Trị bệnh viêm loét đường tiêu hóa bằng phương pháp Đông y
1. Tiểu kiến trung thang
Thành phần: Quế chi (bỏ vỏ), gừng tươi mỗi loại 9g, cam thảo 6g, táo tàu (tách bỏ hạt) 10 Quả, thược dược 18g, đường mạch nha 30g (đun sau).
Cách dùng: Cho 700ml nước vào các vị thuốc trên sắc lấy 400ml nước thuốc, bỏ bã, hòa với đường mạch nha (đun chảy) chia ra làm ba lần để uống.
Công hiệu: ôn trung bổ tỳ.
Chủ trị: Hư tổn bụng đau, chườm nóng thì giảm đau. Lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch huyền mà trầm, mạch nhỏ, căng chậm; hoặc trong lòng lo âu buồn rầu, sắc mặt vàng khô buồn phiền bất an; hoặc tay chân đều mỏi, họng khô miệng đắng, trung hư thổ huyết chảy máu... Phương thuốc này hiện nay thường dùng để chữa các bệnh loét đường tiêu hóa, thấp nhiệt mang tính chức năng, thiếu máu.
Chú ý:
- Bệnh thường có biểu hiện là thích xoa nhẹ chỗ đau, ăn vào giảm đau, thích ăn đồ nóng, ghét ăn đồ lạnh, rêu lưỡi trắng.
- Phương thuốc này dùng để điều trị viêm đường tiêu hóa, nhiệt thấp mang tính chức năng, thiếu máu.
2. Phục kiện tản
Thành phần: Nhân sâm 30g, hoàng cầm tươi 30g, đảng sâm 30g, xuyên uất kim 30g, xuyên luyện tử 30g, cam thảo 30g, kê nội kim 120g, trần bì 60g, thần khúc 60g.
Cách dùng: Nghiền các vị thuốc trên thành bột, mỗi lần dùng l,5g, mỗi ngày dùng ba lần.
Công hiệu: Tiêu trừ bệnh trạng, chữa khỏi bệnh loét.
Chủ trị: Loét tá tràng phần tròn. Bệnh thường thấy các biểu hiện là đau ở khoang dạ dày theo quy luật, tiêu hóa kém. Rêu lưỡi mỏng trắng mạch huyền tử.
Chú ý:
- Bệnh này biểu hiện là: đau khoang dạ dày mang tính quy luật, acid trong dạ dày tăng cao, tiêu hóa kém, rêu lưỡi trắng, mạch tỉ.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị loét đường tiêu hóa.
3. Phụ tử lý trung viên
Thành phần: Pháo phụ tử 30g, nhân sâm 30g, bạch truật 30g, gừng tươi 30g, chích cam thảo 30g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 10 viên, mỗi ngày dùng ba lần; có thể lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc uống, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày uống 2 thang.
Công hiệu: ôn dương trừ hàn, ích khí kiện tỳ.
Chủ trị: Đau bụng; sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, nôn mửa không dứt, nôn thổ kiết lị, cơ bắp co giật, tiêu hóa không tốt, luôn cảm thấy lạnh bụng.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các triệu chứng bụng đau, thích chườm nóng vào chỗ đau, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, nôn mửa không dứt.
- Thuốc này là sự kết hợp giữa lý trung viên và phụ tử.
- Phương thuốc này có thể chữa trị viêm dạ dày mạn tính, loét tá tràng đoạn hình tròn, dạ dày khuyếch trương.
4. Phụ quế lý trung viên
Thành phần: Nhục quế 15g, phụ tử 15g, đảng sâm 30g, bạch truật 30g, gừng khô 30g, cam thảo 30g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống l0g, mỗi ngày dùng 5 lần; có thể dùng 1/5 lượng thuốc trên sắc thuốc uống sắc làm hai lần (hấp với nhục quế để uống uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn trung, âm, ích khí kiện tỳ.
