Núm vú giả (ti giả) công nghệ cao có thể theo dõi lượng đường trong máu của trẻ sơ sinh

Núm vú giả (ti giả) công nghệ cao có thể theo dõi lượng đường trong máu của trẻ sơ sinh

Cha mẹ của em bé mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường phải chích da của trẻ nhiều lần trong ngày để kiểm tra lượng đường trong máu. Nhưng mới đây các nhà nghiên cứu có thể đã phát triển ra một cách dễ dàng hơn nhiều để kiểm tra cho trẻ bằng một núm vú giả có khả năng phán đoán lượng đường.

Trong khi bé ngậm núm vú giả, nó sẽ thu thập nước bọt, kiểm tra lượng đường (glucose) và thiết bị không dây này sẽ gửi kết quả đến người nhận là phụ huynh hoặc người chăm sóc có thể nhìn thấy kết quả này.

Trong một nghiên cứu triển khai về ý tưởng, các nhà nghiên cứu đã cho người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 1 sử dụng thiết bị này trước và sau bữa ăn. Trên thực tế, các thử nghiệm ban đầu cho thấy, thiết bị có thể đo lường sự thay đổi nồng độ đường trong nước bọt tương ứng với thay đổi lượng đường trong máu.

Đồng tác giả nghiên cứu Juliane Sempionatto, một ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học California, tại San Diego, cho biết: Chúng tôi đã sửa đổi núm vú giả càng ít càng tốt để bé không thể phân biệt được sự khác biệt so với núm vú thông thường.

Các nhà nghiên cứu cũng thiết kế núm vú giả này với càng ít bộ phận càng tốt và đặt công nghệ cảm biến đường ở bên ngoài để giữ nó càng xa miệng bé càng tốt. Vì thế khi em bé ngậm núm vú giả, nước bọt được bơm vào một ống và được thu thập lại.

Công nghệ tương tự như máy đo đường huyết tiêu chuẩn.

Sempionatto chia sẻ thêm: Thiết bị này đã cho chúng tôi nhận thấy được một sự tương quan tốt với đường huyết khi thử nghiệm ở người lớn. Chúng tôi đã có thể nhận biết được khi nào đường huyết của họ cao với độ chính xác tuyệt vời.

Hiện tại, lượng đường trong máu là một trong những yếu tố giúp quyết định lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

Insulin là một hormon giúp đưa lượng đường từ thực phẩm vào tế bào của cơ thể được sử dụng làm năng lượng. Việc không có đủ insulin, đường sẽ ở lại trong máu, đây là nơi nó có thể gây ra những tổn hại ngắn và dài hạn. Vì vậy việc nhận được đúng lượng insulin là rất quan trọng, bởi vì nếu bạn nhận được quá nhiều hoặc quá ít insulin đều có thể gây ra vấn đề.

Mặc dù kết quả thử nghiệm đã nhận được nhiều khuyến khích, nhưng những thách thức vẫn còn tồn tại trong việc đưa thiết bị núm vú giả này được cấp bằng sáng chế ra thị trường.

Bên cạnh đó, một vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm là các bộ phận nhỏ tạo nên thiết bị. Sempionatto cho biết: Tất cả những thứ này phải được chứa trong một bộ phận duy nhất để đảm bảo rằng thiết bị không gây ra nguy hiểm và nghẹt thở cho bé.

Ngoài ra, một mối quan tâm khác là trẻ sơ sinh có thể còn sót lại dư lượng thức ăn trong miệng. Đó là một trong những lý do chính tại sao thiết bị này được thử nghiệm ở người lớn.

Sempionatto chia sẻ: Chúng tôi có thể yêu cầu các tình nguyện viên (trưởng thành) đánh răng và sau đó thu thập một lượng nước bọt trong cảm biến. Nhưng với trẻ sơ sinh, điều này hoàn toàn khác, bởi vì trẻ sơ sinh thường khạc ra và bã sữa trong miệng có thể gây trở ngại cho cách thức hoạt động của thiết bị.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các nhà nghiên cứu hy vọng loại thiết bị này không chỉ giúp kiểm tra lượng đường ở trẻ sơ sinh mắc bệnh tiểu đường, mà thiết bị còn có thể hữu ích trong việc phát hiện lượng đường thấp ở trẻ em mắc các bệnh khác. Mặt khác Sempionatto chia sẻ thêm, trong tương lai công nghệ này cũng có thể được sử dụng để phát hiện nhiễm trùng.

Máy theo dõi glucose liên tục là "ao ước" đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Nhưng ý tưởng của núm vú giả lại là một "lựa chọn thực sự không xâm lấn" để đo lượng đường của trẻ sơ sinh.

Máy theo dõi glucose liên tục là "ao ước" đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Nhưng ý tưởng của núm vú giả lại là một "lựa chọn thực sự không xâm lấn" để đo lượng đường của trẻ sơ sinh.

Sanjoy Dutta, Phó chủ tịch nghiên cứu của JDRF (Juvenile Diabetes Research Foundation - Tổ chức nghiên cứu bệnh tiểu đường ở tuổi vị thành niên, trước đây là Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên), cho biết: Nghiên cứu mới này "rất sáng tạo".

Dutta chia sẻ thêm: Chúng tôi quan tâm đến các công nghệ thay thế và mọi người có thể lựa chọn những thiết bị này để quản lý bệnh tiểu đường của họ. Bên cạnh đó Dutta cho rằng ông đã thấy nhiều thử nghiệm khác nhau như qua nước mắt, hơi thở, nước bọt và thậm chí là một hình xăm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thử nghiệm nào chứng minh chính xác như thiết bị theo dõi lượng đường trong máu này. Hiện nay, JDRF đã tài trợ cho một số thiết bị công nghệ thay thế xét nghiệm đường trong máu.
 
Và, Dutta cho rằng, việc theo dõi glucose sẽ được thực hiện liên tục từ các cảm biến nhỏ được đặt bên dưới lớp da, qua đó chúng cung cấp chỉ số đường trong máu cứ sau vài phút "đã khiến chỉ số cao hơn".

Sempionatto thừa nhận rằng máy theo dõi glucose liên tục là "ao ước" đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Nhưng ý tưởng của núm vú giả lại là một "lựa chọn thực sự không xâm lấn" để đo lượng đường của trẻ sơ sinh.

Ngay cả cảm biến, kim hoặc thiết bị nhỏ nhất cũng là quá lớn đối với trẻ sơ sinh và bất cứ điều gì cũng có thể làm tổn thương chúng. Nhưng núm vú giả có ưu điểm là không cần đặt trên cơ thể em bé, Sempionatto nói.

Những phát hiện này gần đây đã được công bố trên Analytical Chemistry, một tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.

Theo thông tin từ Serena Gordon - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...