Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến

TỶ LỆ UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN ĐANG TĂNG CAO

Tại các nước Âu Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến khá cao, các nước phương Đông có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn nhưng những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng lên.

Nguyên nhân gây bệnh cũng chưa được làm rõ nhưng có thể khẳng định rằng, ung thư tiền liệt tuyến có mối liên hệ nhất định đối với yếu tố di truyền, môi trường và mức độ hormon giới tính.

UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN CÓ THỂ CHIA THÀNH 7 GIAI ĐOẠN

Dựa vào tình hình tiến triển của bệnh, ung thư tiền liệt tuyến có thể được chia thành 4 giai đoạn: A, B, C, D, trong đó còn có thể chia nhỏ thành 7 giai đoạn.

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh là đi tiểu khó, ban đầu chỉ là tia nước tiểu trở nên nhỏ hơn, sau trở nên khó, phải dùng sức, cuối cùng nước tiểu không thành tia mà chỉ nhỏ giọt. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: đái dắt, đái són, đi ra máu, có cảm giác đau khi đi tiểu. Đôi khi, còn có các triệu chứng đau liên tục ở phần lưng dưới, phần trên đùi hoặc ở phần xương chậu.

Giai đoạn cuối có thể xuất hiện triệu chứng phức tạp như: cột sống bị dồn ép, u xương di căn, phù đùi…

NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

TRIỆU CHỨNG BÍ TẮC

Triệu chứng bí tắc cổ bàng quang thể hiện ở việc nước tiểu ra chậm, đứt đoạn, đi không hết, đái són, đái dắt, nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện hiện tượng đái thành giọt. Bệnh bí tắc tiểu tiện ở ung thư tiền liệt tuyến có đặc điểm là: tình trạng bệnh không ngừng phát triển, hiếm khi có hiện tượng đi tiểu ra máu. Điều đáng chú ý là, biểu hiện sớm nhất của bệnh ung thư tiền liệt tuyến lại không phải là hiện tượng bí tắc tiểu tiện. Triệu chứng thường thấy nhất là lan rộng cục bộ hoặc di căn sang xương. Chỉ vào thời kỳ cuối, khi tổ chức ung thư xâm nhập vào niệu đạo thì mới xuất hiện triệu chứng bí tắc tiểu tiện.

TRIỆU CHỨNG DI CĂN

Khi khối ung thư di căn đến màng bọc tiền liệt tuyến, dây thần kinh lân cận và ống limpha, có thể xuất hiện hiện tượng đau dương vật và đau dây thần kinh xương hông.

Triệu chứng đau xương thường xuất hiện ở giai đoạn D, chủ yếu đau ở phần xương eo và xương chậu, cảm giác đau sẽ tăng lên khi nằm.

Trực tràng nếu bị khối u di căn sẽ xuất hiện hiện tượng đại tiện khó.

Các triệu chứng di căn khác gồm có: chân phù nước, kết limpha sưng to, gãy xương…

TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN

Triệu chứng toàn thân thể hiện ở cơ thể gầy ốm, sức yếu, thân nhiệt thấp, chức năng thận suy yếu.

Đa số triệu chứng của bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể phát hiện thông qua chẩn đoán trực tràng.

Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến cần phải tiến hành kiểm tra trực tràng, siêu âm, xét nghiệm máu… thì mới cho kết quả chính xác.

Kiểm tra trực tràng được tiến hành như sau: bác sĩ đeo găng tay rồi trực tiếp dùng ngón tay đưa qua hậu môn để kiểm tra tiền liệt tuyến nằm ở phía trước trực tràng, đây là phương pháp đơn giản nhất mà lại hiệu quả cao để xác định có bị mắc ung thư tiền liệt tuyến hay không. Nếu tiền liệt tuyến sưng to, cứng, bề mặt lồi lõm thì có khả năng đã mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Siêu âm tiền liệt tuyến thông qua trực tràng là phương pháp không gây đau đớn cho người bệnh, đồng thời còn có thể kịp thời lấy ra một phần nhỏ ở phần nghi bị ung thư để kiểm tra.

Phương pháp điều trị đầu tiên được lựa chọn là phẫu thuật điều trị tận gốc.

Các phương pháp điều trị chủ yếu gồm có: phẫu thuật, điều trị bằng hormon, điều trị bằng hóa trị, điều trị bằng phóng xạ, điều trị miễn dịch… Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào độ tuổi, tình hình sức khỏe, vị trí u ác tính và tình hình di căn của từng bệnh nhân cụ thể.

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT

 

Hiện nay, đây vẫn là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến nhưng do bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối nên thường không còn cơ hội để áp dụng phương pháp này.

Phẫu thuật điều trị tận gốc, phạm vi bao gồm: tiền liệt tuyến, màng bao tiền liệt tuyến, bộ phận niệu đạo, tinh hoàn, bộ phận ống dẫn tinh… phẫu thuật cắt limpha kết ở vùng chậu ngăn ngừa tế bào ung thư di căn. Cắt tiền liệt tuyến qua đường niệu đạo chủ yếu được áp dụng cho những bệnh nhân đã ở vào giai đoạn cuối, loại trừ khả năng phát sinh tắc ở phần cổ bàng quang do u gây ra.

