Phương pháp điều trị thay thế cho cholesterol cao
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thay thế được đề xuất để giảm cholesterol. Nhưng trước khi bạn thêm bất kỳ chất bổ sung hoặc liệu pháp thay thế nào vào chế độ ăn uống, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bên cạnh đó một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh một số sản phẩm tự nhiên có thể giảm cholesterol, nhưng chỉ vài sản phẩm là đem lại hữu ích. Mặt khác những thực phẩm chức năng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc có khả năng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Bổ sung để giảm cholesterol
Tỏi là một trong số những chất bổ sung dinh dưỡng và thảo dược có thể giúp giảm cholesterol.
Một số chất bổ sung dinh dưỡng và thảo dược có thể giúp giảm cholesterol bao gồm:
- Tỏi: Theo một số nghiên cứu, tỏi có thể làm giảm mức cholesterol tổng nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy tỏi có thể không có lợi như mọi người đã từng nghĩ. Bởi vì tỏi có thể kéo dài tình trạng chảy máu và máu đông, do đó tỏi và thực phẩm chức năng từ tỏi không nên được sử dụng trước khi làm phẫu thuật hoặc với thuốc làm loãng máu như Coumadin.
- Chất xơ: Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ nhằm đáp ứng lượng chất xơ hàng ngày của bạn có thể giúp giảm mức cholesterol tổng và cholesterol LDL (có hại). Các ví dụ bao gồm psyllium, methylcellulose, lúa mì dextrin và canxi polycarbophil. Nếu bạn đang dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, hãy tăng lượng uống từ từ. Điều này có thể giúp ngăn ngừa khí và chuột rút. Nhưng quan trọng là phải uống đủ chất lỏng khi bạn tăng lượng chất xơ.
- Guggulipid: Guggulipid là một loại nhựa cây, lấy từ một loại cây có tên là commiphora mukul, hay còn gọi là cây trầm mukul. Nó đã được sử dụng trong Ayurvedic - y học truyền thống, có nguồn gốc từ Ấn Độ hơn 2.000 năm trước. Trong các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở Ấn Độ, guggulipid làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol tổng và cholesterol LDL trong máu. Nhưng hầu hết các nghiên cứu này không đáp ứng các tiêu chí về giá trị khoa học. Ngoài ra, guggulipid còn được sử dụng rộng rãi như một chất thảo dược làm giảm cholesterol sau khi kết quả âm tính được công bố từ một thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ để xác định tính an toàn và hiệu quả của loại thảo dược này.
- Gạo men đỏ: Gạo men đỏ đã được tìm thấy có tác dụng giảm cholesterol trong các nghiên cứu và trước đây đã được tìm thấy trong thực phẩm chức năng Cholestin không kê đơn. Tuy nhiên, vào năm 2001, FDA đã loại Cholestin vì nó có chứa lovastatin, một hợp chất có trong thuốc kê đơn cholesterol Mevacor. Sau đó "Cholestin" được cải cách không còn chứa men gạo đỏ. Và các thực phẩm chức năng khác từ gạo men đỏ chỉ chứa một lượng rất nhỏ lovastatin. Hiện tại FDA không cho phép quảng bá gạo men đỏ giúp giảm cholesterol.
- Policosanol: Được sản xuất từ cây mía, policosanol được tìm thấy đem lại nhiều hiệu quả trong việc giảm cholesterol LDL ở một số nghiên cứu. Hầu hết các chất bổ sung policosanol được tìm thấy, bao gồm cả Cholestin được điều chế, có chứa policosanol được chiết xuất từ sáp ong và không phải là policosanol mía. Hiện không có bằng chứng nào cho thấy policosanol chiết xuất từ sáp ong có thể làm giảm cholesterol. Nhưng các nghiên cứu bổ sung về policosanol mía là cần thiết để xác định tính hiệu quả và an toàn của nó trong việc giảm cholesterol.
- Các sản phẩm thảo dược khác: Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy hạt và lá cây hồ đào, chiết xuất lá atisô, yarrow (Dương Kỳ Thảo) và rau húng quế ngọt đều có thể giúp giảm cholesterol. Những loại này và các loại thảo mộc hay gia vị thường được sử dụng khác bao gồm gừng, nghệ và hương thảo đang được nghiên cứu về tác dụng có lợi của chúng liên quan đến phòng ngừa bệnh mạch vành.
