Hội Chứng Mộng Du
Hội chứng mộng du là gì?
Mộng du (tên tiếng Anh là Sleepwalking) là tình trạng một người đi loanh quanh hay di chuyển khi họ đang ở trạng thái ngủ. Người mộng du có thể có biểu hiện đa dạng trong khi ngủ, kể cả thay đồ, đi vào nhà tắm, ăn hay di chuyển đồ đạc trong nhà.
Tình trạng một người đi loanh quanh hay di chuyển khi họ đang ở trạng thái ngủ.
Hội chứng trên thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, thường xảy ra ở tuổi thiếu niên và thường không báo hiệu bất kì vấn đề nghiêm trọng nào hoặc đòi hỏi điều trị. Tuy nhiên, hội chứng này nếu xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến trường hợp rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân gây ra Hội chứng mộng du là gì?
Hội chứng mộng du là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Mộng du xảy ra ở giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ. Ngoài ra, các rối loạn khác trong giai đoạn này là giấc ngủ kinh hoàng có thể xảy ra cùng với mộng du.
Vì thế các yếu tố sau đây có thể dẫn đến hội trứng trên bao gồm:
- Thiếu ngủ.
- Căng thẳng.
- Sốt.
- Rối loạn lịch trình ngủ.
Hội chứng chân không yên, đi không kiểm soát được.
Đôi khi hội chứng trên có thể xuất hiện khi tình trạng sức khỏe như sau:
- Rối loạn hơi thở khi ngủ, như chứng ngưng thở khi ngủ.
- Dùng các loại thuốc như thuốc an thần hoặc thuốc trị rối loạn tâm thần.
- Sử dụng chất gây nghiện.
- Hội chứng chân không yên.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài các yếu tố trên có thể dẫn đến hội chứng mộng du thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mộng du bao gồm:
- Di truyền.
- Tuổi tác: Mộng du thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn, và bệnh khởi phát ở người lớn có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý có sẵn.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở hội chứng mộng du là gì?
Mộng du thường xuất hiện sớm vào ban đêm, thường thì bắt đầu từ 1 - 2 giờ sau khi ngủ. Mộng du ít xảy ra trong các giấc ngủ trưa. Và mộng du thường kéo dài vài phút, nhưng có thể lâu hơn. Sau đây là những triệu chứng người bị mộng du có thể gặp phải bao gồm:
- Đứng dậy khỏi giường và đi loanh quanh.
- Ngồi trên giường và mở mắt.
- Biểu hiện mắt đờ đẫn, vô hồn.
- Không trả lời hoặc giao tiếp với người khác.
- Khó tỉnh dậy trong cơn.
- Mất định hướng hay lú lẫn một thời gian ngắn sau khi tỉnh dậy.
- Không nhớ đợt mộng du.
- Rối loạn chức năng hoạt động trong ngày vì bị mất ngủ.
- Gặp những điều đáng sợ lúc ngủ ngoài việc mộng du.
Mộng du thường xuất hiện sớm vào ban đêm.
Ngoài các triệu chứng trên thì một số trường hợp người mắc hội chứng mộng du sẽ gặp một số dấu hiệu sau đây:
- Làm các hoạt động thường ngày, như thay quần áo, nói chuyện hay ăn uống.
- Rời khỏi nhà.
- Lái xe.
- Hành vi bất thường, như đi tiểu vào tủ quần áo.
- Quan hệ tình dục mà không nhận thức được.
- Bị chấn thương, bằng cách té cầu thang hoặc nhảy ra cửa sổ.
- Trở nên hung hăng ngay sau khi tỉnh dậy hay trong lúc mộng du.
Cách điều trị Hội chứng mộng du như thế nào?
Nếu hội chứng trên gây ra các thương tích, gây rối cho các thành viên trong gia đình, hoặc gây gián đoạn giấc ngủ, thì việc điều trị là điều cần thiết. Để điều trị căn bệnh trên nên tập trung vào cải thiện an toàn và loại bỏ nguyên nhân hay các yếu tố thúc đẩy. Sau đây là các hướng điều trị hội chứng trên có thể bao gồm:
- Điều trị tình trạng bệnh có sẵn: Nếu mộng du liên quan đến thiếu ngủ hay một rối loạn giấc ngủ hay tình trạng bệnh lý y khoa.
- Điều chỉnh thuốc: Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng mộng du là hậu quả của việc sử dụng thuốc nào đó.
- Dự đoán đánh thức trước khi bị mộng du: Đánh thức người bệnh khoảng 15 phút trước khi người đó mộng du và để họ tỉnh táo vài phút trước khi ngủ lại.
- Thuốc: Thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm.
- Thôi miên: Được thực hiện bởi các chuyên gia, người được thôi miên sẽ rơi vào tình trạng thư giãn sâu nhất mà qua đó cải thiện được các hành vi không mong muốn trong khi ngủ.
- Liệu pháp hoặc tư vấn:Một chuyên gia sức khỏe có thể giúp đề xuất các cách cải thiện giấc ngủ, kỹ thuật giảm căng thẳng, thôi miên và thư giãn.
Thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm.
Ngoài các liệu pháp điều trị trên thì thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục sau đây cũng giúp ích trong việc điều trị hội chứng trên bao gồm:
- Tạo môi trường xung quanh an toàn: Mộng du đã hoặc có thể gây ra các thương tích, vì thế nên cân nhắc các đề phòng sau như đóng và khóa tất cả cửa sổ và cửa ra vào trước giờ ngủ. Người mắc hội chứng trên có thể khóa cửa bên trong hoặc đặt báo động hay chuông trên cửa. Chặn các lối đi hoặc cầu thang bằng cổng, và dời dây điện hay các vật trở ngại có nguy cơ gây va đập khác ra khỏi đường đi. Ngủ trên giường sát mặt đất nếu có thể. Đặt những đồ vật sắc bén hoặc dễ vỡ ngoài tầm tay. Nếu trường hợp trẻ em bị mộng du, đừng để trẻ ngủ trên giường tầng.
- Nhẹ nhàng dẫn người mộng du lên giường: Khi gặp người đang bị mộng du tuyệt đối không đánh thức người đó. Mặc dù không nguy hiểm cho người bị đánh thức, nhưng nó có thể gây cản trở nếu người đó trở nên bối rối hoặc mất phương hướng và có thể gây ra kích động.
- Ngủ đủ giấc: Mệt mỏi có thể góp phần gây mộng du. Nếu cơ thể bị thiếu ngủ, hãy thử đi ngủ sớm hơn, thời gian ngủ thường xuyên hơn hoặc chợp mắt ngủ lúc trưa, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu có thể, hãy tránh tiếng ồn trong thời gian ngủ hoặc các kích thích có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
- Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Làm các hoạt động nhẹ nhàng, thoải mái trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc sách hoặc ngâm mình trong bồn tắm ấm. Các bài tập thiền hay tập thể dục cũng có thể giúp ích. Làm cho phòng ngủ thoải mái và yên tĩnh để ngủ.
- Giải quyết các căng thẳng: Hãy linh hoạt giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải và đừng chúng ảnh hưởng đến bạn.
- Tránh uống rượu: Uống rượu có thể gây trở ngại cho giấc ngủ ngon và có thể là nguyên nhân gây mộng du.