Vitamin D đem lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng tiến triển

Vitamin D đem lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng tiến triển

Mới đây các nhà khoa học Viện Ung thư Dana-Farber đã phát hiện ra việc bổ sung vitamin D liều cao với hóa trị liệu có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn bằng cách trì hoãn sự tiến triển của bệnh.

Kết quả này rất khả quan này được tìm thấy trong thử nghiệm lâm sàng SUNSHINE, qua đó giúp bệnh nhân có thể nhận ra tiềm năng và lợi ích của việc bổ sung vitamin D trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn và sẽ có một thử nghiệm lớn hơn được thực hiện vào cuối năm nay trên toàn Hoa Kỳ để xem xét vấn đề này, Bác sĩ Kimmie, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm ung thư đường tiêu hóa của Dana-Farber cho biết. Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được bổ sung vitamin D đem lại nhiều lợi ích điều trị ung thư đại trực tràng tiến triển hoặc di căn. 

Trong nghiên cứu này các nhà nghiên cứu đã chia làm hai nhóm:

  • Nhóm 1:

    Là những bệnh nhân được dùng liều vitamin D liều cao.
  • Nhóm 2:

    Là những bệnh nhân được dùng liều vitamin D liều thấp.

Qua đó kết quả cho thấy, thời gian trung bình bệnh tiến triển ở nhóm 1 là 13 tháng, còn ở nhóm 2 là 11 tháng. Ngoài ra, khả năng tiến triển bệnh hoặc tử vong ở nhóm 1 thấp hơn 36% trong thời gian theo dõi 22,9 tháng. Và thử nghiệm này được thực hiện nhằm xem xét những bệnh nhân dùng vitamin D liều cao có cải thiện khả năng sống sót hay không. Tuy nhiên điều hạn chế ở thử nghiệm này là có quá ít bệnh nhân tham gia.

Bác sĩ Charles Fuchs, từng làm việc tại Viện Dana-Farber, hiện là Giám đốc Trung tâm Ung thư Yale và là tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: Mặc dù kết quả thử nghiệm cho thấy việc bổ sung vitamin D trong điều trị đem lại rất nhiều lợi ích nhưng chúng tôi vẫn muốn mở rộng thử nghiệm để xem xét thêm về các kết quả tiềm năng này.

Vào năm 2017, những phát hiện ban đầu của thử nghiệm đã được báo cáo tại cuộc họp của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ. Sau đó các nhà khoa học tiếp tục bổ sung dữ liệu và hiện đang được công bố trên JAMA.

Thử nghiệm SUNSHINE đã chọn ngẫu nhiên 139 bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng (chưa được điều trị trước đó). Trong đó, một nhóm dùng vitamin D liều cao (thuốc chứa 4.000 IU - international unit - đơn vị quốc tế) mỗi ngày cùng với hóa trị tiêu chuẩn, trong khi nhóm còn lại dùng vitamin D liều thấp (thuốc chứa 400 IU - đây là liều lượng được tìm thấy trong vitamin tổng hợp) cùng với hóa trị.

Bác sĩ Charles Fuchs, từng làm việc tại Viện Dana-Farber.

Bác sĩ Charles Fuchs, từng làm việc tại Viện Dana-Farber.

Sau đây là cách tính toán liều lượng sử dụng vitamin D như sau:

  • Từ IU sang mcg: IU x 0.025 = mcg (còn viết là µg – micro gram).
  • Ví dụ:

    400 IU Vitamin D trên nhãn sản phẩm sẽ tương đương với 400 x 0.025 = 10 mcg
  • Từ mcg sang IU: mcg / 0.025 =IU (international unit - đơn vị quốc tế).

Vitamin D là loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe của xương, được tạo ra trong cơ thể thông qua phản ứng hóa học phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời và có trong một số thực phẩm. Trong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, vitamin D đã chứng minh được các đặc tính chống ung thư như kích hoạt tế bào chết, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm khả năng di căn. Bên cạnh đó họ còn quan sát thấy nếu liên kết nồng độ vitamin D trong máu (cao hơn) với nguy cơ ung thư đại trực tràng (thấp hơn) thì có thể cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân, tuy nhiên điều này vẫn chưa chứng minh được rằng vitamin D là tác nhân chính hỗ trợ trong điều trị.

Từ những điều này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện ngẫu nhiên giai đoạn 2 của thử nghiệm SUNSHINE nhằm chứng minh việc bổ sung  vitamin D có thể cải thiện kết quả ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn. Ví vậy tất cả bệnh nhân trong thử nghiệm đều được sử dụng hóa trị liệu tiêu chuẩn (với chế độ gọi là mFOLFOX6) kết hợp với thuốc Bevacizumab (tên khoa học là Bevacizumab). Ban đầu liều lượng vitamin D ở nhóm 1 là 8.000 IU/ngày (được dùng trong 14 ngày), sau đó liều lượng sẽ được giảm xuống còn 4.000 IU/ngày. Còn liều lượng vitamin D ở nhóm 2 là 400 IU/ngày trong tất cả các chu kỳ. Và cả 2 nhóm bệnh nhân đều được yêu cầu không dùng bất kỳ chất bổ sung vitamin D hoặc canxi nào khác trong thời gian thử nghiệm.  

Mục đích chính của thử nghiệm là khả năng sống sót không tiến triển cho đến khi căn bệnh bắt đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc tử vong, và điều này đã diễn ra ở nhóm 1. Sau đó các nhà khoa học đã tính toán, tỷ lệ nguy hiểm đối với tiến triển bệnh hoặc tử vong ở cả hai nhóm, thì ở nhóm 1 có tỷ lệ thấp hơn 36%.

Không những thế, các nhà nghiên cứu còn lấy máu của bệnh nhân để đo sự thay đổi nồng độ hợp chất 25-hydroxyvitamin D, đây là xét nghiệm tiêu chuẩn để xác định tình trạng vitamin D của một người. Và trong thử nghiệm này có 9% bệnh nhân đáp ứng đủ lượng vitamin D khi bắt đầu điều trị. Còn trong suốt quá trình nghiên cứu, thì những bệnh nhân ở nhóm 2 không có sự thay đổi đáng kể về nồng độ vitamin D, trong khi những bệnh nhân ở nhóm 1 thuộc nhóm liều cao đã đáp ứng đủ lượng vitamin D cần thiết và duy trì nó.

Tuy nhiên, sau khi phân tích kết quả các nhà khoa học nhận thấy lợi ích của vitamin D liều cao đem lại sẽ ít hơn ở những bệnh nhân béo phì và những trường hợp có khối u chứa gen KRAS đột biến. Qua đó họ cho rằng bệnh nhân có thể cần liều vitamin D cao hơn nữa trong các hoạt động chống khối u. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng bệnh nhân không nên dùng vitamin D liều cao ngoại trừ đang trong thử nghiệm lâm sàng.

Các nhà khoa học kết luận: Những phát hiện trong nghiên cứu này là rất quan trọng, bởi vì việc bổ sung vitamin D đem lại hiệu quả, an toàn và dễ tiếp cận. Đây được xem là một phương pháp điều trị mới tiềm năng cho bệnh ung thư đại trực tràng di căn. Vì thế nó cần được thực hiện trên phạm vi rộng hơn (như trên toàn cầu), bất kể tình trạng kinh tế xã hội của bệnh nhân hoặc nguồn tài nguyên của một quốc gia.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...