Thực trạng người mắc bệnh béo phì hiện nay

Thực trạng người mắc bệnh béo phì hiện nay

BỆNH BÉO PHÌ VÀ DINH DƯỠNG

Béo phì còn gọi là tăng cân quá mức, là sự tăng tuyệt đối khối mỡ của cơ thể. Tăng cân quá mức và bệnh béo phì hiện tại là một bệnh về dinh dưỡng thường gặp nhất và mang tính chất toàn cầu. Đối với các nước phát triển cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mới và tầng suất của bệnh tăng rõ rệt theo thời gian (Theo PGS.TS. Đỗ Trung Quân). Các thông số dịch tế học về béo phì cũng được thay đổi theo thời gian kế cả tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì. Từ 1997 đến nay: theo NHAS (National Health Assessment Survey) cho thấy có 64 triệu người mắc bệnh béo phì chiếm 1/3 số người lớn trên thế giới. Tỷ lệ bệnh béo phì tăng nhanh (Carroll). 1960 - 1962 người từ 20 - 70 tuổi: 43,3%. 1988 - 1994 người > 20 tuổi: 54,9%. Song song với tỷ lệ bệnh béo phì tăng nhanh thì chi phí cho điều trị cũng tăng vọt, từ năm 1995 đến 1997 toàn bộ chi phí cho chăm sóc sức khỏe ở người béo phì là 100 tỷ đô la, trong đó 500 triệu USD được sử dụng trực tiếp cho điều trị bệnh liên quan tới béo phì. Ở Pháp năm 1998: tỷ lệ béo phì chiếm 17% dân số, sự chênh lệch tỷ lệ còn tùy theo từng vùng, tỷ lệ cao ở phía Đông và thấp nhất ở vùng Paris.

Bệnh béo phì thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và tăng theo tuổi, tuy nhiên trong một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em béo phì tăng một cách đáng chú ý.

Các nước châu  Âu và nước công nghiệp phát triển có tỷ lệ gặp trên 20% dân số. Điều kiện kinh tế xã hội: chế độ dinh dưỡng tăng, phong cách sống với hưởng thụ nhiều và ít vận động cũng làm cho tỷ lệ bệnh tăng.

+ Ở Việt Nam; thống kê của BS. Trần Thị Ngọc Bích Bệnh viện Nhi Đồng 1.

- 1994: trẻ em béo phì gặp 2,2% số trẻ em đến khám tại viện.

- 1995: trẻ em béo phì 5,4% số trẻ em đến khám - 1996: trẻ em béo phì 7,9% số trẻ em đến khám tại bệnh viện. - 2014: tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành chiếm 25% dân số.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 - 2006 của viện dinh dưỡng quốc gia

Đối tượng nghiên cứu từ 25 - 64 tuổi 

Số liệu thu thập bao gồm về cân nặng, chiều cao, huyết áp, % mỡ cơ thể, vòng bụng, vòng mông. Nồng độ đường huyết và lipid máu. Sử dụng phương pháp hỏi ghi để thu thập số liệu về tần xuất tiêu thụ một số thực phẩm liên quan, hoạt động thể lực, và tiền sử các bệnh mãn tính 

Kết quả: Trên 17,213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng ( tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Mặt khác, có 20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/ béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc hội chưng chuyển hóa (HCCH) là 13,1% tăng theo tuổi. Yếu tố liên quan đến HCCH ở cả khu vực nội và ngoại thành là hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít vận động, % mỡ cơ thể cao, và tiêu thụ nhiều thịt, dầu, mỡ.    

 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...