Trị bệnh viêm dạ dày mạn tính từ phương pháp Đông y
1. Mạch môn đông thang
Thành phần: Mạch môn đông 30g, chế bán hạ, cam thảo mỗi loại 4g, nhân sâm, cánh mễ mỗi loại 6g, táo 12 quả.
Cách dùng: Cho một thang nước vào các vị thuốc trên sắc lấy 500ml, chia dùng làm ba lần.
Công hiệu: ích vị dưỡng âm, giáng nghịch hạ khí.
Chủ trị: Phổi và dạ dày đều bị tổn thương, viêm hư hóa thượng, ho chảy nước dãi, khí ngược và đứt gãy, họng khô miệng khát, lưỡi khô, ít bựa, mạch sổ. Những triệu chứng này thường thấy ở những người âm hư như viên nhánh khí quản, nhánh khí quản khuếch trướng, dạ dày hệ tiêu hóa bị loét.
2. Vinh vị tán
Thành phần: Tây dương sâm, trâm thạch hộc, bạch mộc nhĩ, nấm hương, linh chi, mỗi loại 60g.
Gia giảm: Nếu tụ máu thì dùng thêm điền tam thất 60g; nếu tỳ dương hư, tây dương sâm đổi thành hồng sâm 60g; nếu thiếu máu thì dùng thêm một bộ nhau.
Cách dùng: Nghiền thành bột các vị thuốc trên, đựng vào giao nang. Mỗi lần dùng 3 đến 4 viên, dùng với nước nguội, mỗi ngày dùng ba lần.
Công hiệu: ích khí dưỡng âm, vinh vị tản u.
Chủ trị: Khí công lưỡng hư, viêm dạ dày mang ăn mòn, ngưng tụ huyết.
3. Bán hạ tả tâm thang gia giảm
Thành phần: Pháp bán hạ 12g, bạch trược 12g, xích thược 12g, gừng khô 5g, đương sâm 15g, bồ công anh 15g, hoàn liên 6g, sa nhân 6g, kê nội kim l0g, chỉ thược l0g, cam thảo 6g.
Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang.
Công hiệu: Kiện tỳ hoàn vị, khai hết trừ u.
Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính.
4. Dưỡng âm an vị thang
Thành phần: Thạch hộc, ô mai nhục, đương quy, các loại đều 12g, bạch thược, bắc sa sâm, sơn tra, hoàng tinh, đạm thung dung, mỗi loại 15g, mạch nha, cốc nha, mỗi loại 30g, kê nội kim, cam thảo, mỗi loại 9g.
Cách dùng: sắc các loại thuốc trên lấy 500ml, chia làm ba lần uống trong một ngày, mỗi ngày dùng một thang. Mỗi quá trình chữa trị là 1 tháng, liên tục dùng trong 3 tháng.
Công hiệu: Bổ âm, dưỡng vị.
Chủ trị: Viêm dạ dày co rút mạn tính, có biểu hiện: Khoang dạ dày nhâm nhẩm đau, bụng chương, thường thấy sau khi ăn, ợ khí, ăn ít hoặc không muốn ăn, cơ thể suy nhược gầy yếu, tinh thần mệt mỏi, bí tiện hoặc đi phân lỏng; miệng khô hoặc đắng, lưỡi đỏ ít bựa, mạch tượng tỉ huyền.
5. Bán hạ tả tâm thang gia vị
Thành phần: Khương bán hạ, bạch thược, hương phụ, mỗi loại 12g, hoàng linh 9 - l0g, hoàng liên 6 - 9g, đảng sâm 12 - 15g, hoàng kỳ 15g, đơn sâm 15 - 20g, sa bạch trược 12 - 15g, tam thất (dạng bột pha uống) 6 - 9g, gừng khô 6 - 9g, chích cam thảo 9g, táo 3 quả.
Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, 20 ngày là một quá trình chữa trị. Trong thời gian uống thuốc này, thì phải dùng các vị thuốc chữa viêm dạ dày khác.
Gia giảm: Nếu đau thì cho thêm huyền hồ 9 - 12g, nếu thiếu chua thì cho thêm hải bao trứng bọ ngựa 12g, tiêu hóa không tốt thì cho thêm pháo kê nội kim 12g; kiểm tra bệnh lý trên trên ruột hóa sinh hoặc sinh không mang tính điển hình thì dùng thêm bán chi liên 30g.
Công hiệu: Bổ trung, phụ chính, điều hòa hàn nhiệt.
Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính.
