Lá tía tô
Giới thiệu về Tía tô:
Tên khoa học: Perilla frutescens.
Tên gọi khác: Tử tô (hạt), Tô ngạnh (cành), Tô diệp (lá).
Bộ phận sử dụng: Thân lá, cành và hạt thường thu hoạch vào mùa hè.
Đặc điểm hình dáng: Tía tô cao từ 40 - 100 cm, có nhiều nhánh, thân cây và cành hình vuông, lõm ở cạnh và nhiều lông. Lá tía tô màu xanh hoặc tím, viền lá răng cưa và có mùi thơm.
Thành phần hóa học của Tía tô:
Hạt tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40% và tỷ lệ lớn các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic.
Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Chiết xuất lá tía tô đã phát hiện thấy các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, không gây dị ứng và chống lại các khối u.
Với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên một số người cho rằng, sử dụng nhiều lá tía tô gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Thực tế, lá tía tô không gây nóng vì có nhiều chất xơ nên giảm đi tính ấm, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Tía tô chữa bệnh gì?
1. Chữa cảm mạo
Nói đến lá tía tô thì công dụng hữu hiệu nhất là trị cảm mạo. Theo y học bằng những cách sau đây, lá tía tô cực tốt để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn...
- Xông, ngâm chân: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa, ngoài ra có thể dùng nước này để ngâm chân. Nếu lá được rửa sạch thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông.
- Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, để mồ hôi toát ra.
- Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Cách này dùng cho trẻ em người già yếu.
2. Bệnh đường hô hấp, hen suyễn
Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần được xuất bản trong tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6 năm 2000, đã kiểm tra ảnh hưởng của dầu hạt tía tô cho những người mắc bệnh suyễn. Vào cuối tuần thứ tư, những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí. Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.
3. Chống viêm, chống dị ứng
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn. Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.
4. Ngộ độc thực phẩm
Ở châu Á, lá tía tô được dùng làm rau thơm ăn kèm giúp tăng hương vị món ăn và đồng thời cũng là thuốc giải độc đối với ngộ độc thức ăn.
5. Trị viêm khớp dạng thấp
Tía tô có tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.
6. Ngăn ngừa bệnh tim
Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.
7. Chữa dạ dày
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
8. Chữa bệnh Gout
Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (bằng cách rửa sạch và nấu với với khoảng 300ml nước), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
9. Chữa mề đay, mẩn ngứa
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… Có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý: Sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
10. Thư giãn tinh thần
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Đặc biệt khi khuếch tán tinh dầu tía tô, hấp thu qua đường hô hấp cho thấy hoạt động chống trầm cảm giống, có tác dụng lên nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng.
Công dụng làm đẹp
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, lá tía tô còn có công dụng tuyệt vời đối với làn da, vóc dáng của phụ nữ:
Điều trị mụn
Lá tía tô chứa lượng chất kháng khuẩn, chống viêm dồi dào. Do đó, nó có tác dụng điều trị, chữa lành và ngăn ngừa mụn, viêm da hay mẩn ngứa hiệu quả.
Ngoài ra, nhờ vào khả năng thanh lọc, giải độc vượt trội, bổ sung lá tía tô hoặc nước uống từ loại lá này hàng ngày sẽ làm sạch cơ thể, giảm thiểu tối đa tình trạng da xỉn màu, sần sùi và nổi mụn.
Xóa mờ thâm nám
Uống nước lá tía tô mỗi ngày sẽ bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melamin - nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da hữu hiệu.
Bên cạnh đó, nguồn kháng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.
Đốt cháy mỡ thừa, giảm cân
Chế độ ăn kiêng với dầu tía tô giàu alpha-linolenat có lợi ích sức khoẻ, giảm cholesterol và triglyceride. Một xu hướng giảm peroxidation lipid đã được quan sát thấy trong một nghiên cứu nhỏ với một số người tình nguyện khỏe mạnh, tiêu thụ 5g bột lá tía tô trong 10 ngày.
Tía tô giàu protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Từ đó, đốt cháy, đào thải chất béo ra ngoài nhanh chóng.
Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.
Ngăn ngừa lão hóa
Ngoài giàu vitamin, khoáng chất, tía tô còn chứa lượng chất oxy hóa dồi dào có khả năng làm chậm lão hóa, ngăn ngừa các dấu hiệu của tuổi tác như nám, sạm, tàn nhang, nếp nhăn, vết chân chim…Cực kỳ hiệu quả.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Nguyên liệu
200 gram lá tía tô, 3 lát chanh tươi, 2,5 lít nước lọc.
Cách thực hiện
Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước. Đun sôi 2,5 lít nước lọc đã chuẩn bị rồi cho lá tía tô đã sơ chế vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, đợi đến khi nguội thì lọc nước cho vào bình thủy tinh.
Sau đó, cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày.
Cách sử dụng
Uống 1 - 2 ly trước 3 bữa chính khoảng 10 - 30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.
Kiên trì uống loại nước này mỗi ngày, sau một thời gian ngắn, sự cải thiện của làn da và vóc dáng sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy.
Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô
Tác dụng của lá tía tô cũng giống như một vị thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cần lưu ý:
- Người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng và không nên dùng tía tô trong trường hợp bị cảm nóng.
- Có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, táo bón,… Nếu dùng vị thuốc này lâu ngày.
- Với phụ nữ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Mách bạn một số mẹo hay khác với lá tía tô:
- Ăn phải hải sản trúng độc: Giã lá tươi vắt lấy nước, hoặc sắc lá khô và uống khi nước còn ấm.
- Chữa sưng vú: Tía tô 10 gam sắc lấy thuốc uống, bã còn lại đắp vào vú.