Nghiên cứu nhu cầu của trẻ em và chất ngọt nhân tạo

Nghiên cứu nhu cầu của trẻ em và chất ngọt nhân tạo

Hiện nay có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời về sự an toàn và tác động lâu dài của chất ngọt nhân tạo được sử dụng ở trẻ em, trích dẫn trong một tuyên bố chính sách mới của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP - American Academy of Pediatrics) cho biết.

Tuyên bố AAP cũng khuyến nghị các nhà sản xuất nên liệt kê lượng chất ngọt nhân tạo trên nhãn sản phẩm để giúp phụ huynh và nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về việc trẻ em tiêu thụ bao nhiêu và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe có thể xảy ra.

Nhìn vào bằng chứng, chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về tác động của chất ngọt không có lợi đối với sức khỏe của trẻ em, trích lời tiến sĩ Carissa Baker-Smith cho biết trong một bản tin của AAP.

Ngoài ra, chúng ta cần nghiên cứu thêm về việc sử dụng chất làm ngọt (không có dinh dưỡng) và nguy cơ béo phì cũng như tiểu đường loại 2, đặc biệt là ở trẻ em. Bên cạnh đó một vấn đề cũng cần được xem xét thêm là có bao nhiêu trẻ em thường xuyên tiêu thụ những sản phẩm này, liệu chúng có trở nên phổ biến, và chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn về cách chúng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ em, Baker-Smith nói.

Một nhóm đại diện cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo thấp đã tuyên bố thách thức chính sách của AAP.

Robert Rankin, chủ tịch hội đồng chia sẻ: Hội đồng kiểm soát calo có một số khiếu nại với những tuyên bố này và duy trì quan điểm lâu dài rằng, chất ngọt nhân tạo được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, vì vậy việc tiêu thụ chúng có thể đóng vai trò là công cụ để quản lý lượng calo và đường tổng thể.

Thực tế chất ngọt nhân tạo đã được sử dụng trong hơn 60 năm.

Thực tế chất ngọt nhân tạo đã được sử dụng trong hơn 60 năm.

Thực tế chất ngọt nhân tạo đã được sử dụng trong hơn 60 năm. Sáu lần được phê duyệt là phụ gia thực phẩm bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA - Food and Drug Administration) như: saccharin, aspartame, acesulfame-kali, sucralose, neotame và advantame. Và hai loại khác là stevia - luo han guo (trái cây nhà sư) được phê duyệt theo chỉ định

"thường được công nhận là an toàn"

bởi GRAS (Generally Recognized As Safe - là 1 chứng nhận của FDA, tuyệt đối an toàn, được phép sử dụng trong thức ăn và thức uống).

Tuy nhiên các sản phẩm này ngọt hơn từ 180 đến 20.000 lần so với đường, theo AAP.

Và theo báo cáo, có hơn một phần tư trẻ em Hoa Kỳ tiêu thụ chất ngọt nhân tạo và 80% trẻ em trong số đó sử dụng chúng hàng ngày, trích dẫn thông tin từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia 2009-2012 cho thấy.

Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều cha mẹ không nhận ra con cái họ đang tiêu thụ chất ngọt nhân tạo.

Hiện tại rất khó để nhận biết có bao nhiêu chất làm ngọt (không có dinh dưỡng) trong một sản phẩm, bởi vì các nhà sản xuất thường không bị bắt buộc phải ghi lên nhãn thành phần. Do đó việc liệt kê lượng chất làm ngọt (không có dinh dưỡng) chứa trong một sản phẩm sẽ giúp các gia đình và nhà nghiên cứu hiểu được mức độ chất ngọt nhân tạo thực sự được tiêu thụ bởi các cá nhân và trong dân số, qua đó giúp mọi người có thể đánh giá thêm những ảnh hưởng có liên quan đến sức khỏe, Baker-Smith giải thích.

Tuyên bố này được công bố trực tuyến trên tạp chí Pediatrics vào ngày ngày 28 tháng 10.

Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên Health

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...