Những thực phẩm tốt cho người bệnh thận

Những thực phẩm tốt cho người bệnh thận

Thức ăn tráng dương bổ thận trong ngày Tết

Tết là thời điểm con người dễ bị stress, dẫn đến sa sút tinh thần và thể chất, giảm sức miễn dịch. Khả năng chăn gối (nhất là ở đàn ông) vì thế cũng dễ bị suy yếu. Để khắc phục tình trạng này, cần tìm cách giải tỏa stress và bồi bổ cơ thể bằng những thức ăn bổ thận, tráng dương.

Sau đây là một số thực phẩm mà y học cổ truyền cho là có thể chữa nhược dương:

- Bò:

Theo y học cổ truyền, các món ăn từ ngẩu pín (dương vật bò) và ngưu tứ (tinh hoàn bò) có công năng cường dương, bổ thận. Chẳng hạn, món "ngẩu pín tiềm cam kỷ" (ngẩu pín cắt khúc, chưng cách thủy với cam kỷ và gia vị) có tác dụng bổ thận, giúp ngủ ngon, giảm đau lưng. Món "tiên mao tiềm dịch hoàn” (ngưu tử cắt miếng tiểm với tiên mao, long nhãn nhục, hồng táo) chữa nhược dương, xuất tỉnh sớm. Canh "ngẩu pín tiên mao ba kích" (ngẩu pín cắt khúc, hầm với ba kích, tiên mao) cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Nếu không ăn được ngẩu pín và ngưu tử thì ăn nhiều thịt bò cũng tốt.

- Dê:

Là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, được cho là thực phẩm giữ ấm. Thận dê có khả năng tráng dương bổ thận. Các món ăn từ thịt dê, thận đê đều có ích cho sức khỏe nam giới.

- Nai:

Để tráng dương, y học cổ truyền khuyên dùng thận nai, đuôi nai, tính hoàn và nhung nai. Các món khoái khẩu và bổ dưỡng gồm: Ba kích hầm đuôi nai, dịch hoàn nai hầm nấm, cháo thận nai, canh đuôi nai nhân sâm...

- Gà:

Món "kê tử tiềm tỏa dương" (tinh hoàn gà, tỏa dương, hồng táo, gia vị chưng cách thủy) có tác dụng chữa thận hư tỉnh ít. Món "kê long mã đồng tử" (gà trống tơ chưng với cá ngựa) giúp chữa xuất tỉnh sớm, không cương dương...

- Các món ăn từ chim sẻ, bồ câu, cá chạch, cá chình, cá măng, ba ba, rùa (có thể chế biến với các vị thuốc bổ dương như ba kích, tiên mao, kỷ tử, đông trùng hạ thảo).

- Các món ăn nhẹ như chè đậu lạc, canh ngó sen sa uyển tử, chè nấm tuyết cam kỷ, cháo nếp tỏa đương, cháo hẹ, cháo kim anh tử...

- Rượu:

Các loại rượu tráng dương bổ thận phổ biến là rượu hải mã (cá ngựa), rượu ba kích, rượu đỗ trọng, rượu linh tiên tỳ (dâm dương hoắc), rượu nhục thung dung, rượu tiên mao bổ khí, rượu ngưu tất ba kích...

Điểm chung nhất của các món ăn trên là giàu chất đạm - thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển cơ thể. Khi được cung cấp đủ đạm, cơ thể sẽ khỏe mạnh, và khi cơ thể khỏe thì "chuyện gì cũng khỏe”. Các thức ăn vừa được giới thiệu còn chứa rất nhiều chất vi lượng, khoáng chất, vitamin, góp phần giải phóng stress, bồi bổ cơ thể, vực dậy khả năng chăn gối.

