Đội ngũ chăm sóc bệnh tiểu đường của bạn
Đội ngũ điều trị bệnh tiểu đường
giúp bạn quản lý bệnh và duy trì sức khỏe tốt. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, đội ngũ điều trị của bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm:
Chính bệnh nhân:
Bạn luôn luôn là thành viên quan trọng nhất trong nhóm điều trị bệnh tiểu đường! Chỉ có bạn mới biết rõ tình trạng của mình như thế nào. Thông thường nhóm điều trị bệnh tiểu đường sẽ dựa vào thông tin sức khỏe của bạn, vì thế điều bạn cần đưa thông tin cho họ một cách trung thực, về tình trạng sức khỏe của bạn.
Việc theo dõi lượng đường trong máu cho bác sĩ biết liệu phương pháp điều trị hiện tại có kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của bạn hay không. Bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, bạn cũng có thể ngăn ngừa hoặc giảm các đợt hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) mà bạn có.
Bác sĩ chính:
Bác sĩ điều trị chính là người khám kiểm tra tổng quát cho bạn và khi bạn bị bệnh tiểu đường. Người này thường là bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ gia đình, có kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường.
Bác sĩ điều trị chính là nguồn chăm sóc chính đối với bệnh nhân tiểu đường, rất có thể họ sẽ đứng đầu đội ngũ điều trị bệnh tiểu đường của bạn.
Bác sĩ nội tiết
: là người có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm đặc biệt trong điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì thế bạn nên thăm khám thường xuyên.
Chuyên gia dinh dưỡng:
Một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký (RD) thường có chuyên môn cao trong lĩnh vực dinh dưỡng. Thực phẩm là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, vì vậy chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn tìm ra nhu cầu thực phẩm và dựa trên cân nặng của bệnh nhân tiểu đường, lối sống, thuốc, và mục tiêu y tế khác (như hạ nồng độ chất béo trong máu hoặc huyết áp).
Nhà giáo dục y tá:
Một nhà giáo dục bệnh tiểu đường hoặc y tá bệnh tiểu đường là một y tá đã đăng ký (RN) được đào tạo đặc biệt, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và dạy cho những người mắc bệnh tiểu đường. Các nhà giáo dục y tá thường giúp người bệnh thích nghi với các khía cạnh hàng ngày của việc sống chung với bệnh tiểu đường.
Bác sĩ mắt
: Hoặc là một bác sĩ nhãn khoa (một bác sĩ có thể điều trị bệnh về mắt cả y tế và phẫu thuật) hoặc một chuyên gia về khúc xạ mắt (một người được đào tạo để kiểm tra mắt cho các vấn đề nhất định, chẳng hạn như mắt tập trung tốt như thế nào, bác sĩ nhãn khoa không phải là bác sĩ y khoa), bạn nên kiểm tra mắt ít nhất một lần một năm. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các mạch máu trong mắt, có thể dẫn đến mất thị lực.
Bác sĩ phẫu thuật:
Đối với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường, căn bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh ở tứ chi, vì thế việc chăm sóc bàn chân là rất quan trọng. Một bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn cao có thể giúp điều trị bàn chân và các vấn đề khác của chân. Những bác sĩ này đã được cấp bằng từ những trường Y nổi tiếng. Họ cũng đã thực hiện các ca phẫu thuật tại bệnh viện.
Nha sĩ:
Phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh nướu răng sớm hơn. Lượng đường trong máu gia tăng vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bạn nên gặp nha sĩ 6 tháng một lần. Hãy chắc chắn nói với nha sĩ rằng bạn bị tiểu đường.
Huấn luyện viên thể dục:
Bất kể bạn mắc dạng bệnh tiểu đường nào, tập thể dục luôn đóng vai trò chính trong việc quản lý bệnh. Người tốt nhất để lên kế hoạch cho chương trình tập thể dục của bạn, cùng với bác sĩ là một người được đào tạo bài bản về cơ sở khoa học của việc tập thể dục và các phương pháp luyện tập an toàn.
Bao lâu tôi nên gặp bác sĩ của mình?
Những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng tiêm insulin thường gặp bác sĩ ít nhất 3 đến 4 tháng một lần. Những người dùng thuốc hoặc đang điều trị bệnh tiểu đường thông qua chế độ ăn riêng biệt nên được khám định kỳ ít nhất 4 đến 6 tháng một lần.
Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát hoặc nếu các biến chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn thì bạn có thể cần thăm khám thường xuyên hơn.
Bác sĩ của tôi cần biết gì?
Nói chung, bác sĩ luôn muốn nắm rõ thông tin điều trị bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát tốt như thế nào và liệu các biến chứng của bệnh có đang bắt đầu hoặc trở nên tồi tệ hơn hay không. Do đó, trong mỗi lần khám, hãy đưa cho bác sĩ hồ sơ theo dõi lượng đường trong máu của bạn và cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) hoặc tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao).
Ngoài ra bạn cũng nên cho bác sĩ điều trị biết về bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống, tập thể dục, hoặc thuốc và bất kỳ căn bệnh mới nào bạn có thể đã mắc phải. Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bạn xuất hiện các triệu chứng về mắt, thần kinh, thận hoặc tim mạch như:
- Thị lực mờ.
- Tê hoặc ngứa ran ở chân.
- Tay, chân, mặt hoặc bàn chân sưng dai dẳng.
- Chuột rút hoặc đau ở chân.
- Đau ngực.
- Khó thở.
- Tê hoặc yếu ở một bên cơ thể.
- Tăng cân bất thường.
Tôi nên có những xét nghiệm phòng thí nghiệm nào?
Khi bạn bị tiểu đường, bạn nên làm xét nghiệm thường xuyên trong các phòng thí nghiệm như:
- Xét nghiệm HbA1c.
- Xét nghiệm nước tiểu và máu cho chức năng thận.
- Xét nghiệm lipid, bao gồm cholesterol, Triglyceride và HDL.
Bạn cũng có thể cần xét nghiệm tuyến giáp và gan.