Chủ trị: Bụng đau, bệnh thường biểu hiện: đau bụng, thổ tả, không muốn ăn, chân tay lạnh.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau, thích chườm nóng, thổ tả, chân tay lạnh làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng mạn tính, loét tá tràng đoạn hình cầu, dạ dày khuếch trương.
5. Lý trung hóa đờm viêm
Thành phần: Gừng khô 30g, nhân sâm 30g, bạch truật 30g, chích cam thảo 30g, pháp hạ 20g, phục linh 40g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống 10 viên, mỗi ngày dùng ba lần; có thể dùng 1/3 lượng các thuốc trên, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ích khí kiện tỳ, ôn hóa đờn.
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn, thổ ra đờm. Bệnh này thường có biểu hiện là ho ra đờm thổ ra nước, ăn ít, hoặc ăn vào khó tiêu, đại tiện phân lỏng.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các triệu chứng ho ra đờm, thổ ra nước, đại tiện phân lỏng làm trọng tâm phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này là sự kết hợp giữa thang lý trung viên thêm pháp hạ, phục linh.
- Phương thuốc này dùng để điều trị viêm vị tràng mạn tính, loét dạ dày, thập nhị tràng hình tròn cầu, cản trở môn vị (tắc).
6. Chỉ thực lý trung viên
Thành phần: Chỉ thực 15g, bạch truật 30g, nhân sâm 30g, cam thảo 30g phục linh 30g, gừng khô 30g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống l0g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc uống, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Chủ trị: Khoang bụng đầy khối cứng, nằm cũng đau, khó chịu, không đụng vào được.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các biểu hiện khoang bụng đầy khối cứng, khó chịu, không động vào được, ho ra máu đờm, ngực tức làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này là thang thuốc lý trung viên thêm chỉ thực, phục linh.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, tá tràng hình tròn cầu, khuếch trương dạ dày cấp tính, sa dạ dày.
7. Hương san lý trung viên
Thành phần: Quảng mộc hương 3g, đông đương sâm 5g, gừng khô 3g, sa nhân 3g, bạch truật 6g, chích cam thảo 2g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn trung kiện tỳ, hành khí giảm đau.
Chủ trị: Đau bụng do trúng hàn. Bệnh thường biểu hiện là đau bụng, thích sờ nắn, chườm nóng, chân tay lạnh, đại tiện phân lỏng, hoặc thổ tả, kiết lị, rêu lưỡi trắng nhờn, manh trầm nhươc.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau, thích chườm nóng vào chỗ đau, chân tay lạnh, đại tiện phân lỏng, mạch trầm nhược làm trọng tâm phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này là kết hợp giữa thang thuốc lý trung viên thêm quảng mộc hương, sa nhân.
- Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng đoạn hình tròn cầu và bệnh xơ cứng động mạnh vành thuộc loại hư hàn khí trệ.
8. Lý trung viên
Thành phần: Nhân sâm, bạch truật, gừng khô, chích cam thảo loại 30g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng l0g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc có thể lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc làm hai lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn trung tử hàn, bổ khí kiện tỳ.
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn bụng đau, tiêu chảy, thổ. Bệnh thường biểu hiện đi lỵ, mất nước nhưng không khát, thổ, bụng đau nhâm nhẩm, thích chườm nóng, thích xoa nhẹ vào chỗ đau. Cảm giác bụng no, nhưng trong bụng không có gì và trúng hàn rối loạn; dương hư mất máu, như nôn ra máu, đi đại tiện ra máu hoặc ngực đau, mệt mỏi, yếu, chân tay lạnh và nếu là trẻ nhỏ thì bị co giật, chảy nước bọt...
Chú ý:
+ Bệnh này lấy các triệu chứng bụng đau, thích chườm nóng, thích xoa nhẹ vào chỗ đau, chân tay lạnh làm trọng tâm phân tích khảo chứng.
