Vitamin và chất khoáng trong Bầu - Su su - Nấm rơm - Nấm hương
Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người.
Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây... chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten.
Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu... thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau.
Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt... chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường.
Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.
1/ Bầu
Bầu có vỏ mỏng, cùi dày, nước nhiều, có thể ăn suông, cũng có thể làm món mặn. Bầu được mọi người ưa chuộng.
* Công dụng:
Bầu có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận phổi, chữa ho, tiêu phù. Dùng để điều trị phù nề, đầy bụng, mụn nhọt, viêm thận, xơ gan cổ trướng...
Bầu có chất xúc tác có thể kích thích cơ thể sinh ra một chất có khả năng, nâng cao khả năng miễn dịch, phát huy tác dụng chống virus và ung thư.
Bầu chứa nhiều nước, có tác dụng làm cho da trơn mịn.
* Những người dùng thích hợp:
Người bình thường đều có thể ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi lần 80g.
* Chú ý:
- Không nên ăn sống. Khi nấu không nên nấu quá nhừ để tránh bị mất chất dinh dưỡng.
- Những người bị tị vị yếu kém nên ăn ít.
2/ Su su
Susu là loại rau mùa đông, có nguồn gốc từ Mêhicô. Quả su su trông giống như hai tay chắp vào lễ phật cho nên trông giống quả phật thủ. Su su rất được mọi người ưa thích. Susu giòn mát, nhiều nước, ngon miệng, giá trị dinh dưỡng tương đối cao, vừa dùng làm rau, vừa dùng ăn sống như trái cây.
* Công dụng:
Susu có hàm lượng dinh dưỡng toàn diện, phong phú trong số các rau loại quả, ăn thường xuyên sẽ nâng cao khả năng chống bệnh tật cho cơ thể.
Hàm lượng protein và canxi trong su su gấp 3 - 4 lần dưa chuột, hàm lượng vitamin và chất khoáng cũng cao hơn hẳn các rau loại quả khác, nhưng nhiệt lượng thấp, natri thấp, là loại thức ăn rất tốt cho bệnh nhân bệnh tim, huyết áp cao.
Ăn susu thường xuyên có thể lợi tiểu, thải natri, giãn mạch máu, giảm huyết áp.
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng thì kẽm có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, susu chứa tương đối nhiều kẽm, nếu ăn thường xuyên sẽ nâng cao trí lực.
Susu thích hợp dùng cho những người tiêu hoá kém, tức ngực, nôn, đau dạ dày, yếu gan và viêm khí quản, ho nhiều.
* Những người dùng thích hợp:
Phù hợp cho tất cả mọi người, già trẻ đều ăn được.
* Lượng dùng:
Mỗi lần 1 quả.
* Chú ý:
Su su thuộc loại thức ăn nóng, cho nên những người thể chất âm suy và những người ốm yếu nên ăn ít.
3/ Nấm rơm
Nấm rơm bùi ngậy, thơm ngon. Nấm rơm được mọi người rất ưa chuộng. Nghe nói trước kia Từ Hy thái hậu ở Trung Quốc rất thích loại nấm này.
* Công dụng:
Nấm rơm có hàm lượng vitamin C tương đối cao, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hoá, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Nó còn có tác dụng giải độc. Khi chì, benzene, arsen... vào cơ thể thì có thể kết hợp với chất trong nấm rơm, hình thành chất chống hoại huyết, theo nước tiểu thải ra ngoài.
Nó có thể làm giảm sự hấp thu đường cho cơ thể, là thức ăn rất tốt cho bệnh nhân bệnh tiểu đường.
Nấm rơm có thể khử nhiệt, bổ âm bổ dương, tăng sữa, phòng bệnh hoại huyết, thúc đẩy vết thương mau lành, bảo vệ gan và dạ dày, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, là loại thức ăn bổ dưỡng kiêm thuốc điều trị bệnh.
* Những người cần dùng:
Tất cả mọi người đều ăn được.
* Lương dùng:
Mỗi bữa 20g.
* Chú ý:
Thích hợp để nấu canh và xào chay. Bất kể là nấm tươi hay khô không nên ngâm nước quá lâu.
4/ Nấm hương
Nấm hương mùi vị thơm ngon rất hấp dẫn, dinh dưỡng phong phú, đứng đầu các loại nấm, hơn hẳn nấm rơm và nấm sò tím. Nấm hương có protein cao, lipit thấp, nhiều đường, nhiều loại axit amin và vitamin. Do trong nấm hương có một loại axit amin đặc biệt rất hiếm có trong các loại thức ăn bình thường nên mùi vị của nó thơm ngon đặc biệt.
* Công dụng:
Nấm hương chứa vitamin c, có tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp. Nước nấm hương hoàn toàn có thể thay thế cho viên thuốc hạ huyết áp, mà lại không có tác dụng phụ.
Trong nấm hương có ergosterol, loại này rất thiếu trong rau bình thường, nó có thể chuyển hóa thành vitamin D, thúc đẩy hấp thu canxi trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Người bình thường ăn nhiều nấm hương sẽ có tác dụng chống ung thư, người bị ung thư ăn nhiều nấm hương sẽ hạn chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Nấm hương có hiệu quả giảm béo nhất định cho những người béo bị dày mỡ ở bụng. Nấm hương bổ gan thận, bổ tỳ vị, ích trí an thần, là thức ăn làm đẹp cơ thể.
* Những người cần dùng:
Phù hợp với tất cả mọi người.
* Lượng dùng:
Mỗi lần 4 - 8 cái là được.
* Chú ý:
- Nấm hương đã ngâm nở ra rồi phải cất trong tủ lạnh mới không bị mất chất dinh dưỡng.
- Nước ngâm nấm hương không nên vứt đi, có rất nhiều chất dinh dưỡng ngấm ra nước.
- Nấm hương tươi mọc quá dài không nên ăn vì phần lớn là chúng bị dùng chất kích thích, ăn nhiều sẽ gây hậu quả xấu cho cơ thể.