Hỏi bác sĩ của bạn về Insulin

Hỏi bác sĩ của bạn về Insulin

Bác sĩ có thể kê đơn insulin để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 của bạn hay không? Bạn sẽ muốn biết dùng chúng bằng cách nào và khi nào dùng chúng, cũng như những tác dụng phụ nào có thể xảy ra và những thay đổi nào khác bạn có thể cần thực hiện.

Vì thế hãy viết ra danh sách các câu hỏi này như một điểm khởi đầu khi bạn nói chuyện với bác sĩ của mình.

Tôi cần loại insulin nào?

Insulin có 4 dạng cơ bản:

  1. Insulin tác dụng nhanh

    bắt đầu hoạt động trong vòng 30 phút sau khi tiêm. Tác dụng của nó chỉ kéo dài 2 đến 3 giờ.
  2. Insulin tác dụng ngắn (loại thông thường)

     mất khoảng 30 phút để hoạt động và kéo dài trong khoảng 3 đến 6 giờ.
  3. Insulin tác dụng trung gian

    mất tới 4 giờ để hoạt động đầy đủ. Nó đạt đỉnh tác dụng sau 4 đến 12 giờ và thời gian kéo dài trong khoảng 12 đến 18 giờ.
  4. Insulin tác dụng dài

    bắt đầu hoạt động trong khoảng 2 giờ và sau đó kéo dài đến cả ngày. Insulin tác dụng kéo dài không có giai đoạn đỉnh điểm nên nó giúp ổn định lượng đường huyết trong suốt cả ngày.

Bác sĩ có thể cho bạn biết loại nào sẽ phù hợp và hoạt động tốt nhất với dạng bệnh tiểu đường và chỉ số lượng đường trong máu của bạn.

Tôi nên tự cung cấp insulin như thế nào?

Bạn có thể sử dụng insulin dưới dạng tiêm hoặc dạng hít.

Để tiêm insulin, bạn có thể sử dụng ống tiêm, bút hoặc máy bơm. Ngoài ra còn có một lựa chọn không kim gọi là insulin dạng xịt. Trong đó, bút tiêm là dễ sử dụng nhất, máy bơm cung cấp insulin liên tục, và ống tiêm là ít tốn kém nhất.

Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu thật kỹ tần suất tiêm insulin, liều lượng insulin trong mỗi liều. Nếu bạn sử dụng máy bơm insulin, hãy hỏi bác sĩ khi nào bạn cần cung cấp thêm cho mình một liều Bolus (thuốc mê đường tĩnh mạch).

Nếu bạn bị tiểu đường loại 1, bạn có thể cần tới ba hoặc bốn mũi tiêm mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể chỉ cần một mũi insulin mỗi ngày, nhưng vẫn có thể tăng lên ba hoặc bốn mũi tiêm.

Ngoài ra còn có một loại insulin dạng hít tác dụng nhanh mà bạn chỉ có thể sử dụng trước bữa ăn. Nếu bạn bị tiểu đường loại 1, bạn cũng phải sử dụng insulin tác dụng dài.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về những ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Vì phương pháp bạn lựa chọn có thể giảm chi phí điều trị, vì vậy hãy tìm hiểu phương pháp điều trị phù hợp với mức bảo hiểm của bạn. Nếu bạn không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm không được chi trả cho loại điều trị mà bạn muốn, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn phương pháp nào phù hợp giúp bạn trang trải chi phí trong việc điều trị bệnh tiểu đường với insulin có thể giúp bạn hỗ trợ các chi phí trong việc điều trị bệnh tiểu đường với insulin.

Khi nào tôi nên dùng insulin?

Không có một câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này. Vì chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Loại insulin bạn sử dụng (tác dụng nhanh, trộn sẵn, v.v...).
  • Số lượng và khẩu phần thực phẩm mà bạn ăn.
  • Việc luyện tập thể dục mỗi ngày. 
  • Tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Loại insulin (như dạng tiêm, bút tiêm hoặc dạng hít) mà bạn sử dụng.

Bác sĩ có thể muốn bạn dùng insulin nửa giờ trước bữa ăn, để thuốc sẵn sàng tác dụng khi đường từ thức ăn đi vào máu. Tìm hiểu chính xác tần suất bạn sử dụng, liều lượng trong ngày, và phải làm gì nếu bạn quên tiêm insulin.