+ Phương thuốc này dùng lượng ít trong nhiều lần: Ngày uống 3 - 4 lần, đêm hai lần, cả ngày và đêm dùng sáu lần. Dùng đến khi trong bụng cảm thấy nóng quá độ. Lượng dùng mỗi lần cũng có thể tăng. Tuy nhiên nếu dùng thuốc tễ hiệu quả của thuốc cũng không bằng thuốc sắc. Phương thuốc này tương tự như bài thuốc "nhân sâm thang" trong quyển "Thương hàn tạp bệnh luận".
- Biểu hiện chủ yếu của bệnh là dịch tả, nôn oẹ, tiêu chảy, bệnh hư hàn.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm vị tràng cấp mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình tròn cầu, dạ dày phình to, và trẻ em tiêu hóa không tốt, xơ cứng động mạch vành thuộc loại bệnh hư hàn.
9. Quy tỳ thang
Thành phần: Bạch truật, đương quy, bạch phục linh, hoàng kỳ (sao), long nhãn, viễn chí, nhân táo chua (sao), nhân sâm mỗi loại 3g, mộc hương l,5g, cam thảo (nướng) 0,9g.
Cách dùng: Các vị thuốc trên cùng với gừng tươi, táo tàu sắc thuốc uống, mỗi ngày một thang chia làm hai lần để uống. Ngoài ra, còn có thuốc viên, mỗi ngày dùng 6 - 9g, uống với nước sôi ấm, mỗi ngày chia 2 - ba lần để uống; nếu chế thành dạng tễ, mỗi lần dùng 1 - 2 thìa ăn cơm, pha nước nguội uống, mỗi ngày dùng 2 - ba lần.
Công hiệu: ích khí bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm.
Chủ trị: Tâm tỳ lưỡng hư, tâm lý hoảng loạn, sợ sệt, đánh trống ngực, chữa bệnh đãng trí, mau quên, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, hư nhiệt, ăn ít, luôn mệt mỏi, sắc mặt khô vàng, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhỏ chậm; máu chảy qua tỳ không có quy luật, đi đại tiện ra máu, ban xuất huyết dưới da. Bài thuốc này cũng dùng để chữa trị cho phụ nữ băng huyết, kinh nguyệt có sớm (theo tháng), máu ra nhiều nhưng màu nhạt, hoặc khí hư, xơ cứng động mạch vành, nhịp tim thất thường, loét đường tiêu hóa, thiếu máu, bệnh tử điến (xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết tím, thường thấy ở trẻ em và phụ nữ) giảm tiểu cầu, đi tiểu tiện huyết sắc tố tính giai đoạn, cường tuyến giáp trạng, bệnh động kinh, suy nhược thần kinh, chứng tổng hợp ngoại thương hậu não, tử cung ra máu tính chức năng, chứng tổng hợp niêm kỳ, mắt mỏi, rụng tóc... thuộc chứng tâm tỳ lưỡng hư hoặc máu chảy qua tỳ không có hệ thống.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các biểu hiện như tâm trí hoảng loạn, sợ sệt, đánh trống ngực, đãng trí, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, hư nhiệt, ăn ít, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, rêu lưỡi màu trắng, làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh đau tim, loét đường tiêu hóa, thiếu máu.
10. Phục phương hà xa tán
Thành phần: Tử hà xa 250g, hoàng kỳ 50g, diên hồ tố, phục linh mỗi loại 30g, kê nội kim 20g, sa nhân 13g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống 5g, mỗi ngày uống năm lần, hoặc lấy 1/3 các vị thuốc trên sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Thông khí giải hàn, giảm đau.
Chủ trị: Hàn là phạm vị (khí lạnh xâm nhập vào dạ dày). Bệnh này có biểu hiện là: Khoang dạ dày đau dữ dội, nếu làm cho khoang dạ dày ấm lại thì sẽ giảm đau, sợ lạnh, thích ấm áp miệng không khát, thích uống và ăn những đồ nóng, nước tiểu trong, sắc lưỡi nhạt, bựa lưỡi màu trắng, mạch căng.
