Việc dành quá nhiều thời gian trên màn hình có thể làm bộ não của trẻ mới biết đi chậm phát triển
Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Trẻ mới biết đi nếu dành quá nhiều thời gian sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc TV, có thể khiến não bộ của trẻ thay đổi và điều này không tốt một chút nào.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng quét não và họ đã phát hiện ra chất trắng trong não của những đứa trẻ dành hàng giờ trước màn hình không phát triển nhanh như những đứa trẻ khác (không dành hàng giờ trước màn hình).
Mặt khác các nhà nghiên cứu cho biết: Chất trắng của não là nơi truyền tải các tính hiệu thần kinh, giúp các vùng não bộ hoạt động nhịp nhàng như về ngôn ngữ, các kỹ năng đọc viết khác, quá trình kiểm soát tinh thần (cảm xúc, tâm trạng) và tự điều chỉnh (di chuyển và giữ thăng bằng) phát triển.
Sự phát triển của những kỹ năng này thực sự phụ thuộc vào chất lượng của sự trải nghiệm, chẳng hạn như tương tác với mọi người, tương tác với thế giới và với trò chơi.
Tuy nhiên điều chúng tôi nghĩ và ngẫu nhiên nhận thấy là sự phát triển của những kỹ năng này thực sự phụ thuộc vào chất lượng của sự trải nghiệm, chẳng hạn như tương tác với mọi người, tương tác với thế giới và với trò chơi, Tiến sĩ John Hutton giải thích. Ông là giám đốc của Trung tâm Reading and Literacy Discovery tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati.
Ngoài ra, 5 năm đầu tiên của cuộc đời là thời điểm quan trọng khi những kết nối não bộ này đang phát triển nhanh chóng, Hutton giải thích thêm.
Vì thế một số loại màn hình đa phương tiện có thể cung cấp sự kích thích dưới mức tối ưu để củng cố sự kết nối của các sợi trong não và các kỹ năng mà chúng hỗ trợ, như kỹ năng ngôn ngữ và khả năng đọc viết sớm, ông nói.
Mặc dù TV đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ nay, nhưng Hutton vẫn cho ra rằng sự bùng nổ gần đây của các thiết bị màn hình di động đã làm tăng đáng kể thời gian trẻ em dành cho chúng.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP - American Academy of Pediatrics) khuyến cáo rằng trẻ em dưới 18 tháng tuổi không nên tiếp xúc với màn hình (máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc TV…). Từ 18 đến 24 tháng, nếu cha mẹ cho phép và lựa chọn, thì phương tiện kỹ thuật số chỉ nên bao gồm chương trình chất lượng cao mà trẻ và cha mẹ có thể cùng xem.
Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, thời gian sàng lọc nên được giới hạn ở mức 1 giờ mỗi ngày và cha mẹ nên xem các chương trình cùng với trẻ.Ngoài ra, cha mẹ nên tắt các thiết bị màn hình vào những thời điểm đã được giới hạn sẵn cho trẻ và phòng ngủ không có phương tiện truyền thông.
Giới hạn ở mức 1 giờ mỗi ngày và cha mẹ nên xem các chương trình cùng với trẻ.Ngoài ra, cha mẹ nên tắt các thiết bị màn hình vào những thời điểm đã được giới hạn sẵn cho trẻ và phòng ngủ không có phương tiện truyền thông.
Đối với nghiên cứu, Hutton và các đồng nghiệp đã thực hiện quét MRI não của 47 trẻ em, từ 3 đến 5 tuổi. Các bé cùng làm các bài kiểm tra để đánh giá các kỹ năng nhận thức ("tư duy") của mình.
Bên cạnh đó, phụ huynh được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi xác định ScreenQ của họ, và cho biết bé dành bao nhiêu thời gian trước màn hình và mức độ tuân thủ các khuyến nghị của AAP.
Và sau đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng điểm số ScreenQ càng cao, thì khả năng nhanh chóng gọi tên các vật thể (thước đo tốc độ xử lý tinh thần) của trẻ càng thấp và kỹ năng đọc viết phát triển của trẻ cũng giảm đi đáng kể.
Mặt khác, điểm số ScreenQ cao còn liên quan đến sự phát triển chất trắng bị trì hoãn, cụ thể là quá trình cho phép các xung thần kinh di chuyển nhanh hơn trong toàn bộ não.
Hutton tin rằng, đối với bộ não đang phát triển cần sự kích thích của người khác và thế giới thực để phát huy tiềm năng của nó.
Ông chia sẻ thêm: Sự phát triển của trẻ nhỏ thực sự phụ thuộc vào mối quan hệ với mọi người, tương tác với thế giới, cũng như sử dụng tất cả các giác quan của chúng. Do đó nhiều bậc cha mẹ nên giữ con cái tránh xa các màn hình đa phương tiện (máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc TV…) trong thời thơ ấu và để bé tương tác với mọi người, thì sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, một điều mà mọi người cần lưu ý là não bộ phát triển chậm do thiết bị màn hình di động gây ra có thể được tạo ra sau đó, và điều này sẽ tạo ra một thói quen xấu và khiến não khó thay đổi ở tuổi lớn hơn, Hutton nói thêm.
Reshma Naidoo, Giám đốc khoa học thần kinh nhận thức tại Bệnh viện Nicklaus Children ở Miami, nói rằng: Việc xem màn hình thường xuyên là thụ động và hai chiều, cả hai đều không tốt cho việc phát triển não bộ.
Các nhà khoa học thần kinh mong muốn các bậc phụ huynh nên dành thời gian tham gia các hoạt động vui chơi với con cái.
Từ quan điểm của tôi, những vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải là sự gắn kết xã hội với trẻ em ngày càng ít đi rất nhiều. Không những thế chúng tôi bắt đầu thấy nhiều trẻ em có những mô hình xã hội rất rối loạn này và chúng phản ứng nhanh hơn với truyền thông, cô nói.
Cha mẹ cần làm gương cho con cái. Vì vậy chúng tôi cần chuyển sự tập trung của họ và họ nên tham gia tất cả các hoạt động với con cái, Naidoo nói thêm.
Thay vì cho bé sử dụng màn hình (máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc TV…), cha mẹ nên sử dụng thời gian đó để tương tác với bé hơn là các thiết bị màn hình bị động, bà khuyên.
Ngoài ra một điều mà Naidoo muốn lưu ý đến các bậc phụ huynh là bản thân họ cũng nên giới hạn thời gian trong việc sử dụng những thiết bị màn hình này, bởi vì việc họ sử dụng quá nhiều cũng là một yếu tố tác động đến bé.
Báo cáo nghiên cứu này được công bố trực tuyến vào ngày 4 tháng 11 trên JAMA Pediatrics.