Nếu tôi tiêm insulin, có cần nhất định ở một bộ phận nào đó trong cơ thể không?

Hầu hết mọi người tiêm nó vào vùng bụng dưới, vì nó dễ dàng tiếp cận. (Hãy chắc chắn ở cách rốn ít nhất 5 cm) Bạn cũng có thể tiêm insulin vào cánh tay, đùi hoặc mông.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc nhà giáo dục bệnh tiểu đường để chỉ cho bạn cách tiêm đúng, bao gồm cách giữ kim và da ở mức sạch sẽ nhất để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, hãy tìm hiểu cách xoay vị trí tiêm để cơ thể bạn không phải hình thành các lớp mỡ cứng dưới da do việc tiêm lặp lại.

Insulin có ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà tôi dùng không?

Một số loại thuốc có thể gia tăng tác dụng hạ đường huyết do insulin. Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, ngay cả những loại thuốc không kê đơn.

Tôi có thể ăn gì khi dùng insulin?

Hãy hỏi bác sĩ về những thực phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng nào có thể giúp insulin hoạt động tốt nhất. Chẳng hạn, bạn nên tìm hiểu về khẩu phần mỗi bữa ăn (số lượng và tần suất), loại thực phẩm nào tốt nhất, bạn có thể ăn vặt không và khi nào nên ăn. Nếu bạn uống rượu, hãy hỏi bác sĩ liệu điều đó có ổn trong khi bạn đang dùng insulin, và liều lượng bạn nên uống là bao nhiêu.

Mức đường trong máu mục tiêu của tôi là gì?

 

Bác sĩ sẽ cho bạn biết tần suất bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết. Tìm hiểu "phạm vi an toàn" lượng đường trong máu của bạn trước và sau bữa ăn, cũng như khi đi ngủ. Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, các mục tiêu được đề ra như sau:

  • 70 đến 130 miligam mỗi decilít (mg/dL) trước bữa ăn.
  • Ít hơn 180 mg/dL 2 giờ sau bữa ăn.

Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những điều bạn nên làm nếu lượng đường trong máu của bạn không nằm trong "phạm vi an toàn" và mức độ thường xuyên bạn cần thực hiện xét nghiệm A1c.

Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi sử dụng insulin?

Các tác dụng phụ phổ biến nhất là lượng đường trong máu thấp và tăng cân. Vì thế hãy hỏi bác sĩ bạn cần làm gì khi những trường hợp đó xảy ra.

Tôi nên bảo quản insulin như thế nào?

Hầu hết các nhà sản xuất insulin khuyên nên bảo quản insulin trong tủ lạnh, nhưng tiêm insulin lạnh có thể gây khó chịu. Hãy chắc chắn rằng nó ở nhiệt độ phòng trước khi tiêm. Ngoài ra tham khỏa ý kiến bác sĩ về cách bảo quản insulin trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng và tìm hiểu xem insulin tác dụng bao lâu và làm thế nào để biết được insulin đã bị hỏng.

Tôi có thể tái sử dụng ống tiêm không?

Việc tái sử dụng ống tiêm có thể giảm chi phí cho bạn, nhưng điều này có thể dẫn đến những rủi ro. Do đó hãy hỏi bác sĩ liệu điều đó có an toàn hay không, và làm thế nào để giữ cho ống tiêm của bạn sạch sẽ để bạn không bị nhiễm trùng. Nếu bạn vứt bỏ ống tiêm sau mỗi lần sử dụng, hãy hỏi cách vứt bỏ chúng một cách an toàn.

 

Những câu hỏi phổ biến bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn

Sau đây là những câu hỏi phổ biến bạn có thể được hỏi từ bác sĩ như: 

  • Khi dùng insulin thì bạn cảm thấy thế nào?
  • Bạn có gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào không?
  • Bạn đáp ứng với liều insulin như thế nào? Bạn có gặp bất kỳ vấn đề nào với lượng đường trong máu cao hoặc thấp hay không?
  • Bạn có gặp khó khăn gì khi sử dụng ống tiêm insulin, bút tiêm hoặc máy bơm không?
  • Bạn có biết làm thế nào để bảo quản và vứt bỏ ống tiêm hoặc kim tiêm đã sử dụng hay không?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào giữa các lần khám định kỳ với bác sĩ, hãy viết chúng ra để bạn nhớ hỏi họ lần sau. Bác sĩ có thể kiểm tra diễn tiến để bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thành công.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...