Những khuyến cáo về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Những khuyến cáo về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Một số khuyến cáo về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Dinh dưỡng liệu pháp rất quan trọng với bệnh tiểu đường 

Trước năm 1921, người ta yêu cầu bệnh nhân đái tháo đường nhịn ăn vì cho rằng điều này sẽ giúp ngưng được tình trạng tiểu ra chất đường. Theo thời gian, chế độ ăn cho bệnh này được điều chỉnh theo hướng cung cấp đủ chất mà không làm đường máu bất ổn định.

Đối với bệnh đái tháo đường, ăn uống là phương pháp điều trị không dùng thuốc, được áp dụng đầu tiên trong điều trị và duy trì suốt đời. Nghiên cứu tiến trình các chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường, chúng ta thấy ăn uống tác động to lớn đến hiệu quả điều trị. Việc tìm ra chế độ ăn với tỷ lệ các thành phần carbohydrat, protid, lipid hợp lý giúp điều trị đạt kết quả và hạn chế biến chứng là một bước tiến vượt bậc so với trước đây.

Trước năm 1921, bệnh nhân đái tháo đường bị yêu cầu nhịn ăn và hậu quả là họ ngày càng bị suy nhược cơ thể. Sau đó, người ta chỉ định chế độ ăn giàu lipid cho người bệnh với khẩu phần có glucid tương đương 20%, protid 10% và lipid 70%. Càng ngày, các nhà khoa học càng nhận thức được vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho điều trị. Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn đường huyết theo tiêu chuẩn điều trị mà còn phải hướng đến cải thiện các rối loạn lipid, rất thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường, góp phần làm giảm các biến chứng lên hệ thống tim mạch. Hiện nay, khuynh hướng mới về dinh dưỡng trị liệu cho cộng đồng nói chung và đặc biệt cho người bị đái tháo đường là khuyến khích chế độ ăn cân đối, có lợi cho sức khỏe, nghĩa là cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho cơ thể một cách thích hợp.

Các khuyến cáo về dinh dưỡng 

Tỷ lệ protid nên ở mức 15-20%, lượng carbohydrate và lipid tùy theo mỗi cá nhân, nhưng lipid dưới 30%. Theo khuyến cáo của Hiệp hội châu  u nghiên cứu về đái tháo đường, carbohydrate có thể ở mức 45-60%, lipid 25-35%.

Tuy nhiên, tất cả các khuyến cáo đều nhấn mạnh mặc dù lipid có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K... nhưng cũng phải sử dụng cân đối. Chỉ nên sử dụng chất béo bão hòa dưới 10% tổng lượng chất béo ăn vào.

Với carbohydrate, không phải loại nào cũng nên sử dụng, ưu tiên chọn sử dụng các loại bột đường tiêu hóa chậm và các loại glucid có chỉ số tăng đường huyết thấp. Hạn chế tối đa việc sử dụng đường hấp thu nhanh. Nếu chỉ số tăng đường huyết của glucose là 100 thì của mạch nha lên tới 110 và của mật ong là 98. Vì vậy nhiều người bệnh đã sai lầm khi dùng mật ong, mạch nha vì cho rằng chúng không có nguồn gốc từ đường mía.

Các loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp là đậu trắng (28), đậu nành (22), cà rốt (16), lạc (14)... Tuy nhiên, việc ăn nhiều thức ăn từ đậu trắng, đậu lăng thường gây khó tiêu, đầy bụng. Đôi với những người cần giảm calo ăn vào nhưng tránh được cảm giác đói, nôn lựa chọn thức ăn có “chỉ số no” cao như bánh mì đen, cam và táo, gạo lứt.

Chất xơ đã được chứng minh là làm giảm tình trạng tăng đường huyết, tăng lipid sau ăn, giúp tiêu hóa thuận lợi, chống táo bón và góp phần phòng ngừa ung thư đại tràng. Mỗi ngày chúng ta nên sử dụng 25-35g chất xơ. Một bát súp-lơ xanh có thể cung cấp 25% chất xơ cần thiết cho một ngày, trong lúc nó chỉ mang lại có 45 calo. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...