Tại sao trẻ dễ mắc bệnh thiếu kẽm? Làm sao phòng ngừa điều trị?

Tại sao trẻ dễ mắc bệnh thiếu kẽm? Làm sao phòng ngừa điều trị?

Lượng kẽm trong cơ thể con người chưa tới một phần vạn thể trọng, người ta gọi là nguyên tố vi lượng. Tuy hàm lượng rất nhỏ, nhưng kẽm là nguyên tố không thể thiếu trong việc tham gia tổng hợp các loại men và hormone, điều tiết các chức năng sinh lý của cơ thể. Thiếu kẽm sẽ sinh ra bệnh. 

Nhiều trẻ ăn ít, cơ thể gầy gò, bình thường rất dễ cảm cúm, tiêu chảy, bố mẹ đưa đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, uống hết thuốc tây y, đông y đều không có hiệu quả. Gặp tình hình như vậy cần nghĩ đến có phải cơ thể trẻ thiếu kẽm không. Tại sao trẻ dễ thiếu kẽm? Vì trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh, nhu cầu về kẽm tương đối lớn, nhưng thực đơn của trẻ lại hạn hẹp, có trẻ khảnh ăn, hoặc hay ăn vặt, lượng hấp thu kẽm không đủ. Hơn nữa, trẻ hay mắc bệnh đường ruột, việc hấp thu kẽm gặp trở ngại. 

Muốn phòng ngừa trẻ thiếu kẽm, trước tiên cần phòng ngừa bệnh đường ruột, nếu đã mắc bệnh đường ruột thì cần tích cực điều trị, đồng thời kết hợp điều chỉnh ăn uống. Lượng kẽm trong thực phẩm động vật vừa cao (3 - 5mg/100gam) tỷ lệ hấp thu cũng cao (50%), còn lượng kẽm trong thực phẩm thực vật thấp (1mg/l00gam) tỷ lệ hấp thu chỉ 10% - 20%, cho nên, để phòng ngừa thiếu kẽm cần khuyến khích trẻ ăn thịt nạc, gan heo, lòng đỏ trứng, đồng thời luyện thói quen tốt không ăn vặt, không ăn khảnh. 

Một khi đã bị thiếu kẽm, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần uống chất kẽm dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ là được.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...