Tại sao cơ thể lại mất nước?

Tại sao cơ thể lại mất nước?

Cơ thể mất nước khi lượng nước tổng hợp giảm, nhất là lượng nước ngoài tế bào. Trẻ mất nước là do tiêu chảy, nôn ói hoặc lượng nước bổ sung quá ít gây ra, thường kèm theo mất kali, natri và các chất điện giải khác. 

Căn cứ vào tỷ lệ mất nước và chất điện giải khác nhau xuất hiện tình hình thay đổi khác nhau của áp lực thẩm thấu nước trong cơ thể, có thể chia ra mất nước thẩm thấu bằng nhau, thẩm thấu thấp và mất nước thẩm thấu cao. 

Mất nước thẩm thấu bằng nhau: nước và chất điện giải (chủ yếu là natri) mất theo tỷ lệ, chủ yếu mất nước ngoài tế bào, nước trong tế bào không tăng, lúc này natri trong huyết thanh khoảng 130 - 150 phân tử gam/lit, nên áp lực thẩm thấu của huyết tương ở trong phạm vi bình thường.

Mất nước thẩm thấu thấp; mất natri nhiều hơn nước, chủ yếu mất nước ngoài tế bào, một bộ phận mất ra ngoài, một phần chảy vào trong tế bào. Lúc này natri trong huyết thanh dưới 130 phân tử gam/lit, nên máu ở trạng thái thẩm thấu thấp, triệu chứng mất nước rõ hơn là mất nước thẩm thấu bằng nhau. Do lượng máu tuần hoàn giảm nên dễ bị choáng. 

Mất nước thẩm thấu cao: mất nước nhiều hơn natri. Natri trong huyết thanh lên trên 150 phân tử gam/lit, chủ yếu là do áp lực thẩm thấu của nước ngoài tế bào cao, nước trong tế bào di chuyển ra ngoài tế bào, dẫn đến mất nước trong tế bào, còn nước ngoài tế bào giảm không lớn, cho nên triệu chứng mất nước không rõ rệt như mất nước thẩm thấu bằng nhau và mất nước thẩm thấu thấp, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao, khát, căng cơ, ngủ li bì, co giật, hôn mê.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...