Những khoáng chất thiết yếu - Kẽm (Zinc, Zn)

Những khoáng chất thiết yếu - Kẽm (Zinc, Zn)

Nhu cầu hàng ngày

Nam giới: 9,5mg 

Nữ giới: 7mg

Mặc dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ, nhưng khoáng chất này rất thiết yếu cho việc phân giải carbohydrate, chất béo và protein. 

Kẽm cũng ảnh hưởng đến vị giác và xúc giác. 

Kẽm rất cần cho sự phân chia, sinh trưởng và tái tạo tế bào, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển của bào thai. Kẽm tham gia vào quá trình sản sinh cả ADN và ARN, đảm bảo hoạt động bình thường của hệ miễn dịch (như làm lành vết thương). Kẽm ảnh hưởng đến sự trưởng thành về mặt giới tính và khả năng sinh sản.

Kẽm giúp duy trì hàm lượng nội tiết tố nam testosterone trong máu và giúp chuyển hóa nội tiết tố này thành nội tiết tố nữ oestrogen. Đây là lý do mà hàu được xem là “thần dược” kích thích ham muốn tình dục. 

Bệnh do thiếu kẽm

 

Nguyên nhân của tình trạng thiếu kẽm có thể là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ khoáng chất này, hoặc do giảm hấp thu trong đường ruột, hay do nhu cầu tăng đột biến ở người bệnh đang hồi phục.

Người nghiện rượu, bệnh nhân HIV, bệnh nhân tiểu đường, những người có chế độ ăn uống thiếu protein, những người mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đường ruột và những người mắc bệnh gan là những đối tượng có nhiều nguy cơ thiếu kẽm nhất. 

Dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm là ăn không ngon, mất vị giác, gặp vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy, ói mửa, quáng gà, rụng tóc, gặp vấn đề về da, vết thương lâu lành, trẻ nhỏ chậm phát triển, dậy thì muộn. 

Thực phẩm cung cấp kẽm

 

Mỗi 25g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 1mg kẽm. 

• Các sản phẩm từ sữa. 

• Thịt đỏ. 

• Trứng. 

• Thịt gia cầm.

• Cua. 

• Hàu. 

• Đậu nành. 

• Hạt điều.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...