Giữ trọng lượng khỏe mạnh là chìa khóa để ngăn ngừa tử vong sớm

Giữ trọng lượng khỏe mạnh là chìa khóa để ngăn ngừa tử vong sớm

Theo một nghiên cứu mới, những người trưởng thành từ độ tuổi 20 đến trung niên có cân nặng “quá khổ” đều có nguy cơ tử vong sớm và điều tương tự cũng xảy ra với những trường hợp giảm cân trong độ tuổi từ trung niên đến người cao tuổi.

Các phát hiện cho thấy việc duy trì cân nặng bình thường trong suốt tuổi trưởng thành giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, trích lời chia sẻ từ các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cho biết.

Họ đã phân tích dữ liệu từ hơn 36.000 người trưởng thành, từ 40 tuổi trở lên, đây là một phần nằm trong của cuộc khảo sát sức khỏe Hoa Kỳ năm 1988-1994 và 1999-2014. Trong đó cân nặng và chiều cao của người tham gia đã được kiểm tra khi bắt đầu cuộc khảo sát, và cân nặng được báo cáo ở tuổi 25 và ở tuổi trung niên (tuổi trung bình: 47).

Trong quá trình theo dõi trung bình 12 năm, đã có 10.500 người tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào. Sau khi tính đến các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người béo phì trong suốt tuổi trưởng thành thường có nguy cơ tử vong sớm cao nhất. Còn ở những người thừa cân trong suốt tuổi trưởng thành thì có nguy cơ cao hơn một chút hoặc không có.

“Cho đến nay những tác hại của béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng và gia tăng đáng kể nguy cơ tử vong sớm như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh về tim, rối loạn lipit máu, đột quỵ, các vấn đề về đường tiêu hóa, ung thư, viêm xương khớp và giảm khả năng sinh sản…”

Thông thường những người tăng cân khi trưởng thành sẽ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn những người duy trì cân nặng bình thường. Và việc giảm cân ở tuổi trưởng thành đến trung niên không liên quan đáng kể đến nguy cơ tử vong.

Nhưng khi mọi người già đi, mối liên hệ giữa tăng cân và nguy cơ tử vong bị giảm đi dần, trong khi mối liên hệ giữa nguy cơ tử vong và giảm cân từ độ tuổi trung niên đến người cao tuổi trở nên mạnh mẽ và gia tăng đáng kể.

Mặc dù nghiên cứu này không thể chứng minh được nguyên nhân và kết quả, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể loại trừ khả năng một số rủi ro là do các yếu tố mà họ không điều tra.

“Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì như gen di truyền, lối sống gia đình, ít vận động, chế độ và thói quen ăn uống không lành mạnh, bỏ hút thuốc, thiếu ngủ, sử dụng một số loại thuốc nhất định, tuổi tác…”

Những phát hiện được công bố trên BMJ vào ngày 16 tháng 10.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Béo phì ổn định trong suốt tuổi trưởng thành, tăng cân từ tuổi trưởng thành đến trung niên và giảm cân từ độ tuổi trung niên đến người cao tuổi đều có liên quan đến nguy cơ tử vong gia tăng.

Từ những kết quả này đã nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì cân nặng bình thường trong suốt tuổi trưởng thành, đặc biệt là ngăn ngừa tăng cân sớm ở tuổi trưởng thành, điều này giúp ngăn ngừa tử vong sớm trong tương lai, Pan và các đồng nghiệp lưu ý.

Tại Hoa Kỳ vào năm 2016, có 36% nam giới và 38% phụ nữ bị béo phì, trích dẫn thông tin từ các nhà nghiên cứu.

“Còn theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, năm 1996 tỷ lệ thừa cân béo phì tại Hà Nội và TP.HCM là 12%. Sau 13 năm (năm 2009), tỷ lệ này 43%. Và trong kết quả điều tra vào năm 2014-2015, tỷ lệ béo phì ở TP.HCM trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%.”

Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...