Loãng xương căn bệnh tiềm ẩn tuổi mãn kinh

Loãng xương căn bệnh tiềm ẩn tuổi mãn kinh

Bệnh loãng xương là bệnh lý làm xương yếu dần và hậu quả là xương giòn và dễ gãy. Nếu bạn bị loãng xương thì bạn có nguy cơ bị gãy xương đặc biệt là ở hông, cột sống và cổ tay.

Bệnh loãng xương thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất là tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng calcium để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại. Ở Mỹ có gần 10 triệu người mắc bệnh loãng xương, phụ nữ chiếm trên 80% trong số đó. Người ta dự đoán rằng cứ 1 trong 2 phụ nữ và 1 trong 8 nam giới trên 50 tuổi bị bệnh loãng xương.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50 - 59, 22% trong độ tuổi từ 60 - 69, 39% trong độ tuổi từ 70 - 79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên.

Nguyên nhân loãng xương là gì?

Loãng xương là do mất cân bằng chu trình tạo xương của cơ thể.

Trong suốt cuộc đời, cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới trong chu trình liên tục. Cho đến giữa những năm của độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi hormone trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.

Mãn kinh làm tăng mất xương

Mãn kinh thường xảy ra vào khoảng tuổi 50. Thay đổi chính trong thời kỳ này là lượng hormone estrogen giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh, một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể. Ở nhiều phụ nữ mất xương trầm trọng làm cho xương yếu và giòn.

Các nguyên nhân khác gây loãng xương

Mãn kinh là tác động thường gặp nhất gây loãng xương, khi phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (nơi sản xuất estrogen) cũng gây loãng xương. Tuy nhiên mất xương cũng có thể do bệnh khác hoặc các tác nhân khác như là dùng corticoid quá liều và kéo dài (corticoid thường được dùng để điều trị bệnh hen và bệnh khớp), các vấn để về tuyến giáp trạng, ít vận động cơ, hàm lượng calcium thấp trong khẩu phần ăn.

Các biểu hiện của bệnh loãng xương?

Thông thường loãng xương xảy ra trong rất nhiều năm. Ở giai đoạn sớm, bệnh loãng xương có thể không có biểu hiện gì hoặc bạn có thể bị đau âm ỉ ở xương hoặc cơ, thường là đau ở vùng thắt lưng hay cổ. Giai đoạn sau bạn có thể cảm thấy đau nhói xuất hiện đột ngột, dấu hiệu này có thể không lan nhưng tăng lên khi bạn mang các vật nặng tỳ lên vùng đó, thường giảm đau trong vòng một tuần, nhưng cơn đau lại xuất hiện trở lại và kéo dài trên 3 tháng.

Bạn có thể bị gãy xương, có thể là gãy cột sống chẳng hạn thậm chí không ngã hay chấn thương gì. Rất nhiều người loãng xương bị gãy cột sống gây chèn ép khi cúi gập người. Gãy xương có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau nhưng thường ở hông hay cổ tay.

Bệnh loãng xương có thể đe dọa khả năng độc lập của bạn

Thật vậy, bệnh loãng xương có thể gây gãy xương cột sống, cổ tay, hông hay các xương khác, khi các xương này bị gãy bạn sẽ trở thành người tàn tật và phải phụ thuộc. Gãy xương cổ tay ảnh hưởng đến công việc hàng ngày như đi chợ, nấu nướng, giặt quần áo..., gãy xương hông có thể gây tàn tật vĩnh viễn.

Ai là người có nguy cơ loãng xương?

Không may là không ai trong chúng ta có thể kiểm soát được những thay đổi hormone khi mãn kinh. Sau mãn kinh, loãng xương tiến triển theo thời gian, xương mất nhiều lên. Kết quả là một hoặc nhiều xương bị gãy, và sau đó là đau kéo dài và tàn tật. Người ta ước tính rằng khoảng 40% phụ nữ trên 50 tuổi sẽ phải chịu gãy xương do loãng xương vào lúc nào đó trong phần còn lại của cuộc đời. Chẩn đoán loãng xương càng sớm càng tốt là bước rất quan trọng để giúp hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể.

Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất gây loãng xương. Các yếu tố tham gia vào nguy cơ loãng xương như:

- Gia đình có người bị loãng xương.

- Mãn kinh sớm (trước tuổi 45).

- Gãy xương trước đây có thể là do loãng xương.

- Phụ nữ da trắng và châu Á.

- Người gầy hoặc nhỏ xương.

- Sử dụng thuốc như là thuốc corticoid, hormone tuyến giáp.

- Hút thuốc, uống rượu.

- Không tập thể dục.

- Lượng calcium trong khẩu phần ăn thấp.

- Bạn nên nhớ rằng chỉ riêng mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnh loãng xương. Thậm chí không có các yếu tố khác bổ sung bạn vẫn có thể bị loãng xương.


KHÔNG CHỜ TỚI KHI GÃY XƯƠNG...

Nếu bạn ở trong đối tượng có nguy cơ loãng xương hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và dùng thuốc hỗ trợ. Sau đây là một số câu để hồi bác sĩ của bạn:

Làm thế nào để chăm sóc xương của tôi tốt hơn?

Có vài cách có thể giúp phụ nữ làm chậm mất xương trong tương lai mặc dù những điều này không chữa khỏi loãng xương.

Trong suốt cuộc đời, calcium đóng vai trò chìa khóa duy trì tình trạng của xương. Calcium rất cần thiết khi bạn đang trong giai đoạn phát triển, thường là cho đến tuổi 35, lúc này cơ thể cần calcium để tạo xương mạnh. Calcium cũng có vai trò đặc biệt trong giai đoạn sau của cuộc đời khi nó có thể giúp làm chậm mất xương. Nhưng trái ngược với nhiều người nghĩ, calcium có thể làm chậm mất xương chứ không thể dừng được mất xương và không thể làm xương khỏe lên sau mãn kinh.

Vai trò của tập luyện

Tập luyện thường xuyên như đi bộ nhanh, chạy, chơi đánh tennis có thể giúp tăng độ bền của xương. Các bác sĩ sẽ tư vấn chương trình tập luyện phù hợp với bạn.

Tôi có nên đo mật độ của xương không?

Đây là cách đo chính xác mật độ xương hiện tại của bạn, và các xét nghiệm này giúp bác sĩ dự đoán nguy cơ gãy xương trong tương lai. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm này để theo dõi trong những năm tiếp theo. Các xét nghiệm theo dõi này giúp bác sĩ so sánh kết quả hiện tại và trong tương lai để tìm hiểu tốc độ mất xương của bạn theo thời gian và đánh giá hiệu quả điều trị.

Quan điểm điều trị là gì?

Điều trị loãng xương là làm chậm lại hoặc ngừng quá trình mất xương và phòng gãy xương, kiểm soát đau do bệnh loãng xương gây ra.


 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...