Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú

Tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ bị ung thư vú hay không?
Đó những gì mà Tiến sĩ Kyuwan Lee đã điều tra được trong nghiên cứu do Christina Dieli-Conwright dẫn đầu, về "Tác động của tập thể dục nhịp điệu đối với hội chứng chuyển hóa, béo phì teo cơ (tên khoa học là sarcopenic obesity), tình trạng thừa cân hoặc béo phì của những bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú".

Phát hiện này được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, và đã sử dụng Điểm rủi ro Framingham (tên khoa học là Framingham Risk Score), đây là một hệ thống tính điểm được sử dụng nhằm xác định yếu tố phát triển bệnh tim mạch của bệnh nhân nhân thư vú trong hơn 10 năm.
Thực tế cho thấy bệnh nhân ung thư vú có nguy cơ biến chứng tim mạch cao hơn trong và sau khi điều trị ung thư (hóa trị và xạ trị), Lee cho biết. Ngoài ra, nghiên cứu này còn đề cập đến những ảnh hưởng của sức khỏe gây ra bởi các phương pháp điều trị liên quan đến ung thư, hoặc nghiêm trọng hơn là do béo phì và lối sống ít vận động.
Hiện tại các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho bệnh nhân ung thư vú bằng cách thử nghiệm các chương trình tập thể dục tốt nhất trong và sau khi điều trị ung thư.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Ung thư Quốc gia.
Tập thể dục và những người sống sót sau điều trị ung thư vú: Những yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong điều trị
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên bao gồm 100 phụ nữ sống sót sau ung thư vú ở giai đoạn I - III.
Họ đã được tham gia 3 buổi tập thể dục trong một tuần và được giám sát trong vòng 16 tuần: Các buổi tập thể dục nhịp điệu được thực hiện khoảng 80 phút, riêng buổi tập thứ 3 thường chỉ được thực hiện trong 50 phút. Nghiên cứu này đã thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tập thể dục do Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ quy định cho những người sống sót sau ung thư.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích và kiểm tra xem tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người sống sót sau ung thư, Lee nói.

Và kết quả cho thấy, họ đã giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
Cho đến nay, nguyên nhân chính gây tử vong ở phụ nữ mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu là bệnh tim và tập thể dục (theo quy định) thường không được coi là chăm sóc tiêu chuẩn.
Vì thế các nhà nghiên cứu hy vọng kết quả của thử nghiệm này sẽ giúp người bệnh thấy được tầm quan trọng của việc tập thể dục cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Qua đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cần kết hợp tập thể dục vào trong điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Tập thể dục và những người sống sót ung thư vú: Điều gì sẽ được thực hiện tiếp theo?
Những phát hiện chỉ là khởi đầu, Lee nói. Trong giai đoạn tiếp theo, ông sẽ dự định thực hiện nghiên cứu về ngăn ngừa rối loạn chức năng tim mạch ở bệnh nhân ung thư đang trải qua hóa trị liệu gây độc hại cho tim, trong đó các tác dụng phụ ở các loại thuốc trong quá trình hóa trị có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim.
Ngoài ra, Lee còn có kế hoạch tiếp tục điều tra các tác động của tập thể dục lên nhiều dấu ấn sinh học tim mạch mới ở các loại bệnh nhân ung thư khác. Nhằm mục đích xác định tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tim mạch ở bệnh nhân ung thư.
Tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn khi chứng kiến cha tôi trải qua quá trình điều trị ung thư, Lee giải thích. Nhưng ông ấy đã vượt qua các tác dụng phụ của thuốc trong hóa trị bằng cách tập thể dục. Điều đó đã thôi thúc tôi thực hiện nghiên cứu về các bài tập thể dục có thể đem lại lợi ích cho các bệnh nhân khác, Lee giải thích.