Sắp xếp bữa ăn hợp lý cho người cao tuổi bị bệnh dạ dày
1. Kỵ ăn uống không điều độ
Cần phải ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn quá no hoặc quá ít, tránh hiện tượng "no dồn đói góp". Làm như vậy, một là làm cho dạ dày không bao giờ quá tải, hai là làm cho lượng dịch vị luôn trung hòa, làm giảm sự kích thích của dịch vị với chỗ bị bệnh.
Một số đặc điểm cần lưu ý trong việc sắp xếp bữa ăn cho người già.
+ Con người từ độ tuổi trung niên trở đi, hệ thống tiêu hóa về mặt tổ chức và chức năng đều có sự biến đổi, cho nên cần chú ý về năng lực tiêu hóa.
+ Các khí quan ở người trung và cao tuổi đã phát triển thành thục nên nhu cầu về dinh dưỡng cũng không quá lớn như ở thanh thiếu niên.
+ Từ sau độ tuổi trung niên, sức lao động giảm xuống, thể lực hoạt động đã không còn tốt như thanh thiếu niên, cho nên sự tiêu hao dinh dưỡng tương đối giảm.
+ Người trung và cao tuổi, khả năng miễn dịch của cơ thể so với thanh thiếu niên giảm xuống. Các cơ quan trở nên thoái hóa. Bệnh mạn tính tương đối nhiều. Cho nên việc sắp đặt bữa ăn hợp lý cho người cao tuổi là rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng trị bệnh tật.
Khi sắp đặt bữa ăn cho người trung và cao tuổi cũng có đôi chút khác biệt nhưng về cơ bản thì không lớn.
Việc sắp xếp bữa ăn cho người già phải chú ý thành phần thực phẩm, phân lượng và kết cấu dinh dưỡng.
Khống chế tổng nhiệt lượng, tránh béo phì.
Người trung niên mỡ gia tăng, cấu trúc hoạt động của cơ bắp tương đối giảm cho nên phải khống chế nhiệt lượng trong khoảng 7500 - 8370 Kj.
Đây là phạm vi tiêu chuẩn có thể khống chế thể trọng của cơ thể đã được lâm sàng quan sát chứng thực. Người trung niên thể trọng quá lớn, khả năng tử vong càng cao. Theo thống kê, người từ 40 - 49 tuổi, thể trọng vượt quá 30% trở lên thì tỷ lệ nam giới bị dạ dày là 42%, nữ giới là 36%, dẫn đến dễ bị mắc các bệnh tiết niệu, thống phong, cao huyết áp, bệnh tim và một số bệnh về ung thư. Cho nên sắp đặt bữa ăn cần chú ý phòng béo phì để bảo vệ sức khỏe.
+ Duy trì lượng protein thích hợp
Protein là chất cơ bản đối với hoạt động thân thể con người, là thành phần chủ yếu của tổ chức cơ thể, là kháng thể đề kháng bệnh tật, thúc đẩy hoạt động sinh lý v.v... Người trung tuổi mỗi ngày 70 - l00g protein, trong đó chất protein không thể dưới 1/3. Sữa bò, cá, gia cầm, trứng gia cầm, thịt, các loại đậu và chế phẩm đều bao hàm lượng protein phong phú. Các loại chế phẩm từ đậu có hàm lượng protein phong phú ngày càng được người ở độ tuổi trung niên hoan nghênh. Do chất protein của cơ thể con người mỗi ngày đều tiêu tốn cho nên phải duy trì một lượng thích hợp cho cơ thể.
+ Hạn chế tinh bột
Có một số người do thích ăn tinh bột hoặc do thói quen ăn nhiều, đến độ tuổi trung niên trở đi phải hạn chế. Lý do là nếu ăn quá nhiều tinh bột không những dễ bị béo phì mà đến tuổi trung niên lúc này hoạt động của cơ quan tiêu hóa giảm xuống, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến gia tăng gánh nặng cơ quan tiêu hóa dễ dẫn đến bệnh dạ dày, và các bệnh khác.
Khi hạn chế quá nhiều tinh bột chúng ta phải gia tăng ăn các loại hoa quả, rau xanh là những thực phẩm có chứa các chất có khả năng thúc đẩy nhu động đường ruột, thúc đẩy dịch vị ở dạ dày bài tiết phòng chống các bệnh về ruột, dạ dày.
+ Ăn nhiều thực vật có hàm lượng chất phong phú
Như sữa bò, đậu và chế phẩm từ đậu, rau xanh hoa quả tươi, dự phòng xơ hóa xương, thiếu máu v.v...
