Tỷ lệ tử vong ung thư tuyến tiền liệt giảm đi ít hơn 30% nhờ vào sàng lọc PSA
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện sàng lọc PSA giúp giảm 30% tỷ lệ tử vong ở ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu của 20.000 trường hợp được theo dõi trong hơn hai thập kỷ. Ban đầu những trường hợp này đều được sàng lọc PSA và được dự đoán là có nguy cơ cao mắc phải ung thư trong tương lai.
PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt hay là một loại enzyme được tiết ra bởi tuyến tiền liệt. Ở điều kiện bình thường, chỉ số PSA tồn tại trong máu với nồng độ rất thấp, khi tuyến tiền liệt gặp vấn đề như phì đại, bị viêm, ung thư thì nồng độ PSA bất ổn và tăng lên. Vì thế, khi xét nghiệm nồng độ PSA bên trong máu giúp các bác sĩ xác định được căn bệnh này.
Bác sĩ Maria Franlund, Khoa tiết niệu tại Học viện Sahlgrenska, Đại học Gothenburg, Thụy Điển và Trưởng khoa tại Bệnh viện Đại học Sahlgrenska chia sẻ: Nghiên cứu này rất quan trọng, bởi vì những tác động lâu dài của một chương trình sàng lọc có tổ chức ở Thụy Điển.
Trong luận án của Franlund về sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt được đưa ra sau khuyến nghị mới nhất (năm 2018) từ Ủy ban Y tế và Phúc lợi Quốc gia Thụy Điển: Về các dịch vụ y tế không chỉ nên sàng lọc duy nhất bằng xét nghiệm PSA. Lý do được Hội đồng đưa ra là việc sàng lọc PSA vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng chẩn đoán quá nhiều và hướng dẫn điều trị quá mức so với lợi ích của nó đem lại.
Ngoài ra, mục đích chính của nghiên cứu này là tăng cường nhận thức về ý nghĩa của sàng lọc và thiết kế hợp lý một chương trình sàng lọc trong tương lai đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Luận án của Franlund bắt nguồn từ một nghiên cứu lớn, dựa trên dân số ở Gothenburg vào năm 1995. Hiện tại, nghiên cứu này được xem là nghiên cứu duy nhất được thực hiện theo nhiều cách và có thời gian theo dõi dài nhất trong tất cả các nghiên cứu sàng lọc về ung thư tuyến tiền liệt trên toàn thế giới.
Ban đầu, thử nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt được dựa trên dân số ngẫu nhiên bao gồm tổng cộng 20.000 nam giới trong độ tuổi 50 - 64. Trong đó đã có 10.000 trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên cho một nhóm sàng lọc và tham gia vào xét nghiệm PSA (sàng lọc) cứ sau hai năm, sau đó thu thập lại các mẫu tế bào có mức PSA cao. Còn đối với 10.000 trường hợp còn lại được chỉ định vào nhóm kiểm soát và không được cung cấp mẫu PSA trong nghiên cứu.
Sau 22 năm theo dõi, có khoảng 300 trường hợp đã tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt.
Đối với những trường hợp đã trải qua sàng lọc trong chương trình cho thấy nguy cơ thấp hơn chiếm 30%. Thông thường những trường hợp có nguy cơ tử vong cao nhất ở ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
- Đều được bắt đầu sàng lọc sau 60 tuổi.
- Được chẩn đoán mắc bệnh sau khi rời khỏi nghiên cứu (tuổi từ 70 trở lên).
- Được mời tham gia nghiên cứu nhưng từ chối.
Ngoài ra, nghiên cứu này đã bao gồm kết quả ở những trường hợp tham gia vào chương trình sàng lọc và rời khỏi thử nghiệm mà không phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Trong số những trường hợp này có người đã được theo dõi trong 9 năm sau khi kết thúc sàng lọc và trong đó đã có khoảng 200 trường hợp được phát hiện và 21 người trong số này sau đó đã tử vong vì căn bệnh này.
Thông thường mức PSA trong lần sàng lọc đầu tiên cho thấy đã có ảnh hưởng lớn đến kết quả mắc bệnh trong tương lai. Do đó, chúng có thể được sử dụng để dự đoán mức độ rủi ro. Ngoài ra, kết quả cho thấy, một số trường hợp bị rối loạn chức năng, khó khăn trong việc tiểu tiện, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với những trường hợp không có triệu chứng trong nghiên cứu.
Theo quan điểm của Franlund, để tiếp tục giảm tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt gây ra, đầu tiên là điều chỉnh độ tuổi mà nam giới có thể tham gia, bước tiếp theo là các chương trình sàng lọc trong tương lai cần được tối ưu hóa. Ngoài ra, các chiến lược mới cũng được yêu cầu phát triển nhằm hạn chế tình trạng bị gián đoạn sàng lọc. Đối với những trường hợp có sức khỏe tốt thì mức PSA phải trên một mức nhất định (1,5 ng / ml) và tiếp tục được kiểm tra sau 70 tuổi.