Phương pháp ăn kiêng để giảm cholesterol
Tăng tiêu thụ chất xơ, thực phẩm từ đậu nành, axit béo omega-3 và các hợp chất thực vật tương tự như cholesterol (stanol thực vật và sterol) có thể làm giảm đáng kể cholesterol LDL, hoặc cholesterol xấu.
Tăng tiêu thụ chất xơ, thực phẩm từ đậu nành, axit béo omega-3 và các hợp chất thực vật tương tự như cholesterol (stanol thực vật và sterol) có thể làm giảm đáng kể cholesterol LDL, hoặc cholesterol xấu.
- Chất xơ: Chỉ thực phẩm thực vật (rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc chưa tinh chế) có chứa chất xơ. Hoặc những chất xơ hòa tan có trong thực phẩm như bột yến mạch, lúa mạch, hạt psyllium, bột hạt lanh, táo, trái cây họ cam quýt, đậu len và đậu, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm cholesterol tổng và LDL.
- Quả hạch: Nhiều loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào và quả hồ trăn có thể làm giảm cholesterol. Theo FDA, ăn một nắm (28,35g) quả óc chó hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hoặc bạn có thể thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa bằng các loại hạt và chúng là nguồn chất xơ tốt.
- Đậu nành: Thay thế đậu nành hoặc protein đậu nành cho các protein khác đã được chứng minh giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, bằng cách giảm cholesterol LDL và triglyceride. Protein đậu nành có trong đậu phụ, tempeh (là đậu nành lên men bằng nấm mốc Rhizopus oligosporus), sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, edamame (đậu nành nguyên trái, hay là đậu nành non), hạt đậu nành, và nhiều sản phẩm thực phẩm khác làm từ đậu nành.
- Phytosterol: Phytosterol (Sterol thực vật và stanol) là các hợp chất được tìm thấy với một lượng nhỏ trong thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt cũng như trong nhiều loại rau, trái cây và dầu thực vật. Chúng làm giảm cholesterol LDL, chủ yếu bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol của đường ruột. Phytosterol có thể được tìm thấy trong các loại phết lên bánh (như bơ thực vật làm giảm cholesterol như Benecol, Promise, Smart Balance và Take Control), sốt cho salad, và thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm bổ sung phytosterol bao gồm nước cam Minute Maid, bánh ngũ cốc Nature Valley, socola CocoVia, sữa Rice Dream, nước gạo Heartwise, và pho mát ít béo Lifetime.
- Axit béo omega-3: Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3 cũng có thể giúp giảm bệnh tim và giảm triglyceride. Axit béo omega-3 làm giảm tốc độ gan tạo ra chất béo trung tính và có tác dụng chống viêm trong cơ thể, làm giảm sự phát triển của mảng bám trong động mạch cũng như hỗ trợ làm loãng máu. Hãy ăn ít nhất hai phần cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ và cá mòi mỗi tuần. Các nguồn axit béo omega-3 khác trong chế độ ăn uống bao gồm hạt lanh và quả óc chó. Nguồn thực phẩm chức năng bao gồm viên nang dầu cá, hạt lanh và dầu hạt lanh. Nhưng nếu bạn đang cân nhắc dùng axit béo omega-3, trước tiên hãy thảo luận với bác sĩ nếu bổ sung axit béo omega-3 phù hợp với bạn, đặc biệt nếu bạn hiện đang dùng thuốc làm loãng máu.
Chất xơ, các loại hạt, đậu nành và phytosterol làm giảm mức cholesterol theo các cơ chế khác nhau. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chế độ ăn uống kết hợp của các loại thực phẩm này và các chất thực vật khác cùng với lượng chất béo bão hòa thấp lại có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol hơn so với từng chất riêng lẻ.
Tránh chất béo Trans
Tránh dầu thực vật hydro hóa và hydro hóa một phần. Những loại dầu nhân tạo này là nguồn axit béo trans khiến cho lượng cholesterol LDL gia tăng. Ngoài ra chúng làm giảm cholesterol HDL (tốt) bảo vệ tim và tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Bây giờ bạn có thể tìm thấy chất béo chuyển hóa được liệt kê trên bảng Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói. Vì vậy hãy giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chứa axit béo trans.
Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên không hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc giảm cholesterol.