Các thức ăn "pín" hay tỉnh hoàn, thận được cho là chứa nhiều hoóc môn sinh dục nam. Đến nay, các nhà khoa học chưa xác định được các hormon sinh dục trong thực phẩm có được hệ tiêu hóa hấp thu hay không, và nếu được hấp thu thì có tác dụng hay không (vì hormon của người khác với động vật). Tuy nhiên, việc sử dụng những món được coi là tráng dương bổ thận sẽ tạo tâm lý tin tưởng, giúp các đấng mày râu giải tỏa được tâm trạng lo âu, mặc cảm của mình về “chuyện ấy”.

Người viêm cầu thận cấp chỉ nên ăn nhẹ

Nguyên tắc ăn uống với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp là ăn nhẹ và ăn nhạt. Nếu tiểu ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn hoa quả.

Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cấp tính ở cổ họng, ngoài da, răng miệng; đa số là do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Cách điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và có chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý.

Viêm cầu thận cấp được xác định khi: Có tiền sử nhiễm khuẩn cổ họng, ngoài da đã khỏi hẳn 1-2 tuần trước; cũng có thể hiện tại còn nhiễm khuẩn; phù, đái ít (phù có thể rất ít, chỉ mộng mị mắt, cũng có thể phù to, trắng, mềm, ấn lõm); đái máu; tăng huyết áp (thường là 140/90 mmHg trở lên).

Bệnh có thể khỏi nhanh trong vòng 4-6 tuần; cá biệt có biến chứng nặng như phù phổi cấp do phù và tăng huyết áp, suy thận cấp, suy thận tiến triển nhanh; một số chuyển thành tiềm tàng, mạn tính.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp không có biến chứng nặng là ăn nhẹ, ăn nhạt. Cụ thể:

Đạm (protein): 0,6 g/kg cân nặng mỗi ngày. Đề phòng urê máu tăng; khi bệnh nhân đái tốt, urê máu không tăng thì cho 1 g/kg cân nặng mỗi ngày.

Bột đường: 30 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày bao gồm gạo, mì, khoai củ, bánh ngọt.

Chất béo: 20g/ngày.

Nên bớt muối và mì chính, tối đa 2g muối/ngày, tốt nhất là bỏ hẳn mì chính. Nếu có phù, tăng huyết áp thì phải ăn nhạt tuyệt đối.

Uống nước ít hơn lượng tiểu ra trong ngày. Nếu tiểu ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn rau quả để phòng tăng kali máu. Bổ sung vitamin dạng thuốc bằng đường uống.

Cần theo dõi lượng nước tiểu, phù, huyết áp, urê máu để gia giảm thức ăn. Sau một tuần nếu thấy urê máu không tăng thì có thể tăng đạm lên 0,8g/kg cân nặng mỗi ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ăn rau quả tự do, nước uống bằng lượng đái ra.

Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân sau ghép thận

Nếu sức khỏe hồi phục tốt, bệnh nhân ghép thận (cả nam và nữ) có thể sinh hoạt vợ chồng sau 3 tháng phẫu thuật và sinh con sau đó 1-2 năm. Tuy nhiên, cần để phòng nhiễm trùng do mất vệ sinh hoặc trầy xước niêm mạc khi giao hợp. Nếu muốn tránh thai, nên dùng bao cao su.

Sau phẫu thuật ghép thận, bệnh nhân rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để phục hồi và duy trì sức khỏe, họ cần thận trọng trong ăn uống, sinh hoạt và tuân thủ chặt chẽ những quy định trong điều trị.

1. Ăn uống

Ăn đồ đã nấu chín. Không ăn đồ sống, đồ biển, nước chưa đun sôi, sữa tươi, rau quả đã đập nát. Kiêng rượu và các đồ uống có cồn khác.

Thực hiện chế độ ăn điều độ, ít muối, chất béo và đường. Mỗi ngày, bệnh nhân cần khoảng 25 kcal/kg trọng lượng, cụ thể là:

- Đạm: 0,55-1g/kg.

- Dầu cá: 3-6g. Dầu cá tốt cho độ lọc cầu thận.

- Muối: 2-3g.

- Vitamin C: Hơn 100mg. Vitamin C giúp tránh lắng đọng oxalat ở thận ghép.

2. Sinh hoạt cá nhân

- Theo dõi tình trạng sức khỏe chung và thận chép, bao gồm theo dõi nước tiểu trong 24 giờ và tình trạng các bệnh kèm theo (tăng huyết áp, tiểu đường, bướu cổ, viêm gan...). Bệnh nhân cao huyết áp phải có sổ tự theo dõi huyết áp.

- Thường xuyên luyện tập sức khỏe để để phòng rối loạn dị hóa đạm, yếu cơ, tăng mỡ trong máu, béo phì, loãng xương...

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi ra ngoài trời phải mang khẩu trang, đội nón. Dùng kem chống nắng khi đi biển hoặc phải ở ngoài trời nhiều giờ liên tục.

- Tránh để mắc cảm cúm, tránh gần những người bị các bệnh truyền nhiễm, các loại gia súc, gia cầm.

- Môi trường trong nhà cần sạch sẽ, thoáng mát. Cần dọn sạch các hố nước, không nuôi chim, súc vật nếu không thể kiểm soát lây nhiễm.

- Với môi trường bên ngoài, cần tránh khu vực ô uế, đám tang người có bệnh truyền nhiễm, nơi đông người (nhất là trong mùa có dịch bệnh hô hấp).

3. Dùng thuốc

Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao nên việc sử dụng nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần dùng thuốc đúng giờ (nên có một đồng hồ báo giờ), theo dõi các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc. Việc uống các thuốc khác cũng phải theo y lệnh để tránh các tương tác có hại.

4. Những điều tối kỵ

- Ngừng thuốc vì tác dụng phụ hay vì cảm thấy đã khỏe mạnh.

- Tự ý thay đổi liều lượng và thời gian uống thuốc khi nghi ngờ rằng nó không giống với thuốc lần trước bạn đã mua 

5. Vitamin D mới có lợi cho bệnh nhân chạy thận

Tỷ lệ tử vong ở những người chạy thận nhân tạo bằng thẩm tách hiện nay rất cao, khoảng 20% mỗi năm. Một nghiên cứu của Mỹ mới đây cho thấy, loại vitamin D mới có tên là Zemplar có thể cải thiện đáng kể tình trạng này.

Một trong những nguyên nhân gây tử vong ở những người điều trị suy thận bằng phương pháp thẩm tách là tuyến cận giáp bị kích thích mạnh, làm tiết ra lượng hormone dư thừa, gây xơ cứng động mạch, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Lâu nay, người ta vẫn dùng loại vitamin D thường để đối phó với tình trạng này, song nếu liều lượng không thích hợp có thể gây phản tác dụng - người bệnh nhanh chóng tử vong do đau tim.

Zemplar là một loại vitamin D mới, có mặt trên thị trường vào năm 1998. Để thử nghiệm tác dụng của Zemplar trong điều trị thẩm tách. Tiến hành khảo sát trên 83.000 bệnh nhân và chia thành 4 nhóm:

- Nhóm chuyên điều trị với Zemplar. (1)

- Nhóm chỉ dùng vitamin D thường. (2)

- Nhóm điều trị Zemplar rồi chuyển sang vitamin D thường. (3)

- Nhóm điều trị vitamin D thường rồi chuyển sang Zemplar. (4)

Kết quả là sau 1 năm, tỷ lệ tử vong ở nhóm (1) thấp hơn 16% so với nhóm (2). Và những người thuộc nhóm (4) có 73% cơ hội sống sót thêm 2 năm, trong khi tỷ lệ này ở nhóm (3) chỉ là 64%.

“Đây là một bằng chứng thuyết phục cho thấy Zemplar có thể giảm nguy cơ tử vong trong điều trị thẩm tách”, Thadhani nhận định. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu sâu hơn vì sao Zemplar lại có tác dụng này. Từ đó họ có thể tìm ra những phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân thận.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...