Những triệu chứng có thể phát sinh sau phẫu thuật là: liệt dương, tiểu tiện không kiểm soát, phù chân… Khi tiến hành phẫu thuật tiền liệt tuyến, nên cố gắng giữ lại những giây thần kinh có liên quan, có thể tránh được phát sinh hiện tượng liệt dương sau phẫu thuật. Hiện tượng phù chân là do sau khi cắt bỏ limpha kết, dịch limpha lưu thông không đều dẫn đến hiện tượng phù nước cục bộ. Thông thường triệu chứng sẽ mất đi sau khoảng 2 - 6 tháng.

PHƯƠNG PHÁP HÓA TRỊ

 

Đây là phương pháp bổ trợ được áp dụng với những bệnh nhân đã ở vào giai đoạn cuối, chủ yếu dành cho các bệnh nhân đã tiêu u cục bộ sau phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ. Phương pháp hóa trị không thể chữa khỏi bệnh, nó chỉ được áp dụng để kéo dài thời gian sống của người bệnh sau phẫu thuật.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÓNG XẠ

Đây là phương pháp điều trị có hiệu quả trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến, có thể làm cho khối u nhỏ đi rõ rệt, được áp dụng đối với các bệnh nhân khó tiến hành phẫu thuật hoặc không thể tiến hành phẫu thuật nhưng chưa có hiện tượng di căn.

PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG LẠNH

Đưa que làm lạnh vào tiền liệt tuyến thông qua niệu đạo, để tiền liệt tuyến ở nhiệt độ khoảng 1800C khiến cho tổ chức này chết đi, rụng ra, phá vỡ tổ chức ung thư. Sau thủ thuật này, tỉ lệ tử vong và tái phát bệnh thấp, thao tác cũng khá đơn giản, thường áp dụng đối với những người già yếu, mắc bệnh về tim phổi, không thể tiến hành mổ phanh.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH

 

Khi khối ung thư đã teo nhỏ nhờ áp dụng các phương pháp điều trị khác, có thể áp dụng phương pháp miễn dịch để loại trừ phần u nhỏ còn lại, như vậy sẽ có tác dụng tốt hơn.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG THANH ĐẠM VÀ CHẾ ĐỘ VẬN ĐỘNG HỢP LÝ CÓ THỂ GIÚP PHÒNG TRÁNH BỆNH UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

 

Nguyên nhân phát sinh ung thư tiền liệt tuyến khá phức tạp, hiện nay, những nhân tố mang tính nguy hiểm cao được biết đến bao gồm: tuổi tác, chủng tộc, di truyền, ăn uống, thắt ống dẫn tinh, hút thuốc, béo phì, các bệnh khác về tiền liệt tuyến… Có một số nhân tố mà con người không thể kiểm soát được, tuy nhiên, yếu tố ăn uống và vận động lại là những yếu tố mà con người có thể làm được và cải thiện được.

Cải thiện chế độ ăn uống, kiểm soát lượng nhiệt lượng đưa vào cơ thể:

Nghiên cứu cho thấy, những thức ăn có nhiều mỡ được cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Hiện nay, tỉ lệ mỡ ở mức lý tưởng là 10 – 20% trong tổng nhiệt lượng đưa vào cơ thể. Ngoài ra, trà xanh cũng góp phần kiểm soát căn bệnh này.

Tóm lại, có 5 điểm cần chú ý trong chế độ ăn uống để phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến:

  • Lượng mỡ phải thấp hơn 20% tổng nhiệt lượng đưa vào cơ thể.
  • Mỗi ngày ăn khoảng 20 – 40g các chế phẩm là từ đậu.
  • Mỗi ngày cần 200mg Sêlen.
  • Mỗi ngày cần 400 – 800 đơn vị quốc tế Vitamin E.
  • Uống nhiều trà xanh Ngoài ra, điểm 2, 3 và 4 có thể được thay thế bằng hoa quả tươi và rau tươi.

VẬN ĐỘNG VỚI LƯỢNG PHÙ HỢP

 

Có nghiên cứu đã chỉ ra, béo phì, ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Bởi vậy, vận động với một lượng phù hợp có ý nghĩa nhất định đối với việc phòng tránh bệnh.

Ngoài ra, hút thuốc, chụp chiếu tia laze và các vi rút gây ra các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục cũng có mối liên quan nhất định đến bệnh ung thư tiền liệt tuyến, những người có những yếu tố nguy cơ cao như thế này cần phải đề cao cảnh giác.

CÀ CHUA CÓ THỂ GIÚP PHÒNG TRÁNH UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

 

Theo nghiên cứu của trường đại học Harvard ở Mỹ, sắc tố đỏ có trong cà chua có thể giúp phá vỡ các phản ứng oxi hóa bên trong tiền liệt tuyến, tốt hơn cả cà rốt, tác dụng đặc biệt rõ đối với ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối.

Sắc tố đỏ không chỉ có trong cà chua mà còn có trong một số những loại quả có màu đỏ khác như: dưa hấu, nho.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...