Chú ý:
- Bệnh này có biểu hiện là khoang dạ dày đau dữ dội, ghét lạnh thích ấm áp, miệng không khát, thích ăn uống những đồ nóng, rêu lưỡi màu trắng, mạch căng.
- Phương thuốc này chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng đoạn hình tròn cầu.
11. Loét dạ dày thang
Thành phần: Hoàng kỳ 15g, mộc hương l0g, đảng sâm ô dược l0g, đơn sâm l0g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang, liên tục dùng 3 tuần là 1 quá trình chữa trị.
Công hiệu: ôn trung giải hàn, giảm đau.
Chủ trị: Hàn tà phạm vị. Bệnh thường biểu hiện là bụng đau, đau nhâm nhẩm, bụng thường ợ khí chua, sắc lưỡi nhạt đỏ, mạch trầm.
Chú ý:
- Chứng bệnh này có biểu hiện là đau bụng trên, đau nhâm nhẩm, bụng trướng, ợ khí chua, rêu lưỡi trắng.
- Phương thuốc này chữa trị loét dạ dày.
12. Bảo chỉ viên
Thành phần: Thần khúc 20g, sơn tra 60g, phục linh, bán hạ 30g, trần bì l0g, liên kiều l0g, củ cải l0g.
Cách dùng: Làm thành viên nhỏ, mỗi lần dùng l0g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/3 các vị thuốc trên sắc làm hai lần dùng làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Tiêu thực hòa vị, hóa tích hóa u.
Chủ trị: Đồ ăn chứa đầy trong khoang dạ dày. Chứng bệnh thường biểu hiện là dạ dày trướng lên và đau, ợ khí, chua, buồn nôn, hoặc nôn xong bụng đau nhâm nhẩm, rêu lưỡi dày nhờn, mạch trơn, căng, sợ ăn.
Chú ý:
- Bệnh này thường có biểu hiện là dạ dày chứa đầy thức ăn, trướng, đau, ợ ra có mùi ôi chua, nôn oẹ, nôn xong bụng nhâm nhẩm đau, rêu lưỡi nhờn, mạch trơn.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh loét dạ dày.
13. Ôn vị ẩm
Thành phần: Nhân sâm 6 - 18g, bạch truật 15g, biển đậu l0g, trần bì 5g, gừng khô 6g, chích cam thảo 6g, đương quy 6g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn vị bổ tỳ.
Chủ trị: Bị cảm lạnh, nôn oẹ. Bệnh thường biểu hiện là nôn oẹ, có mùi chua, đi tiêu chảy, không muốn ăn, phụ nữ thì tạng hàn, buồn nôn, khí bất an.
Chú ý:
- Chứng bệnh này lấy các triệu chứng như nôn oẹ có mùi chua, không muốn ăn, mạch chậm yếu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này tạo thành từ bài thuốc lý trung viên và biển đậu, trần bì, đương quy.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm dạ dày mạn tính, viêm ruột mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, không được dùng khi mang thai.
14. Phù dương trợ vị thang
Thành phần: Gừng khô 5g, luyện sâm 4g, thảo đậu khấu 4g, chích cam thảo 4g, quan quế 4g, bạch thược 4g, trần bì 6g, bạch truật 6g, ngô thù du 6g, ích trí nhân 6g, hắc phụ tử 6g, gừng tươi 5g, táo 2 quả (táo to).
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn trung, giải hàn.
Chủ trị: Khí lạnh tích ở dạ dày và ruột làm cho khoang dạ dày đau. Bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, nếu được chườm nóng thì sẽ cảm thấy dễ chịu.
Chú ý:
- Chứng bệnh này lấy các biểu hiện khoang dạ dày đau, chườm nóng thì cảm thấy dễ chịu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này có thể dùng để điều trị viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm kết tràng mạn tính.
15. Ôn trung bổ tỳ thang
Thành phần: Nhân sâm 4g, hoàng kỳ 4g, bạch truật 4g, gừng khô 4g, trần bì 4g, pháp hạ 4g, phụ tử 4g, phục linh 4g, sa nhân 4g, nhục quế 4g, bạch thược dược 4g, chính cam thảo 4g, gừng lùi (nướng) 8g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn trung bổ tỳ, cố bản hồi dương.
