Những khoáng chất thiết yếu - Kali (Potassium, K)

Những khoáng chất thiết yếu - Kali (Potassium, K)

Nhu cầu hàng ngày

Nam giới: 3.500mg.

Nữ giới: 3.500mg.

Kali giúp cơ thể dự trữ đường huyết dưới dạng glycogen. Ngoài ra, kali còn cần thiết trong việc đảm bảo chức năng bình thường của các cơ, tế bào thần kinh, tim, van tim, thận và tuyến thượng thận. Cùng với natri và clorua, kali tham gia vào việc điều chỉnh lượng nước và duy trì sự cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể. Theo các nghiên cứu gần đây nhất, việc sử dụng thực phẩm giàu kali thường xuyên có thể giúp giảm và kiểm soát huyết áp, nên những người bị suy tim hoặc bị cao huyết áp nên chú ý hấp thu đủ khoáng chất này. Chế độ ăn uống giàu kali còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ, loãng xương và sỏi thận. Bên cạnh đó, chúng ta cần ăn thêm thực phẩm giàu kali khi thời tiết nóng bức vì việc tiết mồ hôi có thể làm mất khoáng chất này.

Bệnh do thiếu Kali 

Kali cần thiết trong việc đảm bảo chức năng bình thường của các cơ, tế bào thần kinh, tim, van tim.

Kali cần thiết trong việc đảm bảo chức năng bình thường của các cơ, tế bào thần kinh, tim, van tim.

Tình trạng thiếu kali do chế độ ăn uống là khá hiếm. Hàm lượng kali trong máu thấp thường là vì kali bị mất do nôn mửa nhiều, tiêu chảy hoặc do hậu quả của bệnh thận hay chứng rối loạn chuyển hóa làm ảnh hưởng đến môi trường hóa học của cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, táo bón, chuột rút, suy yếu chức năng thận. Tình trạng thiếu kali nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch như tim đập bất thường.

Thực phẩm cung cấp Kali

Khoai tây một trong những thực phẩm có chứa Kali.

Khoai tây một trong những thực phẩm có chứa Kali.

Mỗi 100g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 160 mg kali. 

• Ngũ cốc nguyên hạt. 

• Khoai tây. 

• Măng tây. 

• Quả bơ. 

• Cải bó xôi. 

• Cà chua. 

• Chuối. 

• Dưa ruột vàng. 

• Cam. 

• Các sản phẩm từ sữa. 

• Thịt đỏ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...