Tại sao trẻ lại dễ bị suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng còn gọi dinh dưỡng protein năng lượng kém, là bệnh trục trặc dinh dưỡng mạn tính, cơ thể gầy gò, trọng lượng giảm, hoặc phù nề, chậm lớn, sức đề kháng toàn thân giảm do thiếu protein, nhiệt lượng gây nên, thường gặp nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi. Do trẻ nhỏ phát triển nhanh, nhu cầu chất dinh dưỡng tương đối nhiều, nhưng chức năng tiêu hóa hấp thu lại chưa thật hoàn thiện, nên dễ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do:
1. Khiếm khuyết bẩm sinh; trẻ đẻ non, sinh đôi, sinh ba đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng.
2. Ảnh hưởng bệnh tật: là nguyên nhân quan trọng, thường thấy nhiều ở trẻ bị bệnh đường tiêu hóa mạn tính như tiêu chảy mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần, bệnh giun sán, v.v... đều gây rối loạn chức năng tiêu hoá hấp thu hoặc tiêu hao năng lượng quá nhiều. Dị tật bẩm sinh như hở môi, hở hàm ếch, hẹp phì đại môn vị đều khiến hấp thu dinh dưỡng không đủ.
3. Nuôi dưỡng không đúng: trẻ nuôi bằng sữa mẹ có thể do sữa mẹ không đủ, nhưng lại chưa cho ăn dặm đúng lúc, đúng mức, hoặc đột ngột cai sữa, cho ăn thức ăn ngoài không phù hợp, như chỉ cho ăn bột hoặc cháo gạo, hay sữa bò pha quá nhiều nước, số lần cho ăn quá ít, khiến trẻ luôn ở trạng thái đói. Trẻ lớn hơn thì do thói quen ăn uống không tốt hoặc do ăn kiêng, ăn khảnh nên bị suy dinh dưỡng.