Chủ trị: Mãn tì phong; bệnh thường có biểu hiện là thổ tả lâu ngày nhắm mắt lắc đầu, mặt môi xanh tái, trán toát mồ hôi, choáng váng, chân tay lạnh toát, run rẩy, lưỡi ngắn tiếng ngọng, nhiều lần thổ ra nước.
Chú ý:
- Chứng bệnh này lấy việc điều trị các chứng thổ tả lâu ngày, mặt môi xanh tái, trán toát mồ hôi, choáng váng, chân tay lạnh toát run rẩy, lưỡi ngắn tiếng ngọng, nhiều lần thổ ra nước... để phân tích khảo chứng hiệu quả trị liệu.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm kết tràng mạn tính, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, trẻ em tiêu hóa không tốt.
16. Trầm hương ôn vị viên
Thành phần: Phụ tử, ba kích, gừng pháo, hồi hương, mỗi loại 30g, trầm hương, chích cam thảo, đương quy, ngô thù du, nhân sâm, bạch truật, bạch thược dược, bạch phục linh, lương khương, mộc hương, mỗi loại 15g, đinh hương 9g, quan quế 21g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng l0g, một ngày dùng ba lần, dùng với không phúc nhiệt mễ thang, nhưng có thể lấy 1/7 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Giải hàn, kiện tỳ điều trung.
Chủ trị: Nóng bên trong, khi yếu, tỳ vị bị lạnh mà sinh ra bụng đau, tiêu chảy, nôn oẹ. Bệnh thường biểu hiện là: Tâm bụng bị đau, đại tiện hoạt tiết, bụng sôi, thổ tả, chân tay lạnh toát, kiết lị vô độ, đổ mồ hôi trộm.
Chú ý:
- Chứng bệnh này lấy việc chủ trị các triệu chứng bụng đau thổ tả, chân tay lạnh ra mồ hôi trộm, mạch trầm yếu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn.
17. Trầm hương quế phụ viên
Thành phần: Trầm hương, phụ tử, xuyên ô, gừng khô, hổi hương, nhục quế, ngô thù du, mỗi loại 30g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống l0g, mỗi ngày dùng ba lần dùng với không phúc nhiệt mễ thang hoặc rượu ấm; hoặc lấy 1/10 lượng các vị thuốc trên sắc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn dương giải hàn, ấm tỳ điều trung.
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn, tích lạnh, bụng đau. Bệnh này thường biểu hiện là bụng đau, sườn sưng, bụng sôi, kiết lị lâu ngày, chân tay lạnh. Bệnh sa dạ dày dẫn đến bụng đau, lưng còng không duỗi thẳng được.
Chú ý:
+ Chứng bệnh này lấy việc chủ trị các triệu chứng khoang bụng đau, sườn trương, chân tay lạnh, mạch trầm làm trọng điểm để phân tích khảo chứng.
+ Phương thuốc gồm 8 vị thuốc, tính ôn, không nên lạm dụng, không dùng quá liều.
+ Phương thuốc này điều trị loét dạ dày, tá tràng hình tròn cầu, viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính.
18. Loét thang
Thành phần: Sinh địa hoàng 30g, đẳng dâm 30g, xuyên luyện tử 30g, tiên hạc thảo 30, đan sâm 15g, uất kim 15g, ngũ linh chi 15g, trần bì 15g, thần khúc 15g, xuyên tiêu 10g, cam thảo 10g.
Cách dùng: Cho khoảng 1000ml nước vào các vị thuốc trên, sắc lửa to 30 phút, sau đó lại cho thêm 1000ml , sắc tiếp 50 phút, hai lần sắc hợp thành một, chia làm ba lần để uống, uống sau bữa ăn 30 phút hoặc 1 tiếng, uống nóng. Mỗi ngày dùng một thang.