+ Ăn ít muối
Mỗi ngày chỉ ăn không quá 8g, dự phòng các bệnh về dạ dày và cao huyết áp.
+ Điều chế thức ăn
Phải chú ý định kỳ, định lượng tránh làm rối loạn chức năng tiêu hóa, trong đó phải chú ý tránh các thức ăn tổn hại đối với cơ quan tiêu hóa.
Sắp xếp hợp lý bữa ăn cho người trung và cao tuổi đối với việc bảo vệ cơ quan tiêu hóa nói chung, dạ dày nói riêng có ý nghĩa rất lớn. Nó không những giảm thiểu sự tử vong sớm mà còn giảm thiểu các chứng bệnh nghiêm trọng phát sinh ở độ tuổi này. Trên phương diện này có ý nghĩa nhất định trong việc kéo dài tuổi thọ cho con người.
2. Những vấn đề cần chú ý cho bữa ăn của người già
Người cao tuổi là giai đoạn tiếp sau giai đoạn trung niên cho nên việc sắp xếp bữa ăn hợp lý càng cần phải cơ bản hơn. Đương nhiên cơ quan tiêu hóa ở người già so với người trung tuổi có sự giảm sút công năng rõ rệt. Hoạt động ở người già so với người trung niên cũng càng giảm, bệnh tật nhiều hơn. Nó cho thấy ý nghĩa của việc sắp xếp bữa ăn cho người già một cách hợp lý.
Nhiệt lượng trong mỗi bữa ăn phải giảm hơn so với bữa ăn của người trung tuổi. Như vậy là để phòng các bệnh về dạ dày, đường ruột hay béo phì.
Mỡ đường trong mỗi bữa ăn phải giảm thiểu. Đường và các loại nhiệt lượng chiếm không quá 20% tổng nhiệt lượng là đủ. Đối với mỡ không phải càng giảm nhiều càng tốt. Vì các loại mỡ ngoài việc cung cấp nhiều nhiệt lượng còn là thành phần chủ yếu của tế bào và tế bào mô. Nó cũng có tác dụng đối với việc hấp thụ một số vitamin. Cho nên mỗi ngày phải ăn một lượng mỡ nhất định nếu mỡ động vật thì càng tốt. Đối với mỡ chúng ta không nên dùng quá nhiều, nhưng tốt nhất không ăn mỡ lợn, dê. Thay vào đó chúng ta có thể thay các loại dầu: Dầu, dầu mè, dầu oliu... có tác dụng rất tốt.
Người già mỗi ngày nên duy trì lượng protein thích hợp. Tốt nhất là protein thực vật làm chủ. Ngoài ra cần chú ý đến các vitamin vì chúng có vai trò không thể thiếu trong phòng bệnh. Trong đó vitamin A, B1, B2, B3, B0, C, E là không thể thiếu. Cùng với đó là các nguyên tố vi lượng.
Sắp xếp hợp lý khoa học ba bữa ăn trong một ngày cho người già là một vấn đề quan trọng. Theo thực tiễn và nhu cầu, mọi người đều tổng kết được kinh nghiệm là buổi sáng nên ăn ngon, buổi trưa nên no và buổi tối nên ít. Hiện nay ở nước ta nhân dân có thói quen coi trọng bữa ăn trưa mà coi nhẹ bữa sáng. Nhưng trên phương diện khoa học mà nói, mỗi ngày phải ăn đủ ba bữa.
Bữa sáng: Một ngày bắt đầu từ buổi sáng. Bữa sáng là sự cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể trong cả một ngày, cung cấp đến 35% nhiệt lượng. Đa số người thường ăn bữa sáng qua loa, ăn nhẹ cho nên thường chọn món thanh đạm hợp khẩu vị nhưng phải giàu nhiệt lượng. Do nhu cầu của cơ thể, bữa sáng nên dùng một cốc nước như sữa, chè xanh, đậu tương, cung cấp đủ nước có lợi cho sức khỏe người già.
Bữa trưa: Nhiệt lượng phải đạt 40% tổng nhiệt lượng trong ngày. Bữa trưa vì đã qua một nửa ngày làm việc nên dạ dày có thể yên ổn với protein và mỡ trong thức ăn nhưng rau xanh phải đủ lượng, không thể thiếu.
Buổi tối: Bữa tối có liên quan nhiều tới sức khỏe. Không nên ăn no vào bữa tối nếu không dễ dẫn tới các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Vì lúc này nhu cầu về nhiệt lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể rất ít, ăn nhiều cũng dễ dẫn đến tích mỡ, gây béo phì. Bữa tối nên ăn trước 7 giờ, để thức ăn có thể tiêu hóa được.