6. Bổ trung ích khí thang
Thành phần: Hoàng kỳ nướng 15g, đẳng sâm, sa bạch thược mỗi loại l0g, trần bì 3g, cam thảo nướng, đương quy, thăng ma nướng, sài hồ sao mỗi loại 6g.
Gia giảm: Bệnh có kèm theo thiếu chua thì cho thêm tả kim viên 6g, nếu có cả ợ khí thì chế bán hạ l0g; nếu đi đại tiện lỏng thì cho thêm phục linh l0g, hoài ,sơn dược l0g. Nếu có táo bón thì cho thêm đại hoàng tố 6g; nếu dạ dày bị đau thì cho thêm bạch thược tươi 15g.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang, sắc thuốc uống hai lần, một quá trình điều trị là 15 ngày, thường dùng 1 đến 2 quá trình điều trị.
Công hiệu: Bổ trung, ích khí, thăng dương, giảm trọc.
Chủ trị: Viêm dạ dày do tràn dịch mật. Khoang dạ dày đau âm ỉ, có lúc đau như lửa đốt, nhưng sau. khi dùng bữa thì bụng lại chương khó chịu, ợ khí, thân thể suy nhược yếu ớt, gầy, lưỡi nhạt bợ lưỡi trắng mỏng, mạch tỉ nhược; nếu bị soi dạ dày thấy viêm dạ dày nước mật chảy ngược lại.
7. Sài hồ sơ gan tản gia vị
Thành phần: Sài hồ l0g, thược dược 15g, dư xác 15g, xuyên khung l0g, hương phụ 15g, cam thảo nướng l0g, trần bì l0g, tam thất sâm 3g (nghiền nát, hòa uống).
Gia giảm: Nếu đau kịch liệt thì cho thân kim linh tứ tản; khí trệ thì cho chỉ thực l0g, hậu phác 15g; nếu có cả nôn oẹ thì cho thêm trúc nhự 15g, bán hạ l0g, nếu tỳ hư thực trệ thì cho thêm kê nội kim 20g, tiêu tam tiên, mỗi loại 15g; ợ chua thì cho thêm ô tặc cốt 20g.
Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, 7 thang là một quá trình.
Công hiệu: Hoạt huyết, hóa u, thông khí giảm đau.
Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính; có các biểu hiện: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, khoang dạ dày chương đau, miệng khô, ợ chua, mỗi lần tức giận thì bệnh càng nặng, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm huyền.
8. Đại hoàng phụ tử thang gia vị
Thành phần: Đại hoàng 9g, chế phụ tử 6g, tế tân 2g, đại giả thạch 30g (sắc trước), tuyên phục hoa l0g (gói), sa nhân 6g (cho vào sau), hương phụ 12g.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang, sắc thuốc uống, chia làm hai lần.
Công hiệu: Đại hàn tà tản, giảm khí bẩn, thông phú khí, trung tiêu an.
Chủ trị: Viêm dạ dày nước mật chảy ngược lại. sắc mặt u ám, tinh thần mệt mỏi, sợ rét, chân tay lạnh, nôn mửa, ăn ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền căng.
9. Đơn thược thang
Thành phần: Đơn bì, bạch thược.
Gia giảm: Đau thì cho nguyên hồ, đài ô, xuyên luyện tử; bụng trướng ợ khí, thì cho phật thủ, phúc bì, chỉ xác; miệng đắng thì cho xuyên phác, miên trần, mạch nha...
Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang, sắc thuốc uống, mỗi ngày sắc hai lần, khoảng 300ml, chia làm hai lần để uống, liên tục dùng trong 1 tháng. Trong khi uống thuốc này thì không được dùng các loại thuốc tây khác, không được hút thuốc, uống rượu, không được ăn những thức ăn lạnh, sống.
Công hiệu: Tẩm bổ can thận, thanh nhiệt tiêu thấp.
Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính ở người già.
10. Đơn sám ấm giám vị
Thành phần: Đơn sâm, tam thất, đàn hương, sa nhân, đảng sâm, sa sâm, bạch hoa xà thiệt thảo, cam thảo.
Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày uống 25ml, mỗi ngày uống 2 đến ba lần, điều trị trong 1 tháng, mỗi ngày dùng một thang. Gia giảm: Can uất thì cho sài hồ, thanh bì; cảm thấp thì cho thêm hoắc hương lan, khối nhân. Nếu dạ dày nóng thì cho thêm hoàng liên; hàn nặng thì cho thêm gừng khô, tất bọt, gừng hương; âm hư thì cho thêm thạch hộc, mạch đông; khí hư nặng thì cho thêm hoàng kỳ; thực trệ thì cho thêm tiêu san tiên, sa cốc, mạch nha; đau dạ dày nặng thì cho thêm nguyên hồ; ợ khí thì cho thêm trầm hương; đi đại tiện lỏng thì cho thêm thương truật; bí tiện thì cho thêm hỏa ma nhân.
