Tác dụng của các loại hạt đối với bệnh ung thư
Hãy lựa chọn các loại hạt
Lúa mạch đen thô và bánh mì lúa mạch của người Scan-di-na-vi giống như bánh mì ống của người Pháp và cơm gạo trắng của người Châu Á.
Đó là một du nhập có giá trị truyền thống. Có rất nhiều bằng chứng khoa học trong những năm gần đây cho thấy những người tiêu thụ 3 phần hay hơn các loại thực phẩm nguyên hạt mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, các rối loạn tiêu hóa và có thể là một vài dạng ung thư.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy các chất xơ có thể không phải là chất chống ung thư đại tràng như người ta đã từng nghĩ. Nhưng nói chung, tiêu thụ mỗi ngày khoảng 20 đến 35 gram chất sợi thì rất tốt theo khuyến cáo của Viện Ung Thư Quốc Gia. Để làm được như vậy, hãy ăn nhiều trái cây và rau quả hơn (nguyên cả vỏ nếu có thể ) và gia tăng sử dụng các loại đậu và bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt.
Đậu nành - vũ khí chống ung thư tử cung
Trong khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày, sự góp mặt của thực phẩm từ đậu nành càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư tử cung càng thấp. Một nghiên cứu của Trung Quốc trên 1.700 phụ nữ cho thấy, bệnh phát triển mạnh ở những người ăn ít đậu nành nhất.
Trong 1.700 phụ nữ ở độ tuổi 30-69 tham gia nghiên cứu của Viện Ung thư Thượng Hải, một nửa được chẩn đoán là bị ung thư tử cung, số còn lại hoàn toàn khỏe mạnh. Sau 5 năm tìm hiểu về mức tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành của số người này, các chuyên gia nhận thấy nhóm bị bệnh ăn ít đậu nành hơn người thường. Điều này có thể giải thích vì sao tỷ lệ mắc ung thư tử cung ở các nước phương Tây luôn cao hơn phương Đông.
Theo giáo sư Xiao Ou Shu, trưởng nhóm nghiên cứu, đậu nành có được tác dụng trên là nhờ isoflavone - nhóm hóa chất bắt nguồn từ thực vật có khả năng "bắt chước" hoóc môn estrogen trong cơ thể. Trong khi loại hoóc môn này đóng vai trò chi phối hoạt động của tử cung, Isoflavone từ lâu còn nổi tiếng về tác dụng phòng tránh các bệnh tim mạch, ung thư vú và một số loại ung thư khác.