Rau Ngò Gai - Mùi Tầu
Tên khác: rau mùi cần, ngò tây, ngò tàu, mùi tàu.
Tên khoa học:Eryngium foetidum L.
Thuộc họ: Hoa tán - Apiaceae (Umbelliferae).
A.Mô tả cây
Cỏ mọc hằng năm, nhẵn, thân đơm độc, chia cành ở đầu ngọn, cao 0,15 đến 0,50m. Lá ở gốc mọc thành hoa thị, mỏng, hình mác thuôn dài, mép cổ răng cưa, răng hơi có gai. Lá trên thân nhiều răng cưa hơn, gai sắc hơn, xẻ 3 đến 7 thùy. Cụm hoa hình đầu hình bầu dục, hay hình trụ, tổng bao gồm 5-7, lá bắc hình mác hẹp, mỗi bên có 1-2 răng, trên đầu có một gai nhọn. Quả hình cầu hơi dẹt, đường kính 2mm.
B.Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác. Người ta cho rằng cây này nguồn gốc ở châu Mỹ. Một số nơi trồng để làm rau ăn.
Thường người ta hái tươi về dùng. Một số nơi hái về phơi khô trong mát dùng dần.
C.Thành phần hóa học
Quả (thường gọi nhầm là hạt) chứa 20% chất béo (gọi là bo-beurre de persil) với thành phần chủ yếu à một axit béo không no gọi là một axit petroselinic (C18). Ngoài ra còn có những chất sau đây:
- Một heterozit flavonic gọi là apiin hay apiozit, thuỷ phân cho apioza (pentoza với chuỗi nhánh), và apigenin (trihydroxy 5-7-4 flavon)
- 2,5-6% tinh dầu với thành phần thay đổi tuỳ theo thứ mùi tây. Từ 1964, Stahl đã nghiên cứu và phân ra ba nòi hoá học chính của loài mùi tây là: Nòi chứa chủ yếu chất apiol (60-80%) là một ete của phenol với một dỹ alyric 2 nhóm OCH3, một nhóm metylen dioxy có tinh thể hình kim (còn gọi là Camphre của persil). Nòi này chủ yếu gốc ở đức.Nòi với thành phần chủ yếu là myristin (demetoxy 2 apiol) từ 55-85%. Nòi này chủ yếu gặp ở Pháp. Nòi với thành phần chủ yếu lá alyltetrametoxybenzen (50_60%) nòi này ít phổ cập hơn
- Ngoài những thành phần chủ yếu trên đây, chiếm khoảng 80% tinh dầu và đều là dẫn xuất của phenylpropan tinh dầu mùi tây còn chứa những cacbua tecpenic khác
- Lá mùi tây chứa chừng 0,08% tinh dầu, carotin, vitamin C, luteolin và apigenin
- Rễ chứa apigenin
D.Công dụng và liều dùng
Chủ yếu mới thấy nhân dân dùng lá tươi làm gia vị ăn sống hoặc nấu chín.Mùi tây là một vị thuốc lợi tiểu và điều kinh. Người ta cho rằng hoạt chất chính trong quả mùi tây là apiozit. Apiozit có tác dụng lợi tiểu mạnh. Năm 1953, Paris và Gueguen đã chứng minh là apiozit không có độc tính như người ta vẫn thường nói. Apiol có tác dụng kích thích cơ trơn, nhất là đối với cơ trơn của tử cung do đó với li u nhỏ có tác dụng điều hoà kinh nguyệt
Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc.
Lá mùi tây ngoài công dụng làm gia vị, còn là nguồn vitamin A. Ngoài ra, lá giã nát dùng đắp lên những vết viêm tấy
Một số người nấu chung với bồ kết để gội đầu.
Một số người khác dùng làm thuốc chữa đầy hơi, ăn uống kém tiêu, cảm mạo, sốt.
Ngày uống 10-16g dưới dạng thuốc hãm. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Đơn thuốc có mùi tàu
Chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu
Mùi tàu khô l0g, cam thảo nam 6g, nước 300ml, đun sôi. Giữ sôi trong 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống lúc nóng.