Công hiệu: Kiện tỳ, hòa vị, hoạt huyết, hóa u.
Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính có các biểu hiện: Khoang dạ dày đau nhâm nhẩm, đau như lửa đốt rất khó chịu, hỗn tạp, ợ khí, không muốn ăn gì, miệng khô khát nước, lòng bàn tay bàn chân nóng ran, mệt mỏi, táo bón, lưỡi đỏ thẫm ít bựa, có vết nứt, có vết tụ.
11. Sài hồ hậu phác thang
Thành phần: Sài hồ, chính hậu phác mỗi loại l0g, phục linh, vỏ quất, tử tô mỗi loại 8g, gừng tươi 12g, cau 5g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm 2 lần. Mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Sơ can, thông khí, chữa chướng bụng.
Chủ trị: Bụng chướng, không muốn ăn uống gì, ợ khí, nôn oẹ...
Chú ý:
- Phương thuốc này lấy triệu chứng trướng bụng, ợ khí làm trọng điểm phân biệt.
- Phương thuốc này dùng để trị viêm dạ dày mạn tính, viêm nang mật mạn tính.
12. Bán hạ tả tâm thang
Thành phần: Pháp hạ 12g, hoàng cầm 9g, gừng khô 9g, nhân sâm 9g, chích cam thảo 9g, hoàng liên 3g, táo 4 quả.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Hòa vị giáng nghịch trị u chữa đầy bụng.
Chủ trị: Can khí ức kết, huyết ứ khí trệ (máu và khí tích tụ). Thường biểu hiện là đau 2 bên sườn, nóng lạnh đau xen, mạch huyền.
Chú ý: Phương thuốc này lấy biểu hiện đau ngực, sườn đau, nóng, lạnh đan xen, mạch huyền làm trọng điểm để phân biệt.
Phương thuốc này dùng để trị thần kinh giữa sườn bị đau, viêm xương sườn, viêm nang mật mạn tính, viêm dạ dày mạn tính.
13. Hóa gan tiên (thuốc sắc giải gan)
Thành phần: Thanh bì, trần bì, thược dược, đơn bì, dành dành, trạch tả, bối mẫu mỗi loại l0g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang, ngày uống hai lần.
Công hiệu: Tích nhiệt hòa vị.
Chủ trị: Khoang dạ dày đau, sợ đồ lạnh, miệng vừa khô vừa đắng, nuốt chua buồn phiền dễ cáu giận, bí đại tiện, không đi tiểu được lưỡi đỏ, rêu lưỡi màu vàng nhờn, mạch huyền số.
Chú ý:
- Phương thuốc này lấy biểu hiện khoang dạ dày đau nhiệt, buồn phiền dễ cáu giận, bựa vàng, mạch số làm trọng điểm để phân biệt.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm dạ dày mạn tính, viêm nang mật mạn tính.
14. Thanh gan hòa vị thang
Thành phần: Sài hồ 9g, hoàng cầm 9g, uất kim 9g, chỉ xác 9g, xuyên luyện tử 9g, huyền hổ tố 9g, phật thủ 9g, lục ngọc mai 9g, bồ công anh 15g, thanh bì 9g, trần bì 9g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Sơ can, hòa vị, thông khí, giảm đau.
Chủ trị: Dạ dày đau, viêm dạ dày co rút mạn tính; thường thấy khoang dạ dày trương lên và đau, nhiều khối cứng, ợ khí; đau kèm theo ợ khí, thải khí giảm, linh thần thất thường nên bụng đau, miệng đắng, bợ lưỡi vàng, mạch huyền.
Chú ý: Vị thuốc này trị dạ dày trướng đau, tinh thần tình cảm không cân bằng, ợ khí, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
15. Thư gan hòa vị thang (làm cho gan dễ chịu và điều hòa dạ dày)
Thành phần: Sài hồ l0g, trần bì 6g, bạch thược 15g, chỉ xác l0g, hương phụ l0g, bạch cập l0g, huyền sâm l0g, bồ công anh l0g, sa nhân l0g (cho vào sau), chích thảo 6g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Làm cho can dễ chịu, điều hòa dạ dày, thông khí giảm đau.
