Thế nào là trẻ suy dinh dưỡng và các cách phân loại mức độ suy dinh dưỡng trên thế giới

Thế nào là trẻ suy dinh dưỡng và các cách phân loại mức độ suy dinh dưỡng trên thế giới

Suy dinh dưỡng (SDD) là một bệnh do cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng; bệnh hay gặp ở trẻ em < 5 tuổi; ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ; trẻ SDD dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng có thể dẫn đến tử vong.

1. Định nghĩa Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng (SDD) là một bệnh do cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em < 5 tuổi; ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ; trẻ SDD dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng có thể dẫn đến tử vong.

2. Đặc điểm và hiện trạng Suy dinh dưỡng 

Trên thế giới 500 triệu trẻ em SDD/1 năm. Việt Nam có khoảng 4092 trẻ suy dinh dưỡng < 5 tuổi.
Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đưa ra kết quả khảo sát về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam trong § năm qua (từ 2007 đến năm 2014): tỉ lệ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 21,2% xuống còn 14,5%. Tỷ Lệ thấp còi cũng giảm từ 33,9% xuống còn 24,9%. Tuy nhiên với tỉ lệ này, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trên thế giới. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng công bố vào năm 2014 trong hội thảo "Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam", tỉ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc ở trẻ em dưới 5 tuổi là 4%.

2.1. Nguyên nhân do dinh dưỡng

Do mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi sữa nhân tạo. Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn không đúng khẩu phần ăn. Cai sữa sớm. 

2.2. Nguyên nhân do nhiễm trùng

Nguyên nhân cấp tính: viêm phổi, ỉa chảy cấp. Nhiễm trùng mạn: lao, sởi, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Một số bệnh do ký sinh trùng: giun, sán. 

2.3. Những yếu tố thuận lợi

Trẻ đẻ non, thiếu cân. Dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh. Kinh tế khó khăn. 

3. Phân loại suy dinh dưỡng

3.1. Phân loại theo mức độ SDD

Phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (1981) (WHO): sử dụng biểu đồ phát triển để theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (dựa vào cân nặng theo tuổi). Nêu dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2SD) so với quần thể tham khảo NCHS của hoa kỳ thì được coi là suy dinh dưỡng.

SDD độ I: cân nặng dưới - 2SD đến - 3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với cân nặng trẻ bình thường.

SDD độ II: cân nặng dưới - 3SD đến - 4SD tương đương với cân nặng còn 60-709⁄ so với cân nặng trẻ bình thường.

SDD độ III: cần nặng dưới - 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường. 

3.2. Phân loại của Gomez F (1956)

Thiếu dinh dưỡng độ I tương ứng với 75-90% cân nặng chuẩn.

Thiếu dinh dưỡng độ II tương ứng với 60-75% cân nặng chuẩn.

Thiếu dinh dưỡng độ III tương ứng với < 60% cân nặng chuẩn.

3.3. Phân loại của Waterlow .JC (1976)

Suy dinh dưỡng thể gầy còm (hiện đang thiếu dinh dưỡng): tăng cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn.

SDD thể còi cọc (thiếu dinh dưỡng thể trường diễn): chiều cao thấp hơn so với chuẩn.

Phân loại theo các thể SDD của Wellcome (1970) đánh giá cân nặng theo tuổi và phối hợp với triệu chứng phụ để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor: => lưu ý: thể Marasmus: chủ yếu giảm năng lượng. Thể Kwashiorkor: chủ yếu giảm protid.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...