nhân là ở chỗ hàm lượng vitamin A trong bí ngô hơn hẳn các loại rau màu xanh. 

Ăn bí ngô có thể đề phòng được một số biến chứng của bệnh huyết áp cao, bệnh gan và bệnh thận. 

* Những người dùng thích hợp:

Mọi người đều có thể ăn được. Thích hợp nhất là với người béo, người già và trung niên. 

* Lượng dùng:

Mỗi lần l00g. 

* Chú ý:

Bí ngô tốt nhất là không nên ăn cùng với thịt dê cừu. Người bị tiểu đường có thể chế biến bí ngô thành bột để tiện ăn lâu dài và ăn ít. 

Người bị tê phù, da vàng không nên ăn.

3/ Mướp đắng 

Mướp đắng có vị đắng đặc biệt nhưng vẫn được đông đảo người dân ưa dùng. Nó không đơn thuần là có khẩu vị đặc biệt, mà vì nó còn có tác dụng thần kì mà loại rau khác không thể có được. Mướp đắng có thể dùng kho cá, xào, nấu... 

* Công dụng: 

Trong mướp đắng có chứa crom và các chất loại insulin, có tác dụng hạ đường huyết rất rõ rệt. Nó có thể thúc đẩy, phân giải đường, làm cho thành phần đường quá thừa chuyển hóa thành nhiệt lượng, có cải thiện cân bằng lipit trong cơ thể, là thức ăn thuốc cho bệnh nhân bệnh tiểu đường.

Trong mướp đắng có chứa loại vitamin B17 rất riêng biệt và protein hoạt tính sinh lý, ăn thường xuyên sẽ nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ung thư. 

Chất đắng đặc biệt trong mướp đắng có thể kiềm chế trung khu nhiệt độ hưng phấn quá mức, có tác dụng thanh nhiệt, giải nóng. 

* Những người dùng thích hợp: Người bình thường đều có thể ăn được. 

*Lượng dùng:

Mỗi lần 80g. 

* Chú ý:

Không ăn quá nhiều trong một lần.

4/ Mướp 

Mướp là một loại rau ăn hàng ngày rất quen thuộc của chúng ta. Giá trị làm thuốc của mướp rất cao. Tất cả toàn bộ quả mướp đều có thể đưa vào thuốc. Giá trị dinh dưỡng của mướp tương đối cao trong các loại dây leo, nó chứa chất saponin, chất đắng, chất keo dính... những chất đặc biệt có những tác dụng nhất định. 

* Công dụng: 

Mướp chứa vitamin B1, chống lão hoá cho da, chứa vitamin C làm cho trắng da, có thể bảo vệ da, chữa tàn nhang làm cho da trắng mịn là đồ mỹ phẩm hiếm có. Nước mướp được gọi là "nước mĩ phẩm". 

Đối với phụ nữ, trong ăn uống bình thường nên chú ý ăn nhiều mướp một chút sẽ có tác dụng điều hoà kinh nguyệt. 

Mướp có tính hàn có thể thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, khử gió, tiêu dòm, làm đẹp da, thông mạch, thông sữa. 

* Những người dùng thích hợp: 

Người bình thường đều có thể ăn được. Thích hợp đối với những người kinh nguyệt không đều, cơ thể mỏi mệt. 

* Lượng dùng:

Mỗi bữa ăn 60g. 

* Chú ý:

Mướp không nên ăn sống. Mướp nhiều nước cho nên xào nấu mới thái để tránh mất đi thành phần dinh dưỡng trong nước. 

Khi xào nấu mướp cố gắng giữ cho thanh đạm, cho ít dầu mỡ, cho thêm ít mì chính và hạt tiêu cho thơm, như vậy mới thể hiện được đặc điểm thơm ngon bùi ngậy của mướp.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...