Chủ trị: Khoang dạ dày bị đau (do viêm dạ dày, bệnh loét; bệnh thường biểu hiện là bụng chướng, nhiều khối cứng trong bụng, ợ khí nuốt chua, nôn oẹ, không muốn ăn uống sau khi ăn trướng bụng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
Chú ý: Vị thuốc này lấy khoang dạ dày bị đau có kèm theo chướng bụng, ợ khí, lưỡi đỏ, bợ lưỡi trắng và khô, mạch huyền làm trọng điểm để phân tích khảo chứng.
16. Dành dành đại hoàng thang
Thành phần: Dành dành 8g, đại hoàng 3g, chỉ thực 15g, đạm đậu thi 25g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Thanh nhiệt trừ phiền kiêm hoàn hạ.
Chủ trị: Bệnh vàng da vàng mắt, thường thấy là trong lòng buồn phiền hoặc đau nhiệt, ngực bụng đầy những khối cứng hoặc bí tiện, bợ lưỡi vàng hoặc kèm theo nhờn sổ.
Chú ý:
+ Phương thuốc này lấy việc điều trị các triệu chứng trong lòng buồn phiền, có lúc buồn nôn, bụng ngực đầy khối cứng, đi tiểu tiện rắt, mạch sổ làm trọng điểm để khảo chứng hiệu quả.
+ Phương thuốc này gồm lục trung dành dành và đại hoàng phân thành lượng nhỏ, hai vị thuốc trên kết hợp với nhau có tác dụng tăng cường thanh nhiệt, đi tiểu dễ. Dùng cả với đậu thi, thì phương thuốc này càng có tác dụng tốt hơn, có tác dụng thanh nhiệt, giải sầu.
- Phương thuốc này còn chữa viêm nang mật mạn tính hoặc viêm gan mạn tính, viêm dạ dày mạn tính.
17. Dành dành gừng khô thang
Thành phần: Dành dành l0g, gừng khô 6g. Cách dùng: sắc làm hai lần uống làm hai lần, mỗi ngày* dùng 2 thang.
Công hiệu: Thanh thương ôn trung, giải sầu.
Chủ trị: Thương hàn, tâm tư buồn phiền, thân nhiệt bị giữ lại.
Chú ý:
- Phương thuốc này lấy việc chủ trị các triệu chứng tâm tư buồn phiền, miệng chảy dãi làm trọng điểm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này có khả năng chữa viêm dạ dày mạn tính.
18. Dành dành ô mai thang
Thành phần: Dành dành, hoàng cầm, cam thảo, mỗi loại dùng 5g, sài hổ l0g, ô mai 15g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải sầu, hòa giải thiếu dương.
Chủ trị: Tâm tư buồn phiền. Bệnh này thường thấy xuất hiện sau khi thương hàn, thì tà nhiều thanh ít, hư phiền mất ngủ, trong lòng lo buồn, khoang bụng đầy khối cứng, sờ vào thì lại thấy mềm, bụng sôi, nhưng lại không muốn ăn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Chú ý:
- Phương thuốc này lấy việc chủ trị các triệu chứng tâm tư buồn sầu, mất ngủ, bụng sôi như đói, nhưng lại không muốn ăn, rêu lưỡi vàng làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này chế biến từ tiểu sào hồ thang mà thành. Nó có tác dụng thanh mật nhiệt hòa giải thiếu dương, nhưng phương thuốc này lại chú trọng dùng ô mai để "hạ khí, trừ nhiệt, buồn phiền".
- Phương thuốc này dùng để trị viêm nang mạn tính, viêm dạ dày.
19. Lý trung niên
Thành phần: Nhân sâm 30g, bạch truật 30g, gừng khô 30g, chích cam thảo 30g.
Cách dùng: Chế tiểu viên mỗi lần dùng l0g, mỗi ngày dùng ba lần. sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang; lấy 1/3 các vị thuốc trên làm một thang.
Công hiệu: Ôn trung, giải hàn, bổ khí, kiện tỳ.
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn nên bụng đau, đi tả, nôn oẹ. Bệnh thường biểu hiện là không thoát nước, nôn oẹ; bụng đau âm ỉ, thích xoa bóp, bụng trướng nhưng lại không có gì và trúng hàn dịch tả; mất máu như: Thổ ra huyết, đi tiện ra huyết; ngực tê (do hàn) hư chứng, mệt mỏi yếu ớt, tứ chi lạnh; nếu là trẻ con thì co giật, sau khi mắc bệnh thì hay chảy nước vãi...
Chú ý:
Phương thuốc này lấy việc chủ trị các chứng bụng đau, thích xoa bóp, tứ chi lạnh làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
+ Phương thuốc này nên uống lượng ít, uống nhiều lần; lòng đỏ trứng gà, mỗi ngày dùng ba đến bốn lần, buổi tối uống hai lần, cả ngày và đêm là năm đến sáu lần. Uống đến khi trong bụng cảm thấy nhiệt, có thể tăng 3, 4 viên, mỗi lần uống lượng thuốc có nhiều hơn.
+ Phương thuốc này trị co giật, thổ tả thuộc chứng hư hàn.
+ Phương thuốc này có thể chữa trị viêm vị tràng cấp mạn tính, loét dạ dày và tá tràng, dạ dày khuếch trương, và trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt, xơ cứng động mạch vành loại chứng hư hàn.
20. Quế chi nhân sâm thang
Thành phần: Gừng khô, nhân sâm, bạch truật, mỗi loại 9g, chích cam thảo 12g, cành quế 12g, (cho vào sau).
Cách dùng: Sắc thuốc làm hai lần, uống hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiện: Ôn lý giải biểu, ích khí tiêu khối.
Chủ trị: Chứng tỳ vị hư hàn, cảm phong hàn. Bệnh thường thấy có các triệu chứng kiết lỵ, kiết lỵ không ngừng, nôn khô hoặc thấy phát nhiệt.
Chú ý:
- Phương thuốc này lấy việc chủ trị các chứng bệnh kiết lỵ lâu ngày, nôn khan làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này là "lý tung viên" thêm cành quế.
- Phương thuốc này có thể điều trị loét dạ dày, loét tá tràng phần tròn, viêm vị tràng mạn tính.
21. Tam hổ chỉ thuật viên
Thành phần: Bạch truật 30g, vỏ quýt 30g, hoàng bách 30g, chỉ thực 30g, triết bối mẫu 20g, sơn tra 15g, phục linh 15g, hương phụ 15g, hoàng cầm 15g, thần khúc 15g, hoàng liên 15g, mạch nha 9g, cam thảo 9g, kết cánh 6g, liên kiều 6g, sa nhân 3g.
Cách dừng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống l0g, mỗi ngày uống ba lần, lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Lý khí hòa trung, thanh nhiệt hóa đờm.
Chủ trị: Tỳ vị mất điều hòa, tiêu hóa không tốt, nhiệt, đờm nhiều, ho. Bệnh thường biểu hiện là khí ngược đầy ngực, ho, khí đứt quãng, đờm đặc, lưỡi đỏ, bợ lưỡi vàng nhờn, mạch sổ thực.
Chú ý:
+ Phương thuốc này lấy việc chủ trị chứng ngực đầy khí, ho đờm đặc, bợ lưỡi vàng nhờn làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này có thể chữa viêm vị tràng mạn tính.
22. Hương san binh vị viên
Thành phần: Thương truật l0g, hậu phác 8g, trần bì 8g, hương phụ 8g, sa nhân 4g, cam thảo 4g.
Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 5g, mỗi ngày dùng ba lần, uống với nước nóng; có thể sắc thuốc uống, sắc hai lần, mỗi ngày dùng hai lần.
Công hiện: Lý khí khoát trung, táo thấp kiện tỳ.
Chủ trị: Ôn dương tỳ vị; bệnh thường biểu hiện là khoang bụng trướng lên, ăn ít, buồn nôn, bợ lưỡi nhờn, mạch trần.
Chú ý:
- Bệnh này lấy việc chủ trị các chứng bệnh khoang bụng trướng lên, ăn ít, buồn nôn, bợ lưỡi nhờn, mạch trần làm trọng điểm phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này chữa viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ dày co rút, viêm ruột mạn tính.
23. Tứ ma thang
Thành phần: Nhân sâm l0g, cau 15g, trầm hương 5g, ô dược l0g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Thuận khí phụ trung, khoát trung giảm ngược.
Chủ trị: Chỉnh khí tố hụt, can khí ngang ngược, phạm vào phổi vị mà dẫn đến khí ngược thở dốc ngực cách hoành, cách mô khó chịu, buồn rầu không buồn ăn.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các chứng trạng thở dốc, ngực cách (hoành cách mô) khó chịu, mạch huyền làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này có tên là tứ ma ẩm. Cách dùng: là lấy nước thuốc đặc (mài) cùng với thất phần trân, sắc uống.
- Phương thuốc này chữa viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính.