Trị bệnh viêm dạ dày cấp tính từ phương pháp Đông y

Trị bệnh viêm dạ dày cấp tính từ phương pháp Đông y

1) Tử vị hương nhu ấm

Thành phần: Hương nhu l0g, hậu phác (nước gừng) 5g, biển đậu (sao) 5g, hoàng liên 3g. 

Cách dùng: sắc làm 2 lần, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Tán nhiệt hòa tỳ.

Chủ trị: Cảm, nhiệt khí, da nóng, đầu đau nặng, ra mồ hôi, chân tay mỏi hoặc nóng khát, thổ tả.

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các triệu chứng da nóng, đầu đau nặng, chân tay mỏi, mạch sổ làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng cấp tính.

2) Đại hoàng cam thảo thang 

Thành phần: Đại hoàng 12g, cam thảo 13g. 

Cách dùng: sắc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Thanh nhiệt, thông, giảm, cầm thổ. 

Chủ trị: Thổ tả, bệnh thường biểu hiện: Cứ ăn vào là nôn ra, mật nôn ra chua, đại tiện phân khô, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt thực.

Chú ý: 

- Bệnh này lấy việc chủ trị các triệu chứng nôn mửa, mạch hoạt thực làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Bệnh này do dạ dày nóng gây ra, vì thế người bệnh có biểu hiện đi đại tiện phân khô hoặc miệng hôi, thích những đồ lạnh... 

- Phương thuốc này chữa trị viêm dạ dày cấp tính.

3) Chỉ thực đạo trợ viên 

Thành phần: Đại hoàng 30g, chỉ thực 15g, hoàng cầm l0g, hoàng liên l0g, thần khúc 15g, bạch truật l0g, phục linh l0g, bạch tả 6g. 

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng l0g, mỗi ngày dùng ba lần, với nước sôi ấm hoặc 1/3 lượng các vị thuốc trên, sắc thuốc uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Tiêu tích thực trệ, thanh lợi, thấp nhiệt. 

Chủ trị: Tích tụ bên trong, sinh thấp ôn nhiệt. Bệnh thường biểu hiện là khoang ngực tức, có khối u cứng, bị kiết lỵ, hoặc tiêu chảy xong bụng đau, hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trầm thực. 

Chú ý: 

- Căn bệnh này lấy việc biểu hiện kiết lỵ, khoang ngực tức, có khối cứng, rêu lưỡi, vàng nhờn, mạch trầm thực làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này do tam hoàng tả tâm thang (chủ yếu là đại hoàng) cùng với chỉ thuật thang thêm gia giảm mà thành. Phương thuốc này dùng để thanh vị nhiệt, thực trộ, lợi thuỷ thấp, để sơ đạo vị tràng tích trệ. 

- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm vị tràng cấp tính, kiết lỵ sinh vi khuẩn.

4) Cam thảo tả tâm thang 

Thành phần: Chích cam thảo 12g, hoàng cầm 9g, gừng khô 9g, pháp bạch hạ 12g, táo 4g, hoàng liên 3g, nhân sâm 9g. 

Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Hạ nghịch hòa vị, trừ kết tiêu khảo chứng. 

Chủ trị: Dưới tim có khối u cứng (tỳ vị bất hòa). Bệnh thường biểu hiện là ho khan, dưới tim có rất nhiều khối u cứng; trong lòng buồn rầu bất an, số lần đi kiết lỵ trong ngày nhiều, đồ ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết, bụng sôi, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch căng sổ, sờ vào thấy đập yếu. 

Chú ý: 

- Chứng bệnh này lấy các biểu hiện là có khối u cứng, nôn khô, bụng sôi, kiết lỵ, trong lòng buồn chán, mạch sổ mà hư để làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Bệnh này do tỳ khí hư hàn, tâm khí hư, vị tràng ôn nhiệt gây nên.

- Phương thuốc này có thể dùng để điều trị viêm vị tràng cấp tính. 

5) Hoàng liên tiêu khôi cứu viêm 

Thành phần: Trạch tả 6g, gừng vàng 6g, gừng khô 6g, chích cam thảo 9g, phục linh 9g, bạch truật 14g, trần bì 15g, trừ linh 15g, chí thực 21g, bán hạ 27g, hoàng liên 30g, hoàng cầm 60g. 

Cách dùng: Làm thành viên nhỏ, mỗi ngày uống l0g, mỗi ngày uống ba lần; hoặc lấy 1/6 lượng các vị thuốc trên, sắc thuốc uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí tiêu khối cứng. 

Chủ trị: Thấp nhiệt trung âm, khí cơ che lấp chỗ ngưng trệ. Bệnh thường biểu hiện dưới tim đầy những khối cứng, buồn phiền, nóng, bất an. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các triệu chứng dưới tim đầy khối cứng, buồn phiền, nhiệt, nóng, thở hổn hển, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch số làm trọng tâm để phân biệt khảo chứng. 

- Phương thuốc này dùng để chữa viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột cấp tính, loét dạ dày, loét tá tràng chỗ có hình tròn, viêm nang mật cấp tính, bệnh mật đá, viêm gan da vàng truyền nhiễm cấp tính. 

6) Phụ tử tả tâm thang 

Thành phần: Đại hoàng 9g, hoàng liên 5g, hoàng cầm 5g, phụ tử 5g.

Cách dùng: sắc phụ tử lấy nửa bát nước thuốc. Khi phân ra nửa o; Bên trong bị nhiệt, tiêu chảy; bệnh này có biểu hiện là thân nhiệt cao, không sợ lạnh, tiêu chảy, bụng đau, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi màu vàng nhạt, mạch tỉ số. 

Chú ý: 

+ Bệnh này lấy các triệu chứng phát nhiệt, tiêu chảy, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mạch sổ làm trọng điểm để phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này chữa bệnh kiết lỵ, nhưng lượng thang lớn, viêm tràng vị cấp tính, bệnh kiết lỵ do vi khuẩn, bệnh lỵ amip. 

7) Cầm bách hợp tễ 

Thành phần: Hoàng cầm l000g, hoàng bách l000g, Cát căn l000g, cau l000g, mộc hương 600g, bạch đầu ông 1500g, thái bì 300g, mã xử kiện 3000g. 

Cách dùng: sắc thật đặc, cho thêm phòng hư tễ. Người lớn mỗi lần uống l00ml, mỗi ngày dùng ba lần. 

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, táo thấp cầm tả. 

Chủ trị: Tiêu chảy (viêm tràng vị cấp tính). Bệnh thường có biểu hiện là tiêu chảy, phân dạng nước, bụng đau, nôn oẹ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền số. 

Chú ý: Bệnh này thấy các triệu chứng tiêu chảy, bụng đau, buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền sổ làm trọng điểm giải thích khảo chứng.

8) Quả cau 

Thành phần: Nhân sâm 9g, trần bì 3g, mạch nha 12g, thần khuê 9g, ngô thưa dũ 3g, hậu phác 6g, cau 9g. 

Cách dùng: Sắc thuốc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: hành khí hóa trệ, kiện tỳ bổ khí. 

Chủ trị: Khối cứng do tỳ vị hư hàn. Bệnh thường biểu hiện là ăn ít, mệt mỏi, trong lòng lo buồn bất an, sắc lưỡi nhạt, bên cạnh có viết răng rêu lưỡi trắng, mạch hoàn nhược. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các biểu hiện ăn ít, bụng đầy khối cứng, sắc lưỡi nhạt, mạch yếu làm trọng điểm phân tích khảo chứng. 

- Vị thuốc này là dị công tản khứ cam thảo, cau, ngô thù du, hậu phác, thần khúc, mạch nha. 

- Phương thuốc này điều trị bệnh chức phận thần kinh vị tràng, viêm dạ dày cấp mạn tính. 

9) Thiêu tì tản 

Thành phần: Gừng khô 3g (cho vào sau), sa nhân 3g (cho vào sau), thần khúc 9g, mạch nha 9g, quýt đỏ 6g, chích cam thảo 6g. 

Cách dùng: Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 9g, mỗi ngày uống ba lần, cho 1 ít muối nóng vào, sắc uống, sắc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang.

Công hiệu: Ôn trung tiêu trệ, hành khí tan u. 

Chủ trị: Thức ăn trong dạ dày lạnh và tích tụ khô lại. Bệnh thường biểu hiện là khoang bụng trương, lạnh, đau. 

Chú ý: 

- Chứng bệnh này lấy biểu hiện khoang bụng trướng, lạnh, đau, bộ lưỡi trắng nhờn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này dùng để chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng cấp tính. 

10) Tam hoàng chủ thuật viêm 

Thành phần: Hoàng cầm 60g, hoàng liên 30g, đại hoàng 30g, thần khúc 30g, vỏ quýt 30g, bạch truật 30g, chỉ thực 15g. 

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng l0g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/10 các vị thuốc trên sắc thuốc uống ngày sắc làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Tiêu thực hóa tính, thanh nhiệt táo thấp. 

Chủ trị: Thương thực nhục tích, ôn thấp sinh nhiệt. Bệnh thường biểu hiện là tiêu chảy, bụng đau hoặc bí tiện, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trầm thực. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các biểu hiện tiêu chảy, bụng đau, rêu lưỡi nhờn, mạch thực làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này là tam hoàng, tả tâm thang cùng với chỉ thuật thang (chỉ xác 20g, bạch truật 6g thêm thần khué, vỏ quýt). 

- Phương thuốc này dùng để chữa tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng cấp tính.

11) Quất hán chỉ thuật viên 

Thành phần: vỏ quất, chỉ thực, bán hạ mỗi loại 30g, bạch truật 60g. 

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống l0g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/5 lượng các vị thuốc trèn sắc làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Kiện tỳ tiêu hóa, táo thấp, hòa vị. 

Chủ trị: Tỳ hư tiêu hóa không tốt, thấp trệ, bụng khó chịu. 

Chú ý: 

+ Bệnh này lấy các biểu hiện tiêu hóa không tốt, thấp trệ, bụng khó chịu, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

+ Phương thuốc này trị tiêu hóa không tốt, chữa viêm vị tràng mạn tính. 

12. Hương san chỉ thuật viêm

Thành phần: Sa nhân, mộc hương, mỗi loại 15g, chỉ thực 30g, bạch truật 60g. 

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống l0g, mỗi ngày dùng ba lần, hoặc lấy 1/5 lượng thuốc trên sắc làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Kiện tỳ, trệ giải khối cứng, lý khí, khai vị. 

Chủ trị: Tỳ hư thực ít, hoặc ăn nhưng không tiêu, khó chịu. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các biểu hiện chủ yếu là ăn ít, khó chịu, đau, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Vị thuốc này chữa trị chứng tiêu hóa không tốt, bệnh chức phận thần kinh dạ dày, viêm tràng vị cấp tính. 

13) Khúc nghiệt viêm 

Thành phần: Thần khúc, mạch nghiệt mỗi loại 30g, hoàng liên 15g, gừng tươi 30g. 

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống l0g, mỗi ngày dùng ba lần, hoặc lấy 1/5 lượng các vị thuốc trên sắc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Tiêu thực, hòa vị, hóa trệ, trừ trướng. 

Chủ trị: Uống quá nhiều rượu thành nghiện. Bệnh thường biểu hiện là đau bụng, hai bên sườn bị đau, đi đại tiện xong tích bọt. 

- Chứng này lấy các biểu hiện đau bụng, sườn đau, đi đại tiện xong tích bọt, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng cấp mạn tính.

14) Cốc thần viêm 

Thành phần: Nhân sâm, sa nhân, hương phụ, tam lăng, nga truật, thanh bì, trần bì, thần khúc, mạch nha, chỉ xác mỗi loại 3g. 

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng l0g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy các vị thuốc trên sắc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Thông khí, tan tích, tiêu thực, hòa trung. 

Chủ trị: Trung hư thực tích, khí cơ ức trệ. Chứng bệnh này có biểu hiện: Sườn đau, bụng trướng, không muốn ăn uống, ợ chua, đại tiện lỏng, tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch tỉ hoạt. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các biểu hiện: Tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhờn, tiêu hóa kém, làm trọng tâm phân biệt khảo chứng. 

- Phương thuốc này dùng chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm tràng vị cấp tính. 

15) Tam lăng viêm 

Thành phần: Tam lăng, mộc hương, thần khúc, trần bì, bán hạ, mỗi loại 30g, đinh hương, quan quế mỗi loại 15g, gừng tươi 30g. 

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 5g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/10 các vị thuốc trên sắc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Tiêu thực hóa trệ, hòa vị giảm nghịch. 

Chủ trị: Tiêu nhi đình tích; bệnh thường biểu hiện: bụng trướng, nôn oẹ, ợ khí, không muốn ăn. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các biểu hiện bụng chương, ợ khí, chán ăn làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này chữa trị cho trẻ em tiêu hóa không tốt, viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột cấp tính. 

16) Lục hòa thang 

Thành phần: Hoắc hương 12g, bán hạ l0g, hạnh nhân 12g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, biển đậu 12g, xích phục linh 12g, sa nhân 15g, hậu phác 5g, mộc qua 9g, cam thảo 3g. 

Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Kiện tỳ, hóa thấp, tiêu thực, hòa trung. Chủ trị: Mùa hè ăn uống không điều hòa, thấp thương tỳ vị, thổ tả, ngực, hoành cách mô đầy khối cứng rêu lưỡi màu trắng trơn. 

+ Bệnh này thấy các biểu hiện bất chợt bị nôn oẹ, kiết lỵ, ngực, hoành cách mạc đầy khối cứng, rêu lưỡi màu trắng, trơn, làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

+ Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng cấp tính, ngộ độc thức ăn.

17) Đại hòa trung ẩm 

Thành phần: Chỉ thực 5g, trần bì, sơn tra, mạch nha, mỗi loại 5g, sa nhân 6g. 

Cách dùng: sắc thuốc uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Hành khí, tiêu tích, đạo trệ. 

Chủ trị: Tích tụ đồ ăn trong dạ dày. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các biểu hiện ợ chua, bụng đầy khối cứng, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng cấp mạn tính. 

18) Tam nhân thang

Thành phần: Hạnh nhân 15g, chính hoạt thạch 18g, bách thông thảo 6g, bạch khấu nhân 6g, lá tre, hậu phác 6g, sinh dĩ nhân 12g, bán hạ 15g. 

Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần uống mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Thanh lợi, thấp nhiệt, thông khí cơ. 

Chủ trị: Thấp ôn sơ khởi; bệnh thường biểu hiện đầu đau, rét lạnh, thân thể đau, sắc mặt vàng nhạt, ngực khó chịu, không đói, buổi chiều người nóng, rêu lưỡi màu trắng, chỉ khát, mạch huyền tế, trầm.

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các triệu chứng tức ngực cảm thấy không đói, tiểu tiện ngắn, ít, mạch huyền tỷ làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này chữa trị thương hàn ruột, viêm vị tràng cấp tính, viêm ống thận. 

19) Hoàng cẩm hoạt thạch thang 

Thành phần: Hoàng cầm 9g, hoạt thạch 9g, phục linh bì 9g, đại phúc bì 6g, bạch khấu nhân 3g, thông thảo 3g, trư linh 9g. 

Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. 

Công hiệu: Thanh nhiệt, lợi thấp. 

Chủ trị: Thấp ôn; bệnh thường biểu hiện là sốt cao, toàn thân đau đổ mồ hôi thì nhiệt hạ sau đó lại tiếp tục bị sốt, khát nhưng uống ít nước hoặc không khó, bựa lưỡi nhạt, vàng trơn. 

Chú ý: 

- Bệnh này lấy các biểu hiện sốt cao, đau toàn thân, đổ mồ hôi thì hạ sốt, tiếp tục bị sốt, khát nhưng uống ít nước, hoặc không khát, rêu lưỡi vàng trơn, làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm ống thận cấp tính, thương hàn ruột, viêm vị tràng cấp tính.

20) Hoắc phác hạ linh thang 

Thành phần: Đỗ hoắc hương 12g, chân xuyên phác 6g, khương bán hạ 9g, xích phục linh 18g, quang hạnh nhân 18g, sinh ý nhan 24g, bạch khấu nhân 4g, trư linh 9g, đạm hương thi 18g, trạch tả 9g. 

Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh lợi, thấp nhiệt, kiện tỳ, bổ khí. 

Chủ trị: Thấp ôn bệnh; bệnh thường biểu hiện là sợ lạnh, tinh thần mệt mỏi, lúc nào cũng muốn ngủ, đầu, mắt sưng không thể vận động thoải mái, thân nặng xoay chuyển khó khăn, cơ bắp chân tay đau, khó chịu, chân, đùi mỏi, ngực, hoành cách mạch chứa đầy khối cứng; khát nhưng uống ít nước, hoặc không khát; sốt vào buổi chiều, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, đại tiện lỏng, thậm chí tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn, hoặc trắng trơn, dày. 

Chú ý: 

- Chứng bệnh này lấy các biểu hiện chân tay mỏi, đầu, mắt sưng đau chóng mặt tức ngực, tiểu tiện chắt, miệng nhờn rêu lưỡi trắng trơn, mạch nhu hoãn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 

- Phương thuốc này chữa trị thương hàn, viêm vị tràng cấp tính.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...