Tại sao trẻ nhỏ dễ thiếu máu do thiếu sắt? Làm sao bổ sung chất sắt?
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 năm. Tại sao trẻ lại bị thiếu máu do thiếu sắt?
1. Nhu cầu sắt tăng lên: trẻ đang độ lớn nhanh, khi tròn một tuổi thì trọng lượng cơ thể của trẻ tăng gấp 3 lần lúc sinh, hồng huyết cầu tăng hai lần, nếu trẻ đẻ non, trọng lượng cơ thể khi đủ một tuổi tương đương với trẻ cùng tuổi đủ tháng, cho nên nhu cầu chất sắt của trẻ đẻ non phải tăng, nếu không kịp thời bổ sung chất sắt, dễ xảy ra thiếu máu do thiếu sắt.
2. Không bổ sung đầy đủ chất sắt: chất sắt mà trẻ sơ sinh lấy từ cơ thể thai phụ chỉ đủ cung cấp 4 tháng sau khi sinh. Trẻ nhỏ thường chỉ bú sữa là chính, lượng chất sắt trong sữa rất thấp, khoảng 0,5 - 1,5 mg/lit, tỷ lệ hấp thu sắt trong sữa bò khoảng 10%, trong sữa mẹ khoảng 50%. Vì thế, trẻ nuôi bằng sữa bò nếu sau 4 tháng không bổ sung chất sắt dễ xảy ra thiếu máu do thiếu sắt.
3. Chất sắt bị mất quá nhiều: cơ thể trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò có thể tạo ra kháng thể không chịu protein nhiệt chống lại sữa bò, gây xuất huyết đường ruột mạn tính, lượng mất máu hàng ngày khoảng 0,7ml, ngày ngày mất máu, tích lại sẽ không nhỏ. Nếu trẻ còn kèm theo các bệnh như u thịt thừa đường ruột, viêm túi thừa meckel loét, nứt nẻ hậu môn... thì lượng mất máu càng nhiều. Mất máu lâu dài dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
4. Trục trặc chức năng hấp thu sắt: trẻ nhiễm trùng đường ruột, rối loạn chức năng ruột dẫn đến tiêu chảy, làm trục trặc chức năng hấp thu sắt, gây thiếu máu do thiếu sắt.
5. Các nguyên nhân khác: thai phụ truyền máu cho thai nhi qua nhau thai, thai nhi này truyền máu cho thai nhi khác trong thai đôi, nứt vỡ mạch máu nhau thai trong khi sinh hoặc thắt rốn quá sớm, đều làm giảm lượng sắt trong cơ thể trẻ sơ sinh, khiến trẻ nhỏ dễ thiếu máu do thiếu sắt.