Công hiệu: Kiện tỳ ích khí, thông khí hoạt huyết, sinh cơ giảm đau.
Chủ trị: Loét đường tiêu hóa.
19. Gừng cao lương thang
Thành phần: Gừng cao lương 12g, hậu phác 6g, đương quy 6g, quế tâm 5g, gừng tươi l0g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn trung giải hoàn, giảm đau.
Chủ trị: Đau tim, bụng đau. Bệnh thường biểu hiện là bụng đau, hai sườn sưng, tâm trạng buồn rầu, khó chịu.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau, 2 bên sườn sưng, buồn rầu khó chịu, mạch căng làm trung tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm dạ dày mạn tính, xơ cứng động mạch vành.
20. Bồ thảo mộc hương thang
Thành phần: Bồ công anh 20g, chích cam thảo 20g, thanh mộc hương 12g, bạch truật 15g, pháp hạ 6g, xuyên tiêu 6g, phục linh l0g, đảng sâm 15g, ngô thù du 5g, trần bì 5g, táo 5g.
Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, sắc làm hai lần, chia buổi sáng và buổi chiều, khi bụng còn đói, dùng 30 ngày làm một quá trình chữa trị.
Gia giảm: Đại tiện bổ máu dương tính hoặc đại tiện có phân đen thì bỏ xuyên tiêu, ngô thù du, cho thêm vào táo tâm thổ, hắc phụ tử, a giao. Bụng trướng thì cho thêm củ cải, thiếu máu thì cho thêm kê huyết đằng. Chứng trạng lâm sàng dần dần mất đi thì có thể chữa trị loét bằng uống sunphatnatri hoặc sau khi bệnh đỡ thì dùng thêm hoàng kỳ kiến trung thang.
Công hiệu: ôn trung kiện tỳ, lý khí giảm đau.
Chủ trị: Viêm loét tá tràng hình cầu tròn.
Chú ý:
- Chứng bệnh này lấy các biểu hiện như dạ dày bị đau, tiêu hóa không tốt, trong dạ dày có nhiều acid, thích chườm nóng, thích xoa nhẹ vào chỗ đau. Trước khi ăn, nửa đêm, bệnh thường nặng; người bệnh có sắc mặt vàng, tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi trắng ướt, mạch trầm.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm loét tá tràng hình cầu tròn.
21. Vị kiến trung thang
Thành phần: Đương quy 5g, bạch thược 5g, bạch truật 5g, chích cam thảo 5g, nhân sâm 5g, mạch đông 5g, xuyên khung 5g. nhục quế 5g, phụ tử 5g, nhục thung dung, bán hạ l0g, hoàng kỳ l0g, phục linh l0g, thục địa l0g, gừng tươi l0g, táo tàu 5 quả.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiện: ích khí bổ máu, ôn thận kiến tì.
Chủ trị: Kinh lạc bất túc, tỳ thận hư lâu, tính lao hư tổn. Bệnh thường biểu hiện thân thể gầy yếu, hơi thở ngắn, thích nằm, nóng lạnh, đầu đau, ho lạnh, sắc mắt trắng bạch, bụng dưới nóng, đau, đêm ngủ ra nhiều mồ hôi, đêm ngủ luôn mơ ác mộng, đi tiểu tiện nhiều lần, kiết lỵ.
Chú ý:
+ Chứng bệnh này lấy các biểu hiện như cơ thể gầy yếu, thở dốc, chân tay lạnh toát, kiết lị, mạch trầm làm trung tâm để giải thích khảo chứng.
+ Phương thuốc này dùng để chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm kết tràng mạn tính, xơ gan.
22. Lương khương tán
Thành phần: Gừng cao lương l0g, quế tâm, đương quy, mỗi loại l0g, hậu phác 4g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ôn trung, giải hàn, giảm đau.
Chủ trị: Bụng đau, có nhiệt sẽ khỏi.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các triệu chứng như đau bụng, có nhiệt, bị lạnh thì ngược lại làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính.