Loãng xương

Loãng xương

TÁC DỤNG CỦA XƯƠNG

Là giá đỡ cho cả cơ thể.

Tạo ra các khoảng trống có thể bảo vệ các tổ chức mềm như não và nội tạng.

Tích trữ Canxi và Phốt pho, 99% lượng Canxi có trong cơ thể được tập trung ở trong xương, khi lượng Canxi trong máu bị thiếu, xương sẽ cung cấp lượng Canxi còn thiếu để bổ sung.

Tuỷ xương có thể tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu huyết cầu. Trong máu người chứa khoảng 5 triệu hồng cầu/mm3.

Ở người trưởng thành, thông thường, có khoảng 206 khúc xương tham gia vào hoạt động của cơ thể, vì có xương làm giá đỡ nên cơ bắp có thể co giãn, giúp cho cơ thể vận động một cách tự do.

KIỂM TRA SỨC KHỎE (CHÚ Ý NHỮNG TRIỆU CHỨNG DƯỚI ĐÂY)

 

- Các vị trí như phần lưng và phần eo của bạn có thường xuyên bị đau kéo dài hay không?

- Có phải hình như chiều cao của cơ thể bạn giảm đi không?

- Có phải bạn đã từng áp dụng một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt?

- Bạn đã bao giờ ngã nhẹ mà bị gãy cổ tay hay cổ chân chưa?

- Kinh nguyệt của bạn có thất thường hay không, hoặc trước 45 tuổi đã mãn kinh?

- Bạn có phải chịu áp lực về tinh thần hay không? hoặc bạn có cảm thấy quá mệt mỏi hay không?

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng như trên thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh loãng xương.

Nguyên nhân của bệnh loãng xương có liên quan đến hiện tượng thiếu canxi và sự mất cân bằng của quá trình trao đổi chất, đặc biệt là sự giảm thiểu hormon nữ. Bởi vậy, bệnh loãng xương rất dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh, tuy nhiên, thanh niên và nam giới cũng có khả năng mắc căn bệnh này.

Bệnh loãng xương không có những triệu chứng đặc biệt, những biểu hiện thông thường như đau lưng, đau eo, hơi bị va đập cũng có thể gây ra gãy xương, kiểm tra phát hiện mật độ xương giảm thấp…

Bệnh loãng xương là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, là căn bệnh ngày càng được mọi người quan tâm. Trên thế giới hiện nay có khoảng 200 triệu người mắc bệnh loãng xương, tỷ lệ phát bệnh của căn bệnh này vượt lên đứng vị trí thứ 7 trong số các căn bệnh thường gặp khác.

Điều cần đặc biệt nhấn mạnh là hiện nay giới y học vẫn chưa có phương pháp điều trị vừa an toàn lại hiệu quả để khôi phục lại phần xương bị loãng. Bởi vậy, việc có được những nhận thức đúng đắn về căn bệnh và biết cách phòng tránh là vô cùng quan trọng.

NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀ DO THIẾU CANXI VÀ SUY GIẢM HORMON NỮ

 

Trong thành phần của xương, có khoảng 50% là muối xương được cấu thành từ những khoáng chất như canxi, phốt pho… 50% còn lại là protein collagen. Can xi làm cho xương chắc khỏe, protein collagen làm cho xương có tính đàn hồi tốt.

Xương bắt đầu phát triển ngay từ khi còn nhỏ và đạt đến đỉnh cao ở tuổi 25 đến 35, sau đó, lượng canxi trong cơ thể sẽ bắt đầu giảm đi, lượng tế bào xương mất đi nhiều hơn lượng tế bào xương được tạo ra, nếu lượng canxi bị mất đi quá nhiều, cấu tạo bên trong của xương sẽ xuất hiện những lỗ hổng, trở nên yếu và dễ gãy.

Lượng canxi mà con người nạp vào cơ thể, dưới tác dụng của vitamin D dạng hoạt tính, được hấp thụ trong ruột, sau đó, được đưa đến gan, cuối cùng có 99% sẽ theo máu đi vào trong xương cùng với protein collagen để tạo xương.

Nếu bạn vì muốn giảm béo mà ăn kiêng hoặc không ăn những thức ăn có chứa canxi thì bạn sẽ không thể hấp thụ được canxi thông qua đường ruột. Như vậy, lượng protein collagen có trong xương sẽ tăng cao và đó cũng chính là chứng bệnh được gọi là loãng xương.

Cùng với tuổi tác, chức năng của thận cũng sẽ dần suy giảm, khả năng của vitamin D dạng hoạt tính cũng theo đó mà giảm xuống. Vitamin D có tác dụng thúc đẩy ruột non và xương hấp thụ canxi và phốt pho. Bởi vậy, khi thiếu vitamin D, lượng canxi và phốt pho trong cơ thể sẽ giảm xuống, khi chúng được giải phóng ra khỏi chất xương, xương sẽ bị nhỏ đi, yếu đi, xuất hiện hiện tượng loãng xương.

Hormon nữ có tác dụng khống chế không cho xương bị phá hoại, thúc đẩy chức năng của vitamin D. Bởi vậy, những phụ nữ mãn kinh sớm hoặc thời gian buồng trứng cung cấp hormon nữ khá ngắn sẽ dễ bị mắc bệnh loãng xương. Cũng giống như vậy, có những cô gái do ăn kiêng giảm béo quá mức khiến cho quá trình bài tiết hormon bị mất cân bằng, làm kinh nguyệt không đều thậm chí có thể bị mất kinh, dẫn đến buồng trứng ngừng bài tiết hormon nữ, hình thành nên trạng thái gần giống như mãn kinh, từ đó dẫn đến chứng loãng xương.

Những hormon có liên quan mật thiết đến hoạt động trao đổi chất của xương, ngoài hormon nữ ra, còn có các loại hormon khác do tế bào C tuyến giáp sản xuất ra như hormon kiểm soát lượng canxi, hormon tuyến giáp phụ, hormon nam, hormon tuyến thượng thận… Bởi vậy, những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, những người già có lượng hormon nam giảm sút cũng dễ bị mắc bệnh loãng xương.

Ngoài ra, vận động sẽ giúp cho xương thêm chắc khỏe, những người mắc bệnh phải nằm liệt giường lâu ngày, xương sẽ trở nên yếu, cũng dễ mắc bệnh loãng xương.

Những biểu hiện chính là đau nhức và dễ bị gãy xương

ĐAU NHỨC

 

70 – 80% người mắc bệnh đều xuất hiện hiện tượng đau lưng, eo, đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh loãng xương. Cảm giác đau chạy dọc cột sống rồi đau lan sang hai bên, khi nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng thì cảm giác đau sẽ giảm, khi đứng thẳng, ngửa ra sau hoặc đứng lâu, ngồi lâu thì cảm giác đau sẽ tăng lên; ban ngày cảm giác đau giảm, đau hơn về ban đêm hoặc khi gần sáng; gập người, vận động cơ bắp, ho, đi đại tiện rặn mạnh thì cảm giác đau sẽ tăng lên. Thông thường khi lượng xương mất đi khoảng 12% thì bắt đầu xuất hiện những hiện tượng này.

CHIỀU CAO GIẢM, GÙ LƯNG

 

Hiện tượng này thường xuất hiện sau cảm giác đau nhức. Phần trước của cột sống chủ yếu do xương sụn tạo thành, hơn nữa, bộ phận này lại là trụ đỡ cho toàn bộ cơ thể, chịu nhiều sức nặng, nhất là đốt sống thứ 11, 12 và thứ 3, dễ bị chèn ép làm cho biến dạng, khiến cho cột sống nghiêng ra phía trước, cong lưng, gây ra hiện tượng gù lưng, đồng thời, chiều cao cơ thể cũng theo đó mà giảm đi.

GÃY XƯƠNG

 

Đây là hiện tượng thường gặp nhất và cũng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương, nó không những làm tăng sự đau đớn cho người bệnh, làm tăng gánh nặng kinh tế mà còn hạn chế một cách nghiêm trọng hoạt động của người bệnh, thậm chí là rút ngắn cuộc sống của họ.

Hiện tượng gãy xương do mắc bệnh loãng xương thường gặp ở người trẻ là gãy xương cổ tay, ở người già là gãy xương đùi và đốt sống eo. Thông thường, lượng xương mất đi khoảng trên 20% thì sẽ xuất hiện hiện tượng gãy xương. 20 - 50% bệnh nhân khi gãy xương không có triệu chứng gì rõ rệt.

CHỨC NĂNG HÔ HẤP SUY GIẢM

Cột sống phần ngực và eo bị ép cong, làm cho cột sống bị cong về phía sau, lồng ngực biến dạng, hoạt động của phổi giảm sút rõ rệt, dẫn đến chức năng của phổi suy giảm, những người mắc bệnh nặng có thể xuất hiện các hiện tượng như tức ngực, thở gấp, khó thở…

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG LÀ CÁCH CHẨN ĐOÁN QUAN TRỌNG

 

Việc kiểm tra bệnh loãng xương được tiến hành ở khoa xương, phụ nữ cũng có thể kiểm tra ở phụ khoa. Nội dung kiểm tra có thể có một số điểm khác nhau tùy vào từng nơi kiểm tra nhưng nhìn chung gồm có: kiểm tra chế độ ăn uống, kiểm tra đơn vị hoocmon, đơn vị hồng cầu, chức năng gan, thận, hàm lượng canxi và phốt pho trong máu, kiểm tra nước tiểu, chụp X quang, kiểm tra xương, kiểm tra sức khỏe…

Chụp X quang là phương pháp kiểm tra bệnh loãng xương dễ và khá phổ biến, trước đây thường xuyên được áp dụng, hiện nay ở một số nơi áp dụng chuyên sâu, đây vẫn là phương pháp kiểm tra thường gặp để chẩn đoán bệnh loãng xương. Nhưng phương pháp này chỉ có thể xác định tính chất, không xác định được lượng, hơn nữa, không xác định được rõ, thông thường, khi lượng xương mất đi khoảng 30% trở lên thì mới phát hiện được.

Do hiện tượng loãng xương chủ yếu là do lượng khoáng chất trong xương bị giảm đi, mật độ chất xương hạ thấp, bởi vậy, các phương pháp và các thiết bị kiểm tra mới được chế tạo ra. Trong những năm gần đây, có thể kiểm tra cả về tính chất và số lượng mật độ chất xương và độ cứng chắc của xương, trở thành những căn cứ khách quan quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh loãng xương. Một số phương pháp thường gặp là phương pháp xác định bằng việc hấp thụ quang tử đơn (SPA), phương pháp này đơn giản, giá rẻ nhưng kết quả đạt được chưa ở mức lý tưởng; Phương pháp xác định bằng việc hấp thụ tia X quang song năng (DXA) để kiểm tra hàm lượng khoáng chất (BMC), diện tích (AREA), mật độ xương (BMD). Phương pháp này khá chính xác, ít nguy hiểm đối với cơ thể người; Phương pháp định lượng CT (QCT), phương pháp này không được chính xác, người kiểm tra lại phải tiếp nhận lượng tia X quang khá lớn nên không được dùng phổ biến; Phương pháp sóng siêu âm (USA), có thể xác định được mật độ xương và độ rắn chắc của xương. Phương pháp này đơn giản, an toàn, giá rẻ.

Tự kiểm tra mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương

1. Rất ít khi uống sữa.

  • Không

2. Rất ít khi dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát.

  • Không

3. Thường xuyên không ăn sáng.

  • Không

4. Thời học cấp II, cấp III ít vận động.

  • Không

5. Đã từng mấy lần ăn kiêng giảm béo.

  • Không

6. Người nhà hoặc người thân từng mắc bệnh loãng xương.

  • Không

7. Hút thuốc.

  • Không

8. Thường đi ô tô, đi thang máy, ít đi bộ.

  • Không

9. Ngày nào cũng uống rượu.

  • Không

10. Người quá gầy.

  • Không

KẾT LUẬN

- 0-2 câu trả lời có: xét về thói quen sinh hoạt của bạn, nguy cơ mắc bệnh loãng xương là rất thấp, hi vọng bạn tiếp tục duy trì vận động, duy trì sự cân bằng trong thói quen ăn uống.

- 3-5 câu trả lời có: mật độ xương có thể giảm thấp, bạn nên cải thiện thói quen sinh hoạt và ăn uống của mình hiện nay, nên ăn nhiều những thức ăn có chứa nhiều canxi và ăn các loại đậu, vận động với lượng phù hợp.

- 6 câu trả lời có trở lên: Cơ thể của bạn đang bật đèn đỏ. Nếu bạn không áp dụng các biện pháp tích cực thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương của bạn là rất cao. Nên ăn nhiều thức ăn có chứa canxi và tích cực rèn luyện thân thể.

CHƯA CÓ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC, CHỦ YẾU LÀ ĐIỀU TRỊ THEO TÌNH TRẠNG BỆNH

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc bệnh loãng xương, một khi mắc bệnh thì không thể hồi phục lại hoàn toàn như trước. Tuy nhiên, những loại thuốc mới được chế ra trong những năm gần đây cũng có tác dụng bổ sung chất xương nhất định.

MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRỊ CHỦ YẾU LÀ

- Chế ngự hiện tượng giảm thiểu của chất xương.

- Phòng tránh gãy xương.

- Thúc đẩy quá trình tái tạo chất xương.

- Giảm đau.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào sự khác nhau ở tuổi tác, giới tính, bệnh sử, mức độ loãng xương, vị trí xương gãy. Đối với những phụ nữ dưới 65 tuổi, đôi khi có thể áp dụng phương pháp bổ sung kích tố (HRT), đưa hoocmon nữ trở về mức như trước khi mãn kinh, vừa có hiệu quả lại an toàn trong việc phòng tránh giảm thiểu chất xương. Đối với những phụ nữ trên 65 tuổi, những phụ nữ hoặc đàn ông không muốn hoặc không cần các biện pháp điều trị bổ sung kích thích tố thì những biện pháp sau đây cũng khá hiệu quả:

- Uống canxi và bổ sung phốt pho ít nhất trong vòng 3 năm.

- Uống vitamin D, giúp canxi dễ được hấp thụ, giúp xương chắc khỏe.

- Bệnh loãng xương ở đàn ông đôi khi lại cung cấp hormon nam.

- Thỉnh thoảng tiêm hoặc xịt các loại thuốc kiểm soát lượng canxi, cung cấp protein.

- Sử dụng các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, châm cứu, uống thuốc giảm đau… để làm giảm cảm giác đau đớn sau khi bị gãy xương đùi hoặc xương cổ tay.

VIỆC PHÁT HIỆN BỆNH SỚM LÀ RẤT QUAN TRỌNG

Bệnh loãng xương là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được, kể cả khi đã mắc bệnh thì cũng có thể thông qua các biện pháp như: cải thiện thói quen ăn uống, tăng lượng vận động, các phương pháp điều trị bổ sung mà những người phụ nữ sau khi mãn kinh có thể áp dụng để bảo vệ xương, phòng tránh để chất xương không tiếp tục mất đi.

VẬN ĐỘNG CÓ THỂ LÀM CHO XƯƠNG CHẮC KHỎE

 

Những vận động tạo ra sức nặng cho cơ thể có thể giúp cho quá trình tạo xương. Dù là đi bộ, khiêu vũ, đánh tennis, tập thể dục… đều đem lại hiệu quả. Không đi thang máy mà chuyển sang leo cầu thang bộ, hạn chế đi ô tô, thường xuyên đi bộ… đều là những phương pháp tốt giúp cho xương chắc khỏe. Những vận động vừa phải như bơi lội có thể nâng cao khả năng vận động với điều kiện không làm cho cơ thể phải chịu đựng quá mức.

Nếu có thể vận động 3 lần 1 tuần, mỗi lần khoảng 20 phút, hiệu quả sẽ càng rõ rệt. Tuy nhiên, những người mới bị gãy xương thì nên vận động từ từ.

NHỮNG VẬN ĐỘNG KÍCH THÍCH XƯƠNG

Leo cầu thang: đặt gót chân lên bậc trên cầu thang, mũi chân sau đặt lên bậc cầu thang dưới, dịch chuyển trọng tâm lên chân đặt lên bậc trên.

Vận động lên xuống gót chân, đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, kiễng chân, đứng bằng hai đầu mũi chân rồi tiếp đất bằng gót chân.

Vận động làm săn chắc cơ bụng: nằm ngửa, co hai chân lên, bàn chân đặt thẳng trên mặt đất, hai tay đặt trên đùi. Nhấc nửa người phía trên lên cho đến khi mũi bàn tay chạm vào đầu gối. Chú ý, cổ không được cong, nâng người lên cho đến khi xương vai rời khỏi mặt đất.

Thông qua vận động, người già có thể luyện tập cảm giác thăng bằng và điều hòa động tác, từ đó tránh bị ngã. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra xem trong nhà có những nơi dễ khiến cho người già bị ngã như: thảm, dây điện, cầu thang tối…

CÂN BẰNG DINH DƯỠNG, BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ LƯỢNG CANXI CẦN THIẾT

 

Ăn uống là phương pháp đơn giản nhất để con người cung cấp được canxi cho cơ thể, bởi vậy, thói quen ăn uống khá quan trọng đối với việc làm tăng hàm lượng canxi trong cơ thể. Do thói quen ăn uống khác nhau mà lượng canxi được đưa vào cơ thể người phương Đông thấp hơn người phương Tây.

Theo điều tra, tỉ lệ gãy xương ở khu vực dân cư thường ăn các món ăn có hàm lượng canxi cao thấp hơn so với khu vực dân cư thường ăn các món ăn có hàm lượng canxi thấp. Tuy có rất nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao nhưng tốt nhất vẫn là sữa, pho mát, sữa chua và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, những thực phẩm dưới đây cũng có hàm lượng canxi khá cao: đậu phụ, đậu tương, chế phẩm từ đậu, rau chân vịt, rau bắp cải, nho khô, vỏ tôm, ba ba, vừng, lòng đỏ trứng, hải đới, mộc nhĩ, lạc, chanh…

Ngoài ra, ít uống rượu, cai thuốc lá, cũng có thể phòng tránh được hiện tượng mất canxi. Thường xuyên tắm nắng để tăng lượng vitamin D trong da được hợp thành, có lợi cho việc hấp thụ canxi.

CHÚ Ý KHÔNG ĐƯỢC ĐƯA QUÁ NHIỀU PHỐT PHO VÀO TRONG CƠ THỂ

 

Trong thành phần khoáng chất của xương có bao gồm cả phốt pho, việc thiếu phốt pho cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của xương. Lượng phốt pho mỗi ngày cần phải đưa vào cơ thể là 1200 – 1300mg.

Tuy nhiên, trong những thức ăn nhanh như: mì ăn liền, đồ uống đóng hộp, đồ ăn vặt… có chứa rất nhiều chất phụ gia - phốt pho, những thanh niên thích ăn đồ ăn nhanh có thể sẽ mắc bệnh do đưa quá nhiều phốt pho vào cơ thể, bởi vì, phốt pho sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và đào thải canxi. Tốt nhất nên hạn chế ăn những thức ăn nhanh.

Muốn xương cốt được chắc khỏe, phải duy trì sự cân bằng canxi và phốt pho. Tốt nhất là bạn nên cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn chứ đừng chỉ uống thuốc canxi.

TIẾN HÀNH BỔ SUNG HORMON NỮ (HRT) SAU KHI MÃN KINH

 

Xuất phát từ mối quan hệ giữa bệnh loãng xương và hiện tượng giảm thiểu hormon nữ (HRT) có thể nói là một phương pháp rất có hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh loãng xương. Đặc biệt là thời kỳ mãn kinh.

Tuy nhiên, có báo cáo đã chỉ ra rằng, đối với những người mắc bệnh ung thư vú và ung thư tử cung hoặc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú và ung thư tử cung, thì việc áp dụng phương pháp HRT có thể làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh hơn hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bởi vậy, không nên áp dụng.

HỎI ĐÁP


Hỏi

: Hàm lượng canxi trong các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp có giống như hàm lượng canxi có trong các sản phẩm từ sữa khác hay không?

