Làm sao phòng ngừa, điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ?

Làm sao phòng ngừa, điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ?

Chức năng cơ thắt đoạn dưới thực quản của trẻ nhỏ dần dần hoàn thiện cùng với thời gian, cơ chế chống trào ngược của các cơ quan khác trong cơ thể cũng lần lượt được xây dựng. Khoảng 60 - 80% số trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ khỏi sau 18 tháng kể từ lúc sinh ra, chỉ có khoảng 5 - 10% số trẻ bệnh phải điều trị bằng phẫu thuật. Vì thế, nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ là: tránh để các chất chứa trong dạ dày trào ngược và các tổn thương khác do trào ngược gây ra, cho cơ thắt đoạn dưới thực quản phát triển hoàn thiện, sẽ tự khỏi. Có thể áp dụng các biện pháp sau: 

1. Liệu pháp tư thế cơ thể: tư thế tốt nhất là nằm sấp, tức mặt, bụng, ngực thấp, đầu ngẩng cao, để chỗ giáp giới giữa thực quản và dạ dày ở vị thế thấp nhất, giảm khả năng tiếp xúc với chất axit. Cũng có thể áp dụng tư thế nằm ngửa 60° , trẻ lớn có thể nằm nghiêng phải, nửa thân trên cao.

2. Nuôi dưỡng hợp lý: nên cho ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa cho ăn ít, thực phẩm dạng hồ đặc, protein cao, ít mỡ, ít uống thức uống; không dùng gia vị kích thích, tránh ăn uống thức ăn và thuốc ảnh hưởng chức năng co thắt đoạn dưới thực quản như sôcôla, cà phê, morphine, dopamine, phylline. 

3. Điều trị bằng thuốc: đối với trẻ điều trị bằng tư thế và nuôi dưỡng hợp lý không hiệu quả thì phải điều trị bằng thuốc. Chú ý dùng thuốc cơ năng dạ dày, ruột và thuốc chống axit như maxolon mỗi lần 0,lmg/kg thể trọng, ngày 3 lần, sáu tuần là một đợt điều trị. Motilium, mỗi lần 0,lmg/kg thể trọng, ngày 3 lần.

4. Liệu pháp ngoại khoa: điều trị như trên không có hiệu quả, hoặc đã biết chắc trào ngược là do yếu tố bệnh lý thì cần sớm điều trị bằng phẫu thuật. Hiệu quả điều trị phẫu thuật có thể đạt 95%, tỷ lệ tử vong dưới 0,6%.


 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...