Testosterone hạn chế tái phát ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân nguy cơ thấp
Từ lâu hormone môn Testosterone đã được các bác sĩ xem là tác nhân thúc đẩy ung thư tuyến tiền liệt. Vào năm 1941, một công trình nghiên cứu của Huggins và Hodges đã giành được giải thưởng Nobel về y học (1966), vì đã tìm ra những tác động mạnh mẽ của việc giảm testosterone đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Về sau, các loại thuốc không chứa nhiều hormone testosterone đã trở thành một lựa chọn tiêu chuẩn cho nhiều bệnh nhân.
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990 đến 2000, các bác sĩ lại phát hiện ra ở những bệnh nhân đang điều trị chống testosterone lâu dài lại không tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt, mà họ chết vì bệnh tim mạch. Bởi vì nồng độ testosterone cực thấp đã gây ra tổn hại đáng kể dẫn đến các biến chứng như tăng đường huyết, tiểu đường, tăng cholesterol, mỡ nội tạng giữa bụng,... Bên cạnh đó khi Testosterone thấp cũng gây ra mất chức năng tình dục ở nhiều nam giới đang điều trị chống androgen. Vì thế bác sĩ chỉ điều trị testosterone cho một số trường hợp có nguy cơ thấp sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật.
Họ đã làm gì?
Bắt đầu từ năm 2008, nhóm bác sĩ từ Đại học California (ở Irvine), do Giáo sư Thomas Ahlering dẫn đầu, đã bắt đầu lựa chọn cẩn thận những bệnh nhân có thể nhận được liệu pháp thay thế testosterone sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để bằng robot, với hy vọng cải thiện chức năng tình dục.
Nhóm nghiên cứu đã làm việc với 834 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Trong đó, họ đã điều trị cho 152 bệnh nhân có nguy cơ thấp (không có xảy ra các bệnh khác khi sử dụng liệu pháp thay thế testosterone). Sau 3,1 năm phẫu thuật, họ đã kiểm tra các bệnh nhân bị tái phát ung thư, bằng cách đo nồng độ Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Từ đó nhóm nghiên cứu phát hiện có khoảng 5% bệnh nhân bị tái phát bệnh là nhận được điều trị, trong khi ở những bệnh nhân không nhận được testosterone thì tỷ lệ tái phát là 15%. Nhìn chung, sau khi tính toán sự khác biệt giữa các nhóm, thì tỷ lệ này đã giảm gần ba lần trong 3 năm.
Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (tiếng Anh: Prostate-specific antigen - PSA): Là một glycoprotein được mã hóa bởi gen KLK3 (Kallikrein-3), được tiết ra bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Ở đàn ông trong trường hợp bình thường có một lượng PSA nhỏ trong máu.
Tầm quan trọng
Thomas Ahlering nhận xét: Thực tế đây không phải mục tiêu ban đầu của nghiên cứu, vì vậy kết quả này là một bất ngờ lớn, bởi vì liệu pháp thay thế testosterone có thể giảm tỷ lệ tái phát bệnh. Mặc dù testosterone không chữa được ung thư. Nhưng nó lại hạn chế sự phát triển ung thư. Trung bình bệnh nhân mất khoảng 1,5 năm mới có thể phát hiện ra căn bệnh này. Ngoài ra Testosterone còn được biết đến là một hormone sinh dục giúp thúc đẩy khối lượng cơ bắp, cholesterol tốt hơn, mức triglyceride và tăng hoạt động tình dục....
Ông tiếp tục chia sẻ: Đối với những nghiên cứu nhỏ trước đây cho thấy Testosterone có thể không mang lại rủi ro cho một số nhóm bệnh nhân nhất định, tuy nhiên đây là thử nghiệm lớn nhất từng được thực hiện. Thực tế chúng tôi không đề xuất thay đổi phương pháp điều trị, nhưng hầu hết mọi người luôn đặt ra câu hỏi về những tác hại về việc sử dụng testosterone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt đối với những bệnh nhân có nguy cơ thấp sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Vì thế chúng tôi cần cộng đồng ung thư - tiết niệu có thể bắt đầu xem xét về việc sử dụng Testosterone.
Giáo sư Francesco Montorsi (Milano), Tổng thư ký phụ trách khoa học tiết niệu Châu âu nhận xét:
"Bài báo này thực sự quan trọng, vì nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra nồng độ testosterone (đây là một phần trong việc quản lý bệnh nhân bị rối loạn tình dục sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt). Rõ ràng việc chọn lựa đúng bệnh nhân là rất quan trọng, nhưng nếu được xác nhận, điều này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân và giảm tỷ lệ tử vong. Hiện tại chúng tôi cần các nghiên cứu lớn có thể hỗ trợ xem xét những điều này".