Đáp

: Tùy từng thương hiệu nhưng nhìn chung đa phần các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp thì đều được tăng cường thêm hàm lượng canxi. Hàm lượng canxi trong sữa bột tách bơ còn nhiều hơn cả hàm lượng canxi của sữa tươi.


Hỏi

: Lượng canxi được đưa vào cơ thể khi còn nhỏ có hiệu quả như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương sau này?

Đáp

: Thời còn nhỏ, xương cốt phát triển với tốc độ nhanh, cần một lượng lớn canxi. Nếu có thể cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể, xương cốt sẽ trở nên chắc khỏe, có lợi cho việc phòng tránh hiện tượng giảm thiểu chất xương sau này. Trẻ nhỏ cần một lượng canxi cao gấp 2 – 3 lần người lớn. Nếu từ nhỏ có thể rèn luyện cho bản thân có được thói quen ăn uống tốt thì có thể tích lũy được canxi, làm cho xương chắc khỏe, có thể đối phó được với hiện tượng giảm thiểu chất xương khi về già. Một khi chất xương bắt đầu giảm đi, cho dù bạn có thể khống chế được lượng chất xương mất đi nhưng cũng không có cách nào khôi phục lại như ban đầu. Trong vấn đề phòng ngừa bệnh loãng xương thì thói quen ăn uống, vận động và sinh hoạt từ khi còn nhỏ cho đến trước 30 tuổi là vô cùng quan trọng.


Hỏi

: Mẹ bị mắc bệnh loãng xương, liệu sau này con gái có bị mắc bệnh loãng xương không? bệnh này có liên quan đến di truyền không?

Đáp

: Giữa người thân, không chỉ giống nhau về nét mặt, thể hình mà cả sự yếu khỏe về thể chất, xương cốt, đều rất giống nhau. Nói cách khác, đối với xương cốt, di truyền là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu có thói quen ăn uống không tốt, ít vận động, ít tiếp xúc với ánh sáng, thì không thể tích lũy được đầy đủ chất xương, không thể duy trì được sự chắc khỏe cho xương. Ngược lại, dù bố mẹ có tình trạng xương không được tốt mà con cái chú ý đến thói quen sinh hoạt thì cũng có thể cải thiện được tình hình. Nhưng do thói quen ăn uống của những người trong một nhà khá giống nhau nên phải chú ý xem liệu thói quen ăn uống có vấn đề gì hay không.


Hỏi

: Nghe nói những người gầy thường dễ mắc bệnh loãng xương, tại sao?

Đáp

: Theo thống kê, quả là có tình trạng đó. Những người thường cho rằng mình có thân hình thon thả thì ăn rất ít, bởi vậy, ở họ rất dễ xuất hiện tình trạng thiếu canxi hoặc thiếu protein. Ngoài ra, hoocmon nữ khống chế sự giảm thiểu canxi sẽ tăng khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, bởi thế mà sự bài tiết hoocmon nữ ở những người phụ nữ có thân hình mảnh mai sẽ giảm đi rất nhiều, xương cốt sẽ yếu đi. Điều này cũng sẽ đem đến cho họ nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương giống như khi giảm béo. Tuy vậy, không phải tất cả những người gầy đều dễ mắc bệnh loãng xương, chỉ cần có thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt, vận động với mức độ thích hợp thì bạn đều có thể có được một bộ xương chắc khỏe.


Hỏi

: Bệnh loãng xương có liên quan đến việc uống rượu không?

Đáp

: Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài cũng có khả năng làm mắc bệnh loãng xương. Theo một nhóm nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra: uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở đàn ông. Họ đã tiến hành kiểm tra chụp X quang đối với 96 người uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài, phát hiện ra có 45 người có dấu tích của hiện tượng biến mất chất xương. Trong số những người có những triệu chứng nặng, có 1/3 người dưới 45 tuổi. Họ lại tiến hành kiểm tra 12 người trúng độc chất cồn mãn tính, kết quả đều tìm thấy triệu chứng của căn bệnh loãng xương.

Các chuyên gia cho rằng, việc uống rượu quá độ có thể gây trở ngại cho việc hình thành chất xương đồng thời giảm thiểu lượng khoáng chất trong xương, lâu ngày sẽ gây ra bệnh loãng xương.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...