Tam thất - Thuốc tư bổ cường tráng

Tam thất - Thuốc tư bổ cường tráng

Tam thất còn có tên tiền tam thất, sâm tam thất, là rễ củ (trồng được 5-7 năm), phơi sấy khô của cây sâm tam thất (Panax notogingseng) (Burk.) F.H. Chen.), họ ngũ gia bì (Araliaceae). Ở nước ta có trồng ở Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn. Tam thất có các hợp chất saponoid (arasaponin, arasapogenin), tinh dầu, flovonoid, phytosterol, polysaccharid...

Tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn; vào các kinh can và thận, tam thất có tác dụng chủ yếu là tán ứ, chỉ huyết, tiêu thũng, định thống, tư bổ cường tráng. Dùng cho người xuất huyết dưới da và xuất huyết nội tạng, chấn thương đụng giập, khái huyết thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết, rong kinh, rong huyết, bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực, tăng mỡ máu... Tam thất đốt trúc mọc hoang có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống viêm nhiễm, chấn thương, tụ máu. Liều dùng, cách dùng: 3 - 10g bằng cách nấu hầm, hãm, ngâm ướp.

Tam thất còn có tên tiền tam thất, sâm tam thất, là rễ củ.

Tam thất còn có tên tiền tam thất, sâm tam thất, là rễ củ.

Một số cách dùng tam thất làm thuốc:

Hoà huyết, cầm máu. Dùng khi chấn thương chảy máu, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, sau khi đẻ ra máu nhiều mà lại ứ trệ.

Bài 1: Hoạt huyết đan: Tam thất 6g, hoa nhuỵ thạch (nung) 20g, than huyết dư 8g. Các vị nghiền bột uống. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần. Trị chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu.

Bài 2: Tam thất 60g, bạch chỉ 60g, hổ phách 30g, đại giả thạch 30g. Nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 2,5g, ngày uống 3 lần, chiêu với nước đun sôi. Trị các chứng xuất huyết nội tạng.

Bài 3: Thang tam thất: Tam thất 12g, bạch mao căn 63g, ngó sen 4g, sinh địa 12g, xuyến thảo 12g, câu kỷ 20g, hạt sen 63g, thạch cao 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Trẻ em giảm bớt liều. Trị ban tím do giảm tiểu cầu trong máu.

Hoá ứ giảm đau. Dùng cho các chứng đau do ứ huyết.

Bài 1: Bột tam thất: Tam thất 6 - 12g, nghiền thành bột. Mỗi lần 1 - 2g, chiêu bằng nước đun sôi. Trị đau do chấn thương, bị đánh, ngã.

Bài 2: Tam thất, nhân sâm liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần. Trị tim đau thắt.

Hóa ứ tiêu nhọt. Dùng khi ứ huyết ngưng trệ gây nhọt loét sưng đau.

Tam thất lượng vừa đủ, mài với giấm, bôi.

Món ăn thuốc có tam thất

Canh tam thất.

Canh tam thất.

Gà hầm tam thất:

Gà mái (khoảng 1kg) hoặc gà ác (ô cốt kê) 1 con, tam thất 20g. Gà làm sạch, tam thất tán bột cho vào bụng gà; hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị cho ăn. Thích hợp cho người suy nhược cơ thể, khí huyết hư, ăn kém, mệt mỏi, da tái nhợt thiếu máu.

Canh tam thất trứng gà tây thảo mai mực:

Trứng gà 2 quả, tam thất 3g, mai mực 20g, tây thảo 10g. Trứng khoét lỗ nhỏ, tam thất tán bột cho vào 2 quả trứng (chia đều) bịt kín lỗ khoét. Nấu cùng mai mực, tây thảo và lượng nước thích hợp. Khi trứng chín, bỏ vỏ trứng, ăn trứng và uống nước canh. Dùng tốt cho chị em kinh nguyệt kéo dài 8 - 10 ngày, lượng ít, rỉ rả, có máu cục, đau quặn.

Gà giò hầm tam thất quế chi:

Gà giò hoặc gà ác 1 con, quế chi 6g, tiểu hồi 6g,  bột tam thất 3g. Gà làm sạch, chặt miếng, nấu với quế chi, tiểu hồi cho chín nhừ, thêm gia vị, ăn thịt gà, uống nước canh với bột tam thất. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 - 10 ngày. Dùng tốt cho chị em bị viêm tử cung phần phụ.

Rượu hầm tam thất ngó sen trứng gà:

Tam thất 3g, nước ép ngó sen 200ml, rượu nhạt 150ml, trứng gà 1 quả. Tam thất tán mịn, đập bỏ vỏ trứng, trộn nước ép ngó sen và rượu, đun cách thủy cho chín. Dùng cho người thổ huyết, khái huyết tiện huyết, xuất huyết dạ dày ruột. Ngày ăn 1 lần.

Tam thất tán:

Tam thất tán bột; mỗi lần uống 4 - 6g cùng với nước hồ hoặc chút rượu. Dùng cho người kiết lỵ đại tiện xuất huyết, chấn thương đụng giập, sưng nề.

Kiêng kỵ:

Người huyết hư không ứ không được dùng. Phụ nữ có thai không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...